Điều trị ung thư trung mô liệu pháp đa hóa chất

5/5 - (1 bình chọn)

Một số phác đồ dùng đa hóa chất có tác dụng không đáng kể đối với u trung mô giai đoạn muộn:

Một nghiên cứu trên 47 bệnh nhân có u trung mô ác tính (41 bệnh nhân u trung mô màng phổi và 6 bệnh nhân u trung đáp ứng là 83%. Một phân tích hồi cứu 17 bệnh nhân không phẫu thuật được do bệnh xâm lấn tại chỗ hoặc tình trạng chung xấu để đánh giá hiệu quả của methotrexat phối hợp vinblastin, kèm theo hoặc không kèm theo cisplatin; tỷ lệ đáp ứng là 53% và tỷ lệ sống sót đối chiếu sau 2 năm là 35%. Trong số 11 bệnh nhân được điều trị bằng cả ba loại thuốc, 8 bệnh nhân (73%) có đáp ứng.

Trong một nghiên cứu khác, 21 bệnh nhân có u trung mô giai đoạn muộn được điều trị bằng cisplatin và gemcitabin. 10 bệnh nhân có đáp ứng một phần và trung điểm của giai đoạn đáp ứng là 25 tuần. 90% số bệnh nhân đáp ứng cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng.

Mười lăm bệnh nhân có u trung mô màng phổi chưa được điều trị trước đó dùng phối hợp cisplatin và irinotecan. 4 trường hợp có đáp ứng một phần với trung điểm của giai đoạn đáp ứng là 26 tuần, 39% bệnh nhân còn sống sau 1 năm.

Phác đồ phối hợp cisplatin, fluorouracil, mitomycin và etoposid được đánh giá ở 45 bệnh nhân có u trung mô giai đoạn II. 17 bệnh nhân (38%) có đáp ứng một phần và trung điểm của giai đoạn đáp ứng là 12 tháng.

Theo các nghiên cứu sơ bộ phác đồ phối hợp raltitrexed và oxaliplatin có thể có hiệu quả ở bệnh nhân u trung mô giai đoạn muộn. Trong một thử nghiệm phối hợp giai đoạn I/II có raltitrexed, 15/47 bệnh nhân (32%) có đáp ứng một phần.
Một nghiên cứu trên 24 bệnh nhân có u trung mô giai đoạn muộn dùng methotrexat liều cao phối hợp với interferon alpha và interferon gamma. Bảy bệnh nhân (29%) có đáp ứng một phần và tỷ lệ sống sót tương ứng sau một năm và 2 năm là 62% và 31%.

Liệu pháp miến dịch:

Việc sử dụng chất kích thích đáp ứng miễn dịch kháng ung thư trong u màng phổi xuất phát từ quan sát thấy những bệnh nhân bị viêm mủ màng phổi sau mở lồng ngực để điều trị ung thư biểu mô phổi nguyên phát có tỷ lệ sống sót cao hơn. Tiếp theo đã có những nghiên cứu về vai trò của việc tiêm BCG vào trong màng phổi để bổ trợ cho phẫu thuật, nhưng không thấy có tác dụng đáng kể. Một số dạng liệu pháp miễn dịch toàn thân đã được áp dụng cho những bệnh nhân có u trung mô, trong đó có interleukin-2 (IL-2) và interferon-gamma (IFN-gamma), cả hai tác nhân này có hiệu quả hạn chế và có nhiều tác dụng phụ. Tiêm IFN-alpha-2a dưới da có một số tác dụng – một bệnh nhân có đáp ứng hoàn toàn và ba bệnh nhân có đáp ứng một phần trong số 25 bệnh nhân được nghiên cứu và được dung nạp tốt.

Một số trường hợp bệnh nhân u trung mô có đáp ứng rõ rệt với việc đưa vào trong khoang màng phổi các thuốc kích thích đáp ứng miền dịch như GM-CSF, IL-2 và IFN-gamma. Các bệnh nhân có u trung mô giai đoạn sớm (giai đoạn I và II theo Butchard) cho kết quả ấn tượng nhất khi dùng IFN-gamma.

89 bệnh nhân được điều trị trên 46 tháng với tỷ lệ đáp ứng chung là 20%.
8 bệnh nhân (9%) cóđáp ứng hoàn toàntrên mô học và 9 bệnh nhân (10%) có đáp ứng một phần và kích thước khối u giảm hơn 50%.

Nhìn chung, bệnh nhân có bệnh ở giai đoạn I có tỷ lệ đáp ứng là 45%.
Những thử nghiệm về liệu pháp miên dịch mới ở Australia nhận thấy có sự thuyên giảm bệnh đáng kể khi tiêm GM-CSF trực tiếp vào khối u lặp đi lặp lại.

