Kiến thức ung thư tuyến giáp

[Góc chuyên gia] Chia sẻ kinh nghiệm điều trị ung thư tuyến giáp

post

Trước khi bước vào quá trình điều trị ung thư tuyến giáp, việc đầu tiên mà người bệnh cũng như người nhà cần làm là chuẩn bị tâm lý vững vàng và trang bị thêm kiến thức. Những thông tin về kinh nghiệm điều trị ung thư tuyến giáp dưới đây sẽ đồng hành cùng bạn. Hãy tham khảo ngay!

1. Chuẩn bị trước tâm lý, giữ tinh thần lạc quan

Người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, không nên lo lắng hay suy nghĩ quá nhiều vì đây là loại ung thư có tỷ lệ người bệnh sống sót trên 5 năm lên tới 98%. Hãy nghĩ tới những điều tốt đẹp, không nên chán nản, bỏ cuộc giữa chừng và tuân thủ phác đồ điều trị.

Trò chuyện với bác sĩ sẽ giúp người bệnh ung thư tuyến giáp giải tỏa tâm lý

2. Biết rõ tình trạng bệnh của bản thân

Mỗi loại ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang, thể tủy hay thể không biệt hóa… và từng giai đoạn bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng điều trị bệnh khỏi bệnh càng cao. Vì vậy, những lưu ý cần chú trọng cho người bệnh cũng khác nhau.

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú có tiên lượng tốt nhất với 90% bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm nếu tuân theo phác đồ điều trị và thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang, thể tủy, thể biệt hóa khó điều trị hơn và dễ di căn hơn. Ngày càng có nhiều phương pháp y học hiện đại được áp dụng và mang lại kết quả điều trị tích cực. Dù bạn đang ở giai đoạn nào, hãy luôn cố gắng suy nghĩ về những điều tích cực, tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị.

Ngoài ra, để quá trình điều trị bệnh được thuận lợi hơn, người bệnh cũng cần biết có đang mắc bệnh nền gì không, sức khỏe toàn thân có đáp ứng điều trị không,…hoặc có thể hỏi bác sĩ chuyên môn về kinh nghiệm điều trị ung thư tuyến giáp để chuẩn bị về mặt tâm lý, tài chính và những việc cần làm trong tương lai.

Chia sẻ, khích lệ giúp người bệnh giữ tinh thần lạc quan khi điều trị ung thư tuyến giáp.

3. Tuân theo các lưu ý của từng phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Mỗi người bệnh ung thư tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị theo một phác đồ riêng. Việc hiểu rõ và thực hiện theo khuyến cáo tương ứng sẽ giúp tăng hiệu quả của quá trình điều trị. Dưới đây là những lưu ý, lời khuyên của bác sĩ cho từng phương pháp điều trị.

3.1. Lưu ý cho người phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật có thể loại bỏ được toàn bộ khối u cùng một phần của tuyến giáp xung quanh. Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần:

  • Ăn thức ăn loãng vào buổi chiều, nhịn ăn tối thiểu trước 8 tiếng và nhịn uống tối thiểu trước 4 tiếng trước thời điểm phẫu thuật.
  • Ngủ sớm, giữ tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Nếu người bệnh là nữ, bác sĩ sẽ khuyên nên dùng các biện pháp tránh thai an toàn.
  • Dùng xà bông sát khuẩn vùng cổ, tháo trang sức, răng giả trước khi mổ.

Để nhanh chóng hồi phục sau mổ, người bệnh nên:

  • Khi tắm, không để nước làm ướt băng vết mổ.
  • Khi ăn, nên ăn chậm, dùng các thực phẩm mềm, dễ nuốt, uống nhiều nước để dễ dàng hấp thụ dưỡng chất hơn.
  • Không mang, vác nặng để tránh vết mổ khó lành.
  • Thực hiện các bài tập cổ nhẹ nhàng, không tập thể dục với cường độ cao.

