Y học hiện đại phân chia việc hướng dẫn điều trị ung thư đại tràng theo từng giai đoạn nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Bởi vì mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những đặc điểm và yêu cầu phác đồ điều trị khác nhau. Bài viết dưới đây của bệnh viện Ung bướu Hưng Việt sẽ giúp bạn hiểu hơn về từng giai đoạn cùng cách chữa trị để có thể phối hợp tích cực cùng bác sĩ, chiến thắng bệnh tật.
Ung thư đại tràng giai đoạn đầu (0 và 1) thường chỉ được phát hiện qua tầm soát ung thư sớm. Bởi vì, các dấu hiệu nhận biết bệnh ở giai đoạn này chưa thực sự rõ ràng, dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác.
Giai đoạn 0 là thời điểm các tế bào ung thư ở giai đoạn mầm mống, có kích thước rất nhỏ và nằm trong lớp lót niêm mạc đại tràng. Ở giai đoạn này, bệnh chưa có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ra bên ngoài nên bệnh nhân thường không biết mình đang có mầm bệnh ung thư.
Ở giai đoạn 1, kích thước của tế bào đã phát triển lớn hơn, đồng thời, bắt đầu ăn sâu vào thành đại tràng. Tuy nhiên, khả năng xâm lấn ở giai đoạn này chưa cao nên khối u vẫn đang nằm trong lớp niêm mạc đại tràng, chưa lan ra ngoài thành hay các hạch bạch huyết lân cận.
Cũng giống như giai đoạn 0, giai đoạn này bệnh chưa có các dấu hiệu rõ ràng. Nếu có, đó có thể là dấu hiệu rối loạn đại tiện hoặc trong phân có dính máu. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân thường nhầm lẫn các dấu hiệu này là của bệnh khác như trĩ, tiêu chảy hoặc táo bón,…
Vì kích thước khối u giai đoạn này rất nhỏ và đang tập trung tại chỗ, quá trình xâm lấn chưa lan rộng nên hướng điều trị chính là loại bỏ tế bào ung thư. Phương pháp được ưu tiên sử dụng là phẫu thuật ít xâm lấn hay phẫu thuật nội soi.
Nội soi đại tràng thường có ít biến chứng hơn phẫu thuật dạ dày truyền thống. Ưu điểm của phương pháp này đó là: độ chính xác cao, đảm bảo tính thẩm mỹ, bệnh nhân phục hồi nhanh, ít biến chứng. Đó là lý do vì sao, nội soi và phẫu thuật nội soi được khuyến nghị sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan tới dạ dày.
Về biến chứng, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề như sau: suy hô hấp hoặc tụt huyết áp do ảnh hưởng của thuốc mê trong trường hợp thời gian mổ kéo dài. Hoặc bệnh nhân có thể bị suy thận, rối loạn chuyển hóa nước và các chất điện giải trong cơ thể sau phẫu thuật.
Các cách hướng dẫn điều trị ung thư đại trực tràng ở giai đoạn 1 sẽ gặp ít khó khăn, tỷ lệ phẫu thuật thành công rất cao, người bệnh không cần lo lắng quá nhiều
Bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau trước và sau khi mổ nội soi đại tràng để giảm thiểu biến chứng, kết quả phẫu thuật thành công cao.
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 đã bắt đầu phát triển nhanh hơn và có dấu hiệu rõ rệt hơn trước. Bệnh nhân vẫn có thể chữa trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời với phác đồ thích hợp.
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã bắt đầu ảnh hưởng đến lớp ngoài của trực tràng và các cơ quan lân cận như bàng quang, tử cung (ở nữ giới), hoặc có thể tuyến tiền liệt (ở nam giới),… Tuy nhiên, các khối u chưa xâm lấn tới các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan nằm xa so với đại tràng.
Bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2 sẽ nhận thấy những triệu chứng rõ rệt như: thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, da mặt xanh xao, rối loạn đại tiện, hay bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, phân dính máu hoặc cấu trúc phân thay đổi như bị vẹt góc, đầu dẹt,…
Ở giai đoạn tế bào ung thư đã phát triển nhưng mức độ nguy hiểm ở mức nhẹ, chưa phức tạp. Bác sĩ thường chỉ định thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân ở cuối giai đoạn 2 khi các khối u lớn khó hoặc nằm ở vị trí khó tiếp cận để loại bỏ ngay trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm hóa trị hoặc xạ trị.
Mục đích của phẫu thuật triệt căn là loại bỏ các tế bào ung thư để không chúng không thể phát triển và lan sang các cơ quan khác trong cơ thể. Phẫu thuật đại tràng giai đoạn 2 sẽ có 2 loại hình là: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở.
Về lưu ý và biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật ung thư đại tràng: tương tự như ở giai đoạn 1.
Phương pháp xạ trị thường được sử dụng kết hợp với phẫu thuật với mục đích tương tự như hóa trị ở trên.
Giai đoạn 3 bắt đầu được xếp vào giai đoạn muộn trong điều trị ung thư đại tràng. Mục tiêu chính của giai đoạn này là kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, giảm các cơn đau cho bệnh nhân.
Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, nhưng chưa lan tới các bộ phận nằm ở xa đại tràng. Người ta phân chia giai đoạn 3 thành 3 giai đoạn nhỏ dựa vào số lượng hạch bạch huyết bị xâm lấn bởi tế bào ung thư.
