Điều trị ung thư trực tràng thấp là mối quan tâm của nhiều người Việt Nam hiện nay. Theo báo cáo của Globocan 2020 tại Việt Nam, ung thư trực tràng xếp thứ 5 nhóm ung thư có tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ người mắc bệnh chiếm 5,1% dân số. Độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa do lối sống và chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học.
Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ung thư trực tràng thấp là gì, các phương pháp điều trị, khả năng chữa trị và một số lưu ý cần thiết khác.
Trực tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, là đoạn ruột thẳng có độ dài khoảng 11 – 15cm nối giữa đại tràng và ống hậu môn. Ung thư trực tràng là khối u ác tính nằm trong trực tràng. Theo vị trí giải phẫu, ung thư trực tràng có 3 loại là: ung thư trực tràng cao, ung thư trực tràng trung bình, ung thư trực tràng thấp. Ung thư trực tràng thấp là những khối u ác tính ở trực tràng và cách rìa hậu môn < 6cm. Trong đó ung thư trực tràng thấp lại được chia thành 4 loại như sau:
Trong quá trình điều trị, mục tiêu quan trọng nhất là cần bảo tồn cơ thắt hậu môn để quá trình đại tiện của người bệnh được diễn ra một cách tự nhiên. Nhưng với trường hợp khối u nằm vị trí thấp, xâm lấn rộng, không thể bảo tồn cơ thắt hậu môn, việc cắt hết ống hậu môn, tạo hậu môn nhân tạo là cần thiết để ngăn chặn sự xâm lấn rộng hơn của khối u.
Điều trị ung thư trực tràng thấp ở giai đoạn sớm khi khối u còn khu trú ở trực tràng, chưa lan đến cơ quan, bộ phận khác thì có thể chữa khỏi được, tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn 0,1 khoảng 89%. Phẫu thuật là phương pháp chính trong giai đoạn này giúp loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể (điều trị triệt căn)
Ở giai đoạn muộn khi khối u xâm lấn sang các cơ quan, bộ phận khác, việc điều trị triệt căn không thể thực hiện được, các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích làm giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân thấp, chỉ khoảng 13% dù được điều trị tích cực
Ung thư trực tràng thấp có thể gây ra một số biến chứng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời như:
Điều trị ung thư trực tràng thấp là điều trị đa mô thức, bao gồm sự kết hợp của nhiều liệu pháp nhằm mục đích loại bỏ triệt để nhất các tế bào ung thư. Trong các phương pháp điều trị thì phẫu thuật là phương pháp chính, giữ vai trò chủ đạo
Phẫu thuật là phương pháp đóng vai trò chủ đạo, phương pháp được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn và rất có hiệu quả khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Phẫu thuật có tác dụng loại bỏ khối u, các mô và một số hạch bạch huyết lân cận.
Do khối u ở vị trí thấp, xung quanh có nhiều cơ quan: xương, bàng quang, niệu quản… làm cho không gian phẫu thuật hẹp, khi phẫu thuật rất dễ làm tổn thương các cơ quan này gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy, phẫu thuật ung thư trực tràng thấp được coi là một phẫu thuật có độ khó cao yêu cầu bác sĩ phải có nhiều kinh nghiệm.
Trước đây, phương pháp phẫu thuật được sử dụng chủ yếu là cắt toàn bộ trực tràng qua nội soi ngả bụng và tầng sinh môn, sau đó làm hậu môn nhân tạo (phẫu thuật Miles). Nhưng hiện nay, nhờ tiến bộ của y học, phẫu thuật Miles ít được sử dụng mà thay bằng các kỹ thuật khác nhằm mục đích cố gắng bảo tồn cơ thắt hậu môn tối đa về cả giải phẫu và chức năng.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng hầu hết bệnh nhân ung thư trực tràng thấp có thể được phẫu thuật bảo tồn cơ thắt mà không ảnh hưởng đến kết quả ung thư. Trong số 404 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp, 135 bệnh nhân thuộc loại I, 131 loại II, 55 loại III và 83 loại IV thì không có sự khác biệt về tỷ lệ tái phát tại chỗ, tái phát xa và tỷ lệ sống không bệnh ở 5 năm.
Các kỹ thuật bảo tồn cơ thắt là:
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như: chảy máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ, bục miệng nối… do đó bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ sau mổ để phát hiện sớm biến chứng và có phương pháp xử trí kịp thời
Phẫu thuật ung thư trực tràng thấp là một phẫu thuật khó nên các phương pháp điều trị khác thường được kết hợp với phẫu thuật giúp tăng hiệu quả của điều trị. Dưới đây là một số phương pháp khác hay được sử dụng.
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư và thường được áp dụng cùng xạ trị. Hóa trị có mục đích:
Với những mục đích trên, phương pháp hóa trị là phương pháp điều trị ung thư trực tràng thấp thể được áp dụng trong mọi giai đoạn:
Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần lưu ý có thể xảy ra một số tác dụng phụ như sau:
Xạ trị là phương pháp sử dụng nguồn năng lượng mạnh như tia X, tia proton để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường được sử dụng kết hợp với hóa trị do khi kết hợp với hóa trị các tế bào ung thư sẽ dễ bị tổn thương do bức xạ hơn
Cũng giống như hóa trị, xạ trị có mục đích và được áp dụng trong các trường hợp như sau:
Mục đích:
Trường hợp áp dụng:
Tác dụng phụ:
Trong quá trình điều trị ung thư trực tràng thấp, người bệnh cần chú ý một số điều sau giúp đạt hiệu quả điều trị tốt nhất:
Ung thư trực tràng thấp có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp. Do đó việc tầm soát ung thư có vai trò rất quan trọng. Nếu còn thắc mắc về phương pháp điều trị ung thư trực tràng thấp, vui lòng hãy liên hệ theo số điện thoại Hotline của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt: 0942 300 707 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.