Tác dụng phụ sau phẫu thuật:

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp mang lại hiệu quả tốt vì các tế bào ung thư đã được cắt bỏ. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Người bệnh có thể phải uống thuốc bổ sung nội tiết tố cả đời.
  • Để lại sẹo tại cổ sau khi phẫu thuật.
  • Có thể bị khàn giọng tạm thời hoặc khàn giọng vĩnh viễn.
  • Gây ảnh hưởng đến tuyến cận giáp, khiến mức canxi của máu giảm, gây co thắt cơ, tạo cảm giác tê và ngứa ran, v.v.
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả nhất

3.2. Lưu ý cho người điều trị I-131 (xạ trị trong)

Phương pháp I-131 hay phương pháp xạ trị sử dụng Iod phóng xạ I-131 (RAI: Radioactive Iodine) giúp phá hủy các tế bào ung thư tuyến giáp còn sót lại sau khi phẫu thuật.

Theo kinh nghiệm điều trị ung thư tuyến giáp trước khi điều trị I-131, người bệnh cần:

  • Kiêng Iod 2 tuần trước khi điều trị để cơ thể đáp ứng điều trị tốt hơn.
  • Dừng uống hoóc môn tuyến giáp trước 4 – 6 tuần.

Sau khi điều trị I-131, người bệnh cần lưu ý:

  • Cách ly với người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai trong tối đa 7 ngày. Phóng xạ dư thừa trên người bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
  • Bệnh nhân nữ cần đợi khoảng 6 -12 tháng và kiểm tra sức khỏe toàn diện khi muốn có con sau khi điều trị.
  • Mang theo thư của bác sĩ khi đi máy bay. Bởi hệ thống cảnh báo của sân bay có thể phát hiện phóng xạ trên cơ thể và ngăn bệnh nhân không được lên máy bay.

Tác dụng phụ

Đây là phương pháp ít gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận khối u ung thư tuyến giáp. Dù đem lại hiệu quả cao và khá đơn giản, nhưng khi tiến hành điều trị ung thư tuyến giáp bằng cách này, người bệnh vẫn có thể gặp một số tình trạng như:

  • Trong ngày điều trị đầu người bệnh có thể bị buồn nôn và nôn.
  • Ở những vùng tập trung nhiều phóng xạ người bệnh có thể cảm thấy bị đau và phù tại đó.
  • Người bệnh có thể bị sưng tuyến nước bọt và có cảm giác khô miệng.
  • Ở nam giới, liều dùng cao hoặc liều tích lũy Iod phóng xạ cao có thể gây vô sinh.
  • Đối với phụ nữ, các bác sĩ thường khuyến cáo rằng không nên có thai ít nhất là 1 năm sau khi tiến hành điều trị ung thư với I-131.
Phương pháp I-131 có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư sót lại sau phẫu thuật

3.3. Lưu ý cho người xạ trị ngoài

Xạ trị ngoài sử dụng tia X năng lượng cao nhằm phá hủy tế bào ung thư ác tính của tuyến giáp. Phương pháp này thường bao gồm một số liệu pháp điều trị cụ thể và kéo dài 5 ngày/ tuần và liên tục trong 5 – 6 tuần.

Trong quá trình xạ trị, người bệnh có thể tham khảo các lời khuyên của bác sĩ dưới đây:

  • Bổ sung đủ calo, Protein để kịp thời bù đắp năng lượng, cân nặng bị hao hụt nhiều trong khi xạ trị.
  • Người bệnh nên cân đối giữa việc đi làm và nghỉ ngơi để có đủ sức khỏe khi xạ trị ngoài. Hãy hỏi bác sĩ của bệnh nhân về chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Tác dụng phụ

Phương pháp xạ trị ngoài có hiệu quả khá cao và ít làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Bên cạnh đó, phương pháp còn giúp người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc nang kéo dài được tuổi thọ ngay cả khi tế bào ung thư đã lan đến cổ hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

Phương pháp vẫn gây mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rụng tóc, chán ăn, nguy cơ nhiễm trùng cao… Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường sẽ dần biến mất khi người bệnh ung thư tuyến giáp kết thúc đợt điều trị.