Đến giai đoạn 3, các triệu chứng biểu hiện rõ rệt và có mức độ nghiêm trọng tác động tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Một số triệu chứng điển hình của giai đoạn này đó là: bị táo bón, đau quặn bụng, chán ăn, sút cân nhanh, thể trạng mệt mỏi, xanh xao,…
Các phương pháp điều trị của giai đoạn này vẫn là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị nhưng với liều lượng, mức độ cao hơn. Tiên lượng sống của giai đoạn này ở mức 50% – 70%. Bởi vì, các mô và cơ quan đã bị xâm lấn nặng, việc kiểm soát sự phát triển của khối u ngày càng khó hơn.
Bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 3 sẽ được chỉ định phẫu thuật 1 trong 3 phương án sau:
Với khối u có kích thước nhỏ, diện tích vùng đại tràng cần cắt nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi. Ngược lại, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở để việc cắt bỏ diễn ra thuận lợi hơn.
Mục đích hóa trị ở giai đoạn 3 cũng tương tự như giai đoạn 2 đó là giảm kích thước khối u (trước mổ), triệt căn các tế bào ung thư còn sót lại (sau mổ).
Cách thức thực hiện của phương pháp này đó là sử dụng thuốc uống. Một số phác đồ thường được chỉ định giai đoạn này đó là FOLFOX (oxaliplatin, 5-FU, và leucovorin), 5-FU và leucovorin. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn 1 phác đồ phù hợp.
Ở giai đoạn 3, xạ trị thường được sử dụng kết hợp với hóa trị để hỗ trợ cho phẫu thuật. Việc chỉ định thực hiện hóa-xạ trị trước hay sau phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định căn cứ trên tình hình sức khỏe của bệnh nhân, kích thước của khối u và mức độ khó của ca phẫu thuật.
Đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư đại tràng. Các phương pháp điều trị ở giai đoạn này nhằm mục đích giảm nhẹ mức độ của các triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Tiên lượng sống giai đoạn này là từ 12 – 13%.
Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã xâm lấn tới nhiều cơ quan ở gần như gan, phổi và ở xa đại tràng, thậm chí ở khắp cơ thể như não, phúc mạc,…
Dấu hiệu của ung thư đại tràng giai đoạn 4 rất rõ ràng vì không chỉ ở khu vực đại tràng (u nguyên phát) mà còn khắp cơ thể (u thứ phát). Bên cạnh các triệu chứng gặp giai đoạn 2 và 3 nhưng với mức độ nặng hơn, ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể bị đau xương nếu di căn tới xương, bị ho hoặc viêm phổi nếu di căn tới phổi, các vấn đề liên quan tới gian và hoạt động thải độc gan nếu đã di căn tới gan.
Đây là giai đoạn khó điều trị nên phác đồ sẽ kết hợp nhiều phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích và chăm sóc nhẹ.
Mục đích của xạ trị ở giai đoạn này không chỉ hỗ trợ phẫu thuật, mà còn để giảm đau và các ảnh hưởng khác khi tế bào ung thư đã di căn ra ngoài đại tràng như di căn xương gây cảm giác đau xương khớp cho bệnh nhân.
Phẫu thuật ở giai đoạn này không có khả năng chữa khỏi ung thư nhưng có thể làm giảm các cơn đau cho bệnh nhân. Lấy đi các khối u sẽ làm giảm các cơn chèn ép lên thành mạch, giảm đau cho bệnh nhân khi đi đại tiện,…
Hóa trị được áp dụng đồng thời với xạ trị nhằm hỗ trợ cho phẫu thuật loại bỏ khối u trên đại tràng. Bên cạnh đó, hóa-xạ trị còn giúp làm chậm quá trình di căn của các tế bào ung thư ở trong cũng như ngoài đại tràng.
Mục đích của liệu pháp này là để hệ thống miễn dịch ngừng tấn công các tế bào ung thư. Bởi vì, cơ chế của hệ miễn dịch là để bảo vệ cơ thể. Trước sự phát triển của tế bào bất bình thường, hệ thống sẽ cố gắng chống lại, làm tiêu hao năng lượng của bệnh nhân.
Với liệu pháp này, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc đặc trị giúp tế bào hệ miễn dịch không nhận ra các tế bào ung thư.
Liệu pháp nhắm trúng đích được sử dụng kết hợp với hóa-xạ trị để hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn cuối. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ xác định vị trí chính xác của các tế bào ung thư và đưa thuốc tới chính điểm đó. Việc này sẽ tăng hiệu quả của thuốc với tế bào ung thư, giảm tác dụng phụ lên các bộ phận khác trên cơ thể.
Ở giai đoạn ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn về sức khỏe thể chất và tâm lý. Vì vậy, liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ là rất quan trọng để tạo cảm giác dễ chịu, tích cực lạc quan cho bệnh nhân chiến đấu với bệnh tật, duy trì sự sống.
Các quy trình điều trị ung thư trực tràng khi ở giai đoạn 4 vô cùng khắt khe và gian nan, người bênh và gia đình người bệnh nên có tâm lý vững chắc, bền bỉ chiến đầu khi bệnh ở giai đoạn này.
Liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ sẽ chú ý tới các khía cạnh như sau:
Bài viết trên chia sẻ các hướng dẫn điều trị ung thư đại tràng nhưng người bệnh vẫn phải trực tiếp gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị đúng để có kết quả tốt. Bệnh nhân có tỷ lệ sống sót cao nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị ung thư đại tràng kịp thời. Lời khuyên của chúng tôi đó là, bệnh nhân nên đi khám định kỳ 2 lần/năm, đi nội soi đại tràng khi có biểu hiện lạ hoặc gia đình có người bị các bệnh liên quan tới ung thư đại tràng, polyp đại tràng.
Nếu bệnh nhân và người nhà cần được tư vấn thêm về ung thư dạ dày và các bệnh ung thư khác, vui lòng liên hệ hotline 094 230 0707 hoặc fanpage của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.