Ung thư phổi được xếp vào hàng những căn bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu trên thế giới, không chỉ riêng ở Việt Nam. Trong khi đó, bệnh thường có nhiều dấu hiệu không rõ ràng, thậm chí rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác, do vậy khi được phát hiện thì bệnh đã bị nặng hoặc đã đến giai đoạn di căn.
Việc nhận biết những dấu hiệu của ung thư phổi di căn là điều vô cùng cần thiết để người bệnh kịp thời ứng phó và có cách điều trị phù hợp.
Đau đầu
Những người bệnh ung thư phổi di căn thường phải đối mặt với các cơn đau nhức, nhất là vào buổi sớm. Cơn đau thường kéo dài hoặc kết thúc trong thời gian ngắn, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì cơn đau sẽ ngày một nặng hơn.
Cơ thể suy yếu
Ung thư phổi di căn lên não sẽ tác động không nhỏ đến chức năng của não, thậm chí, nó còn gây tê liệt dây thần kinh và làm cho người bệnh yếu đi.
Khó thở
Nguyên nhân gây tình trạng khó thở ở người bệnh ung thư phổi di căn là do chất lỏng có chứa tế bào ung thư đã hình thành không gian quanh phổi, dẫn đến khó thở.
Động kinh, rối loạn hành vi
Người mắc ung thư phổi di căn, đặc biệt là di căn lên não có thể bị suy giảm khả năng đánh giá, lập luận. Nguy hiểm hơn là mất trí nhớ, lâu dần có thể gây tâm thần hay động kinh.
Tắc nghẽn hoặc chảy máu từ đường hô hấp lớn
Ung thư phổi phát triển gần đường hô hấp, lây lan của khối u vào đường thở có thể gây ra tắc nghẽn và chảy máu.
Đau xương
Ung thư phổi thường lây lan đến xương ngực và xương sống. Thuốc giảm đau có thể được sử dụng kiểm soát cơn đau, nhưng đôi khi xạ trị cũng được sử dụng để giảm đau hoặc giúp ngăn ngừa gãy xương.
Đối với những trường hợp bệnh nhân ung thư phổi có 1 khối u di căn ở não nhưng chưa xâm lấn đến các bộ phận khác của cơ thể thì hoàn toàn có thể tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u, ngoài ra cũng có thể sử dụng phương pháp hóa trị, xạ trị nhưng hiệu quả sẽ rất thấp.
Còn trong đa số các trường hợp nặng hoặc đã di căn đến nhiều bộ phận khác của cơ thể, bệnh nhân ung thư phổi chỉ được điều trị giảm nhẹ để nhằm mục đích kiểm soát và kéo dài cuộc sống của bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nhẹ các đau đớn ở giai đoạn cuối.. Cụ thể, để đối phó với những đau đớn do những tổn thương di căn gây ra thì người ta phải kiểm soát đau để nhằm mục đích giảm đau hoặc phòng những biến chứng có thể xảy đến với bệnh.