Hệ thống xoang mặt
Sự hình thành của hệ thống xoang ở trẻ em: Hệ thống xoang mặt bắt đầu được hình thành từ tuần thứ tư của thời kỳ bào thai, từ một tế bào sàng. Tế bào sàng phát triển xâm lấn vào các xương để tạo thành các xoang khác nhau như xâm lấn vào xương trán tạo xoang trán, xâm lấn xương hàm trên tạo xoang hàm và xâm lấn vào xương bướm để hình thành xoang bướm. Các xoang có liên hệ mật thiết với nhau nên thường bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Xoang sàng có ngay từ khi trẻ ra đời nhưng những các xoang khác được tạo thành dần: xoang hàm có khi trẻ 3-4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ được 7- 8 tuổi. Hệ thống xoang chỉ hoàn thiện ở người 20 tuổi. Bên trong lòng các xoang được phủ bởi một lớp niêm mạc biểu mô lông chuyển cùng giống với niêm mạc mũi. Các xoang mặt đều thông vào hốc mũi bởi các lỗ thông mũi xoang và bệnh lý ở mũi gắn liền với bệnh lý xoang và viêm xoang trẻ em chủ yếu là viêm xoang hàm và xoang sàng . Viêm mũi họng như viêm VA, Amydan, viêm mũi cấp thường là nguyên nhân gây viêm xoang.
Tai sao trẻ bị viêm xoang?
Tỷ lệ viêm xoang ở trẻ em lên tới 1,7% số bệnh nhân bị mắc bệnh tai mũi họng học đường (điều tra của Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương năm 2005). Hay gặp ở trẻ có sức đề kháng yếu ( không bú sữa mẹ , để thiếu tháng ) ở trong các môi trường ô nhiễm ( có bố hút thuốc, nhà chất chội , không thông gió…). Trẻ hay bị các bệnh tai mũi họng như viêm đường hô hấp trên nhiều lần , đặc biệt viêm VA viêm VA và viêm mũi họng cấp, mỗi lần viêm niêm mạc mũi bị phù nề sẽ gây tắc mũi, hệ thống lông chuyển và dịch nhầy bị giảm hoạt động ; các lỗ thông mũi xoang cũng bị bít lại, các dịch nhầy trong các hốc xoang không được dẫn lưu ra ngoài , vi khuẩn dễ phát triển trong môi trường như vậy gây nên viêm xoang cấp và mạn tính. Viêm VA quá phát gây ra tình trạng bít tắc hốc mũi . Các vi khuẩn gây bệnh như : Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Staphylococcus aereus, Moraxella catarhalis… thường xuyên có mặt trong tổ chức VA . Khi thay đổi thời tiết , hoặc khi trẻ yếu mệt VA sẽ gây ra nhiều đợt viêm mũi họng, viêm tai giữa cấp hoặc mạn tính, viêm mũi xoang cấp. Phẫu thuật nạo VA sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng viêm mũi họng, viêm tai giữa và đặc biệt là viêm mũi xoang. Lỗ thông mũi xoang không chỉ có vai trò thông khí mà còn rất quan trọng trong vai trò dẫn lưu để đảm bảo quá trình dẫn lưu dịch từ xoang ra mũi. Khi lỗ thông này bị tắc làm mất đi chức năng dẫn lưu, các chất xuất tiết ứ đọng trong xoang làm rối loạn chức năng của hệ thống lông nhầy đồng thời tạo ra sự giảm áp lực trong xoang hút ngược chiều dịch từ mũi vào xoang kèm cả vi khuẩn gây viêm xoang. Như vậy, từ một viêm xoang cấp dần dần chuyển thành viêm xoang mạn tính.
Tại sao trẻ em dễ bị viêm xoang :
- Hốc mũi TE vốn nhỏ, hẹp dễ gây bít tắc khi niêm mạc viêm phù nề.
- Cấu trúc mũi xoang ở trẻ em chưa hoàn thiện, một số xoang chưa phát triển đầy đủ .
- Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi nhiều .
- Những nhiễm trùng như sốt phát ban, cúm, dị ứng
- VA là một trong những nguyên nhân hay gặp gây viêm xoang. Thường những trẻ này có kèm theo viêm tai giữa.
- Cơ địa đóng vai trò quan trọng trong viêm xoang trẻ em như dị ứng, tạng bạch huyết, cơ địa xuất tiết
- Do bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Do chấn thương; dị vật trong mũi lâu ngày
- Do môi trường , có khói thuốc hoặc ô nhiễm .
Khi bé bị viêm mũi kéo dài cần phân biệt giữa viêm đường hô hấp trên hay bé bị viêm xoang
Thường bệnh ở trẻ em do do viêm đường hô hấp cấp khi chuyển mùa để phân biệt trẻ bị viêm xoang hay do viêm đường hô hấp cấp ?
- Viêm đường hô hấp trên cấp thường do virus : bệnh tiến triển rầm rộ , ho, sốt nôn trớ chảy mũi, hắt hơi chỉ kéo dài trung bình 5-7 ngày là hết , Nhưng với viêm xoang sau 5-7ngày trẻ vẫn còn sốt , người mệt mỏi, chảy mũi màu vàng, xanh đặc, có mùi hôi. hay bị ho . Hơi thở hôi và dễ nôn oẹ . Trẻ hay quấy khóc, thở ngáy, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi kèm theo hốc mắt có quầng thâm. Trẻ lớn hơn hay cáu bẳn bị đau đầu nặng mặt, dễ buồn ngủ. Đôi khi trong đợt viêm cấp mặt trước của má bị sưng nề đỏ, ấn đau hoặc có biểu hiện sưng nề . Khám bệnh thấy tình trạng niêm mạc mũi bị phù nề, xuất tiết nhiều dịch, khe giữa đọng nhiều mủ vàng xanh. Một số trường hợp viêm mũi xoang lâu ngày dẫn tới hình thành polip mũi. Tổ chức V.A ở trần vòm trong tình trạng quá phát và đọng mủ. Khám họng thấy mủ vàng đục bám đầy thành sau họng xuống tận dưới hạ họng. Màng tai thường dày đục và lõm, một số trẻ có hiện tượng ứ đọng dịch trong hòm tai-viêm tai giữa thanh dịch - do sự thông khí kém giữa tai và mũi họng. Chụp Xquang xoang để đánh giá .nếu thấy thật cần thiết nên chụp phim cắt lớp vùng xoang để đánh giá chính xác tình trạng của bệnh.
Khi trẻ bị viêm xoang cần điều trị như thế nào?
Điều trị nội khoa là chính từ 4-6 tuần với kháng sinh toàn thân phổ rộng kết hợp với thuốc chống viêm, giảm phù nề, chống dị ứng. Tại chỗ dùng các thuốc nhỏ mũi nhóm co mạch, chống viêm, giảm xuất tiết để làm thông thoáng lỗ dẫn lưu xoang. Chỉ định phẫu thuật chỉ đặt ra khi điều trị nội khoa sau 6 tháng thất bại hoặc có những biến chứng của viêm xoang theo chỉ định chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.