Ranpirnase:
Ranpirnase là một ribonuclease chống ung thư bào chế từ trứng cóc và có hoạt tính đối với u trung mô. Theo một báo cáo sơ bộ, 157 bệnh nhân giai đoạn muộn được chi định ngâu nhiên hoặc vào nhóm được điều trị bằng ranpirnase (480 mg/m2 tĩnh mạch hàng tuần) hoặc vào nhóm dùng doxorubicin (60 mg/m2 tĩnh mạch ba tuần một lần). Mặc dù không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ sống trung bình, tỷ lệ sống thêm một năm và hai năm giữa hai nhóm, nhưng bệnh nhân ở hai nhóm không tương đồng nhau. Nhóm điều trị bầng ranpirnase có số bệnh nhân có tiên lượng xấu nhiều gấp đôi so với nhóm điều trịbằng doxorubicin. Khi phân tích các dưới nhóm đã được loại trừ những bệnh nhân có tiên lượng xấu, thời gian sống sót trung bình ở nhóm điều trị bằng ranpirnase dài hơn một cách đáng kể so với nhóm điều trị bảng doxorubicin (11,6 tháng so với 9,6 tháng).

Lovastatin:
Các số liệu sơ bộ cho thấy lovastatin-một chất ức chế cạnh tranh với enzym khử hydrôxymethylglutaryl CoA được dùng để điều trị tăng cholesterol máu, có thể có tác dụng diệt tế bào ung thư đối với tế bào u trung mô. Trong một nghiên cứu, người ta nhận thấy nồng độ dược lý học của thuốc có hoạt tính gây chết tế bào ở các dòng tế bào trung mô trơ với các tác nhân khác. Tác dụng này không liên quan đến quá trình tổng hợp cholesterol mà có thể là do tương tác với quá trình sản xuất và chức năng của các protein điều hòa tăng trưởng. Các đáp ứng đáng khích lệ in vitro này còn đang cần được xác nhận trên lâm sàng.

Gen trị liệu:
Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm y tế của Viện đại học Pensylvania hiện đang tiến hành một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I về gen trị liệu trong điều trị u trung mô ác tính. Đây là một thử nghiệm đâu tiên về gen trị liệu được Hoa Kỳ thông qua để điều trị mọi loại ung thư ngay từ đầu. Phương thức điều trị này được tiến hành bầng cách nhỏ vào trong màng phổi adenovirút tái tổ hợp được sao chép thiếu (rAd) và đã được chế biến về mặt gen để mang gen thymidine kinase của virút herpes simplex (HSVtk).

Người ta hi vọng rằng phương thức này sẽ mang lại các tác dụng dưới đây:
– Đưa AdHSVtk vào trong khoang màng phổi của bệnh nhân có u trung mô sẽ tải nạp các tế bào ung thư, cho phép chúng trình diện tk của virút và làm các tế bào này trở nên rất nhạy cảm với ganciclovir (GCV) là thuốc chống virút không độc.
– Tk của virút, không giống các enzym kinases của loài động vật có vú, có thể xúc tác thúc đẩy giai đoạn hạn chế tốc độ sản xuất GCV-triphosphate (GCV-PPP) – một độc tố tế bào mạnh có tác dụngức chế chức năng của enzym polymerase DNA.
– Cái gọi là “tác dụng của người quan sát” có thể cho phép GCV-PPP và các chất chuyển hóa độc hại khác đi qua khoảng trống liên kết giữa tế bào ung thư đã tải nạp và không tải nạp.

Phương pháp điều trị này có thể loại bỏ thành công các u trung mô đã hình thành trên một số mô hình súc vật. 21 bệnh nhân đã được điều trị thành công trong nghiên cứu giai đoạn I với tác dụng phụ ở mức tối thiểu và một số dấu hiệu chuyển đổi gen TK rõ ràng. Một phương thức điều trị tương tự đang được nghiên cứu ở Viện Đại học bang Lousiana. Các nhà nghiên cứu dùng tế bào ung thư buồng trứng đã được biến đổi gen (có mang HSF -TK) và tiếp đó là dùng ganciclovir toàn thân.

Các phương thức gen trị liệu khác trong điều trị u trung mô hiện đang được nghiêncứu trong phòng thí nghiệm khác bao gồm:

– Virút vaccinia tạo IL-2 tiêm trực tiếp vào khối u.
U trung mô đi kèm với một loạt bất thường của các gen ức chế khối u. Người ta đang tiến hành nghiên cứu các phương thức gen trị liệu nhằm vào các bất thường này. Ví dụ, một Ad tái tổ hợp có mang gen P53 nguyên gốc có thể tải nạp các tế bào u trung mô, làm cho P53 nguyên gốc bị trình diện quá mức và gây chết tế bào theo chương trình. Người ta cũng mô tả một phương thức điều trị tương tự dùng sự chuyển đổi gen Bak (một thành viên của gia đình Bcl-2) qua trung gian adenovirút để làm cho các dòng tế bào u trung mô bị chết theo chương trình.

Quản Trị Viên

Share
Published by
Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.