Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ngày càng trẻ hóa, xuất hiện nhiều ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nhận biết chính xác dấu hiệu trẻ bị ung thư tuyến giáp giúp cha mẹ có thể đưa con đi khám chữa kịp thời và điều trị hiệu quả. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý xảy ra khi các tế bào ác tính hình thành trong các mô của tuyến giáp. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở trẻ em, sau ung thư não và ung thư máu (bạch cầu cấp).
Theo ThS.BS Mai Văn Sâm (Đại học Y Hà Nội), ung thư tuyến giáp chiếm từ 1 – 5% trong số các bệnh ung thư trẻ em. Ở trẻ em, các nhân tuyến giáp có nguy cơ biến đổi thành ung thư cao hơn nhiều so với người lớn, khoảng 26,4 – 36%, tức là cứ 100 trẻ có nhân giáp thì gần 1/3 trong số đó có nguy cơ bị mắc ung thư.
Số lượng bé gái mắc ung thư tuyến giáp nhiều hơn bé trai, theo tỷ lệ 4:1. Nhiều trẻ em còn bị mắc cả hai dạng ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến giáp thể nhú và thể tủy. Vì vậy, việc phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của bệnh là rất quan trọng ở cả cha mẹ và đội ngũ chăm sóc y tế nhi khoa.
Ở trẻ em, có 3 dạng ung thư tuyến giáp thường gặp nhất là ung thư tuyến giáp thể nhú (chiếm khoảng 90%), ung thư tuyến giáp thể nang (khoảng 4%) và ung thư tuyến giáp thể tủy chiếm tỷ lệ còn lại.
Dấu hiệu trẻ bị ung thư tuyến giáp thường gặp bao gồm: Cổ trẻ bị sưng hoặc sờ thấy một khối u ở cổ. Trẻ bị khó thở, khó nuốt, khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên.
Với mỗi dạng ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang, thể tủy ở trẻ thì dấu hiệu nhận biết bệnh lại khác nhau. Cụ thể như sau.
Trẻ em bị mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc nang có thể xuất hiện một số dấu hiệu đặc biệt. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp tùy thuộc vào tuổi, thể trạng và giai đoạn của bệnh.
Khối u ở cổ là triệu chứng dễ nhận biết nhất ở trẻ em bị ung thư tuyến giáp. Khối u có thể sờ thấy như một khối cứng hoặc linh động ở tuyến giáp. Trẻ có thể kêu đau khi sờ vào khối u này.
Hạch bạch huyết một hoặc hai bên cổ sưng có thể khiến trẻ bị lệch một bên mặt. Sưng hạch bạch huyết có thể bị lẫn với bệnh quai bị nên nhất thiết cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định đúng bệnh.
Do khối u phát triển dần lên, chèn ép vào thực quản nên trẻ sẽ bị nuốt vướng, khó nuốt. Trẻ có thể kêu đau khi ăn và nuốt. Khối u trước cổ cũng di động theo nhịp nuốt.
Khối u ung thư phát triển, chèn ép vào dây thanh âm nên trẻ có thể bị khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói. Triệu chứng này có thể lẫn với chứng viêm họng, viêm thanh quản.
Khi u xâm lấn vào khí quản, trẻ còn có cảm giác khó thở, thở khò khè. Nhiều trẻ không nằm được mà phải ngồi thở. Triệu chứng này dễ lẫn với bệnh hen phế quản.
Ở những trẻ em bị mắc ung thư tuyến giáp thể tủy, tế bào ung thư thường hình thành từ các tế bào sản xuất calcitonin, một hormone kiểm soát nồng độ canxi trong máu và trong xương nên ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh lý trong cơ thể đang phát triển ở trẻ em.
