Bệnh sỏi túi mật là bệnh dễ gặp ở Việt Nam (chiếm khoảng 8 – 10% dân số) và không có nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu. Hầu hết người bệnh chỉ phát hiện khi tình cờ khám hoặc khám sức khỏe định kỳ, trầm trọng hơn là khi sỏi đã gây ra biến chứng.
Bài viết này sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh sỏi túi mật
1. Sỏi túi mật là gì?
Túi mật là một bộ phận nằm sát phía dưới gan, túi mật có kích thước nhỏ và hình dạng giống quả lê, có chức năng dự trữ dịch mật – dịch mật giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể người. Đối với người bình thường, trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn, túi mật sẽ chứa đầy dịch mật. Sau khi ăn chất béo, túi mật sẽ đẩy toàn bộ dịch mật vào ruột.
Sỏi túi mật là các viên sỏi nhỏ nằm bên trong túi mật.
Sỏi túi mật là các viên sỏi nhỏ nằm bên trong túi mật. Sỏi túi mật thể rắn tạo nên bởi muối mật, cholesterol và canxi. Sỏi túi mật có có kích thước như hạt bụi hoặc lớn bằng cả túi mật, chiều dài của sỏi túi mật có thể lên đến 15cm. Số lượng sỏi túi mật có thể từ một viên đến hàng trăm viên.
2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi túi mật
Những nguyên nhân gây sỏi túi mật thường nằm trong 3 nhóm yếu tố chính: bệnh lý, tinh thần – hoạt động và chế độ ăn uống của người bệnh. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân sỏi túi mật do bệnh lý
• Người có bệnh về máu: Bệnh về máu gây phá hoại hồng cầu đồng thời khiến cho gia tăng số lượng bilirubin trong mật – đây chính là yếu tố chủ chốt trong việc hình thành nên sỏi túi mật ở nhiều người bệnh.
• Người mặc bệnh tiểu đường: Những người mắc tiểu đường có lượng chất béo trung tính trong cơ thể cao gây nguy cơ mắc bệnh túi sỏi mật tăng cao.
• Người bị thừa cân, béo phì: Với những người quá tải cân nặng dễ gặp các vấn đề về rối loạn mỡ máu. Tình trạng này gây tăng cholesterol trong máu, đây là 1 nguyên nhân tạo nên sỏi túi mật.
Nguyên nhân sỏi túi mật do tinh thần, hoạt động
• Người bị stress, căng thẳng kéo dài: Những người bị căng thẳng, stress về công việc, cuộc sống, học tập…trong khoảng thời gian kéo dài ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống và tâm lý khiến cho dịch mật tiết ra kém chất lượng có thể là 1 nguyên nhân gây nên túi sỏi mật.
• Sỏi mật do người lười vận động: Với những người có nghề nghiệp đặc thù ngồi nhiều, ít hoạt động như lái xe hay dân văn phòng có nguy cơ làm dịch mật bị ứ lại khiến cho cholesterol kết tủa gây nên nguy cơ bị sỏi túi mật.
Nguyên nhân sỏi túi mật do chế độ ăn uống
• Uống không đủ nước: Một trong những nguyên nhân không ngờ của sỏi túi mật là nhiều người không uống đủ 2 lít nước/ngày trong khoảng thời gian dài. Việc này khiến cho chức năng gan suy giảm, dịch mật tiết ra ít đi.
• Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Đối với những người tiêu thụ ít calo, ăn nhiều nhiều chất béo bão hòa, chế độ ăn ít chất xơ và rau xanh dễ gây ra sỏi mật vì điều này sẽ khiến cơ thể hoạt động không ổn định. Đồng thời, những chất béo bão hòa dễ gây tăng cholesterol trong máu, là 1 nguyên nhân gây túi sỏi mật.
3. Triệu chứng bệnh sỏi túi mật
Đau bụng dưới sườn phải, cơn đau âm ỉ, có thể đau xuyên ra lưng và lên vai phải. Đau do bệnh sỏi túi mật ít khi bị đau quặn dữ dội. Trong trường hợp bị đau quặn dữ dội, thường là do sỏi gây tắc ống cổ túi mật. Khi bị viêm túi mật cấp bệnh nhân cần được theo dõi, uống thuốc theo chỉ định bác sĩ và có thể phải can thiệp phẫu thuật cấp cứu nếu quá trình viêm tiến triển dẫn đến hoại tử túi mật. Nếu xuất hiện triệu chứng sốt, vàng da thường do sỏi túi mật đã gây biến chứng.
Triệu chứng của sỏi túi mật là những cơn đau bụng dưới sườn phải, cơn đau âm ỉ
4. Cách điều trị bệnh sỏi túi mật
Phụ thuộc vào độ lớn của sỏi túi mật và mức độ triệu chứng sẽ có các phương pháp điều trị sỏi túi mật khác nhau như sau:
• Không điều trị – Đây là sự chọn lựa tốt nhất cho bệnh nhân không có triệu chứng, theo dõi không nhận thấy sự tiến triển của bệnh hay ảnh hưởng tới tiêu hóa và sinh hoạt. Trong trường hợp người bệnh bắt đầu có triệu chứng, bác sĩ cần xem xét để lựa chọn các phương án tiếp theo.
• Phẫu thuật cắt túi mật kèm sỏi túi mật – Phẫu thuật cắt túi mật kèm sỏi túi mật không ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề tiêu hóa. Nhiều bệnh nhân sau mổ có thể có những triệu chứng về tiêu hóa nhẹ như đầy hơi, tiêu lỏng hoặc chướng bụng. Những triệu chứng này sẽ tự giảm dần sau mổ. Người bệnh sau khi đã cắt bỏ túi mật không có nguy cơ bị sỏi túi mật trở lại.
• Điều trị loại bỏ sỏi túi mật nhưng vẫn giữ túi mật – Phương pháp này người bệnh sẽ sử dụng thuốc làm tan sỏi túi mật. Phương pháp này cần điều trị trong thời gian dài – có thể từ vài tháng đến vài năm. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân bị sỏi túi mật nhưng không có nhiều triệu chứng hoặc có nhưng không quá khó chịu. Đặc biệt, điều trị phương pháp này bệnh nhân có thể bị tái phát sỏi túi mật sau điều trị.
Phòng khám chuyên gia Tiêu hóa (đặt tại BVUB Hưng Việt) của PGS. TS. BS Nguyễn Thanh Long – Nguyên Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Phó khoa Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Cố vấn Chuyên môn BVUB Hưng Việt thu hút rất nhiều bệnh nhân tới khám, tư vấn, chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý dạ dày, đại tràng, gan, thận, mật…
Liên hệ tư vấn miễn phí và đặt lịch 094 230 0707 hoặc inbox fanpage https://www.facebook.com/HungVietHospital.VN/
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.