Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Phát hiện sớm sẽ tăng cơ hội chữa khỏi bệnh. Một số phương pháp thường được áp dụng trong việc điều trị ung thư dạ dày là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn những kiến thức cơ bản về phương pháp xạ trị đối với bệnh ung thư dạ dày.
Mục đích của việc xạ trị trước khi phẫu thuật chính là để thu nhỏ khối u và từ đó giúp cho quá trình phẫu thuật được thuận tiện hơn. Tuy nhiên, mỗi trường hợp khác nhau thì mức xạ trị lại khác nhau và thậm chí có thể kết hợp với hóa trị để kết quả điều trị được tốt nhất.
Khi thực hiện phẫu thuật xong nhiều người có thể nghĩ rằng không cần phải xạ trị. Nhưng thực tế, rất nhiều trường hợp, sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u, các bác sĩ vẫn chỉ định xạ trị để tiêu diệt phần ung thư còn xót lại. Kết hợp xạ trị và hóa trị cũng là phương pháp rất hiệu quả để điều trị ung thư.
Một số trường hợp giai đoạn cuối, khi cơ thể người bệnh không đủ điều kiện để phẫu thuật, bác sĩ sẽ điều trị theo phương pháp xạ trị để giảm triệu chứng của bệnh. Đây là cách dùng năng lượng cao để tiêu diệt những tế bào ung thư.
Xạ trị từ bên ngoài nhưng những tia xạ vẫn có thể tác động đến những tế bào ung thư và không làm tổn thương những mô bình thường lân cận. Trước khi tiến hành xạ trị, bác sĩ sẽ phải đo chi tiết vị trí khối u hay góc đứng để lượng tia xạ thích hợp và chuẩn xác. Thời gian tiến hành xạ trị chỉ khoảng vài phút và bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau đớn.
Dù không gây đau đớn và mang đến hiệu quả cao nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp phải những tác dụng phụ khi tiến hành xạ trị.