Xạ trị u não

Xạ trị u não

5/5 - (3 bình chọn)

Xạ trị u não là một trong các phương pháp điều trị u não được áp dụng phổ biến đối với trường hợp bệnh nhân mắc u tại não, bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, sử dụng thuốc điều trị nhắm mục tiêu, kiểm soát triệu chứng và phục hồi chức năng sau điều trị. 

Xạ trị (RT- Radiotherapy) đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân mắc các khối u hệ thần kinh trung ương (CNS- Central Nervous System). Xạ trị bằng các nguồn tia bức xạ: Xạ trị với chùm tia X, Gama, và Proton, Xạ trị áp sát bằng các nguồn bức xạ được cấy ghép và xạ phẫu định vị ( Tia X, tia Gama).

RT gây ra tổn thương DNA của tế bào u làm trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên sự nhân lên của tế bào u dẫn đến tế bào u mất khả năng nhân lên hoặc trực tiếp diệt tế bào u.

Xạ trị u não- Nguồn ảnh: Internet

2 hình thức xạ trị chiếu ngoài u não

Xạ trị phân đoạn và xạ trị định vị: Xạ trị phân đoạn thông thường điều trị cho bệnh nhân trong nhiều tuần bằng nhiều phân liều xạ trị với liều lượng thấp (1,8 Gy hoặc 2 Gy một ngày, trong 5–7 tuần). Lợi ích của việc xạ trị phân đoạn là cho các tế bào bình thường có thời gian để sửa chữa và giảm độc tính. Xạ trị định vị ( Xạ phẫu) là phương pháp xạ trị có độ chính xác cao vào khối u với một liều bức xạ cao (12-24 Gy) trong một lần xạ trị. Liều xạ phẫu phụ thuộc vào loại u, vị trí u, thể tích khối u. Xạ trị định vị, liều cao được thực hiện trong 2 đến 5 liều điều trị.

Các loại bức xạ chiếu ngoài: Bức xạ dựa trên photon (tia X và tia gamma) là dạng RT dễ tiếp cận và phổ biến nhất được sử dụng cho các khối u CNS. Hệ thống máy gia tốc tuyến tính là thiết bị phát tia bức xạ phổ biến để tạo ra bức xạ ion hóa nhắm vào khối u. Ngoài liệu pháp dựa trên photon, liệu pháp proton có thể được sử dụng cho xạ trị chiếu ngoài.

  • Xạ trị Proton có ưu điểm: tia bức xạ chiếu sâu vào khối u, giảm chiếu xạ vào mô lành, làm hạn chế độc tính, tác dụng phụ của xạ trị.
  • Các kỹ thuật RT bao gồm: xạ trị 3 chiều (3-D) theo hình dạng khối u, RT), RT điều biến cường độ liều (IMRT) và điều biến cung (VMAT).

3 trường hợp xạ trị u não phổ biến

Đối với u thần kinh trung ương, xạ trị điều trị nhiều loại khối u trong đó, phổ biến nhất là u thần kinh đệm, u màng não, u não di căn, u nguyên tủy bào, một số loại u ít gặp hơn như u lympho tại não, u tế bào mầm.

U thần kinh đệm (GLIOMA):

U thần kinh đệm là nhóm u nguyên phát tại não phổ biến nhất trong các loại u não. Phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên, quan trọng nhất với u thần kinh đệm. U thần kinh đệm có 4 mức độ: Độ 1 là các khối u lành tính. Độ 2 là các khối u xếp loại trung gian. U ác tính là các khối u thần kinh đệm độ 3 và 4.

Xạ trị kết hợp hóa trị được áp dụng thường quy cho các khối u thần kinh đệm độ 3 và 4 sau phẫu thuật. Với u thần kinh đệm độ 2, các khối u có nguy cơ thấp cần theo dõi sau phẫu thuật, khối u nguy cơ trung bình cần cân nhắc xạ trị, nhóm nguy cơ cao ( khối u phẫu thuật 1 phần) cần được xạ trị sớm.

U thần kinh đệ thùy trán trái

U di căn não (BM- BRAIN METASTASES)

BM là loại khối u nội sọ phổ biến, xảy ra ở 40%-50% bệnh nhân mắc ung thư. Các loại u di căn não thường gặp nhất là ung thư có nguồn gốc từ phổi, vú, u hắc tố, thận và đường tiêu hóa. Điều trị u di căn não cần phối hợp phẫu thuật, xạ trị toàn não, xạ trị định vị (SRS/SRT) và liệu pháp toàn thân.

Lựa chọn phương pháp xạ trị u não di căn tùy theo thể trạng người bệnh, số lượng khối u não di căn và kích thước khối u.

U não di căn

U màng não (MENINGIOMA)

Đây là khối u não nguyên phát phổ biến. U màng não có 3 phân độ: Độ 1 là u lành tính, thời gian sống không tái phát rất dài và có thể khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. Độ 2 là các khối u trung gian, có tỉ lệ tái phát cao hơn độ 1. U màng não độ 3 là các khối u ác tính, nguy cơ tái phát cao.

U màng não

Điều trị u màng não: Phẫu thuật là phương thức điều trị chính trong việc quản lý u màng não. Mức độ cắt bỏ và phân độ khối u quyết định phương pháp điều trị bổ trợ.

Khi nào cần tiến hành Xạ trị u màng não ?

Với các khối u có nguy cơ thấp (độ 1), thường không phải xạ trị bổ trợ. U màng não có nguy cơ trung bình là khối u cấp độ 1 tái phát hoặc độ II sau phẫu thuật. U màng não nguy cơ cao là khối u cấp độ II tái phát hoặc cắt bỏ bán phần, tất cả các khối u màng não cấp độ III. Với u màng não độ 3 cần được xạ trị. Xạ trị mang lại lợi ích hạn chế tái phát với u màng não độ 2, 3 tuy nhiên vai trò của xạ trị bổ trợ đối với u màng não độ 2 vẫn còn thay đổi và nhiều tranh luận chưa có đồng thuận. Xạ phẫu định vị (SRS) cũng là một lựa chọn đối với u màng não bậc thấp hoặc cho các khối u màng não tái phát trước đó đã được điều trị bằng xạ trị phân đoạn.

Nguồn: Bác sĩ. Đoàn Xuân Trường – Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh và Ung bướu. Bệnh viên Hữu Nghị Việt Đức.

Để được tư vấn cụ thể về phương pháp và phác đồ điều trị, bạn vui lòng liên hệ Hotline 094 230 0707 hoặc gửi mail chi tiết tới địa chỉ info@benhvienhungviet.vn ./

Bùi H Điệp

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.