Do vậy, ngoài các dấu hiệu giống ung thư thể nhú hoặc thể nang như trên thì trẻ mắc ung thư tuyến giáp thể tủy còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác như:
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư tuyến giáp ở trẻ em, bao gồm:
Trẻ em rất nhạy cảm với môi trường có các tia phóng xạ. Trẻ bị phơi nhiễm với tia phóng xạ hoặc môi trường có phóng xạ đều dễ bị mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Khoảng 70% bệnh nhi ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình như bố, mẹ hoặc anh chị em đều đã từng mắc bệnh.
Các yếu tố di truyền ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư tuyến giáp ở trẻ:
Những yếu tố di truyền này rất quan trọng giúp các bác sĩ chẩn đoán và phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp ở trẻ trong giai đoạn sớm, tăng hiệu quả điều trị.
Trẻ em bị ung thư tuyến giáp nên được thăm khám và lập phác đồ điều trị bởi một đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa điều trị ung thư ở trẻ em. Các phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp ở trẻ em là:
Phẫu thuật là phương pháp đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (thể nang và thể nhú). Hình thức phẫu thuật thường là cắt bỏ toàn bộ hoặc bán phần tuyến giáp.
Ở nhiều trẻ em, bệnh thường chỉ được phát hiện khi khối u đã tiến triển và có thể đã di căn nên việc phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp sẽ giúp làm giảm nguy cơ tái phát ung thư tuyến giáp ở trẻ sau này.
Liệu pháp xạ trị bằng Iốt phóng xạ là sử dụng một loại thuốc chứa I-131 có tác dụng tìm và phá hủy bất kỳ mô tuyến giáp nào còn sót lại sau khi phẫu thuật. Phương pháp này cũng được chỉ định cho trẻ không thể phẫu thuật cắt bỏ khối u trong tuyến giáp.
Liệu pháp nhắm mục tiêu là sử dụng các loại thuốc ức chế enzyme tyrosine kinase (TKI) để ngăn không cho khối u phát triển hoặc ngăn không cho tế bào ung thư di căn ra các bộ phận khác của cơ thể.
Liệu pháp hormone tuyến giáp là sử dụng thuốc chứa các hormone giáp sau phẫu thuật để thay thế các hormone tự nhiên mà cơ thể trẻ không thể tự sản xuất được nữa. Khi đó, trẻ sẽ sử dụng thuốc hormone giáp thay thế trong suốt cuộc đời để duy trì sự trao đổi chất bình thường và làm giảm nguy cơ tái phát ung thư trở lại.
Xạ trị ngoài bằng tia phóng xạ bị hạn chế và gần như không chỉ định với đối tượng trẻ em.
Do tế bào ung thư giáp thể tủy không hấp thu I-131 nên các phương pháp phẫu thuật, liệu pháp hormone thay thế và liệu pháp nhắm mục tiêu là các phương pháp chính cho điều trị ung thư giáp thể tủy.
Việc đánh giá tiên lượng khả năng phục hồi của trẻ sau khi điều trị ung thư tuyến giáp sẽ dựa trên một số yếu tố sau:
Việc điều trị ung thư tuyến giáp cho trẻ em nhìn chung có tiên lượng tốt. Tuy nhiên, do là đối tượng bệnh nhân đang ở độ tuổi phát triển nên đôi khi một số tác dụng phụ có thể xuất hiện muộn sau nhiều năm hoặc nhiều tháng sau khi điều trị ung thư tuyến giáp. Các tác dụng phụ đó thường là:
Vì vậy, thể chất và tâm lý của trẻ em cần được theo dõi trong khoảng thời gian dài sau khi trẻ đã được điều trị ung thư tuyến giáp.
Để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cho trẻ em thì cha mẹ cần tuân thủ các lưu ý sau:
Như vậy, mỗi bậc cha mẹ cần cảnh giác với những dấu hiệu trẻ bị ung thư tuyến giáp và đưa con đi khám kịp thời khi phát hiện bất thường. Bởi vì càng phát hiện ra bệnh sớm vì tiên lượng sống càng cao. Nếu bạn cần tư vấn, hãy liên hệ ngay theo hotline 0942 300 707 của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt nhé!
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.