3.4. Lưu ý cho người điều trị hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp sử dụng các loại thuốc kháng ung thư vào máu để tiêu diệt các tế bào ác tính đang hoạt động ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể tủy và Anaplastic.

Một liệu trị điều trị ung thư tuyến giáp thường gồm nhiều chu kỳ tùy vào mức độ bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể nhận một thuốc hóa trị hoặc kết hợp các loại thuốc với nhau. Người bệnh sẽ được chỉ định uống thuốc dạng viên nén/viên nang hoặc được đặt một đường truyền vào trong tĩnh mạch.

Để tăng hiệu quả điều trị và tăng sự dẻo dai cho cơ thể khi hóa trị ung thư tuyến giáp, người thân và người bệnh nên:

  • Người thân nên thường xuyên trò chuyện, chia sẻ và động viên người bệnh để giúp tinh thần của người bệnh thoải mái hơn. Bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc cũng như kinh nghiệm điều trị ung thư tuyến giáp cho người thân và người bệnh
  • Thực hiện chế độ ăn giàu I-ốt, Vitamin, chất xơ và chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt.
  • Tránh ăn các thực phẩm chứa Gluten, Goitrogens như lúa mì, lúa mạch, rau cải; đồ ăn cay nóng; đồ ăn chế biến sẵn; đồ ăn chiên rán; đường và các đồ uống có ga;…

Tác dụng phụ

Ưu điểm của phương pháp này là có thể được sử dụng cho các bệnh nhân ung thư tuyến giáp tiến triển khác khi mà các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, các tế bào ung thư còn sót lại sẽ được tiêu diệt, sự phát triển của chúng cũng bị kìm hãm và các triệu chứng của bệnh có thể giảm xuống.

Bên cạnh các ưu điểm trên, người bệnh cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc, v.v. Tuy nhiên, các tác dụng không mong muốn này thường sẽ biến mất sau khi điều trị kết thúc.

Phương pháp hóa trị ung thư tuyến giáp sử dụng hóa chất để phá hủy tế bào ung thư

3.5. Lưu ý cho người điều trị bằng liệu pháp hormone tuyến giáp

Liệu pháp hormone tuyến giáp là phương pháp sử dụng hormone để thay thế các hormon tuyến giáp cần thiết của cơ thể sau khi người bệnh tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

Việc sử dụng liều cao các thuốc hormon tuyến giáp giúp làm hạ nồng độ TSH. Khi sử dụng hormon tuyến giáp, người bệnh cần lưu ý:

  • Đi khám và xét nghiệm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên tự ý tăng hoặc giảm liều lượng hormon để tránh cơ thể mắc cường giáp hoặc suy giáp.
  • Uống thuốc mỗi ngày vào một thời gian cố định và khi dạ dày rỗng. Thời điểm lý tưởng nhất để uống thuốc hormon tuyến giáp là trước bữa sáng 30 phút.
  • Tránh tương tác thuốc điều trị hormon tuyến giáp với thuốc khác. Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào và nên uống cách nhau ít nhất 3 – 4 giờ.
  • Bổ sung thức ăn, đồ uống có tính mát và tốt cho bệnh tuyến giáp như sinh tố hoa quả, rau củ,… để giảm tình trạng nóng trong do thuốc.
  • Báo ngay cho bác sĩ nếu cân bị sụt nhanh, tim đập nhanh, tiêu chảy, đau đầu,…

Tác dụng phụ

Nồng độ TSH giảm có thể kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng mang đến một số tác dụng không mong muốn như:

  • Người bệnh bị phát ban, rụng tóc trong tháng đầu sử dụng hormon thay thế.
  • Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc hormon tuyến giáp không đúng cách, người bệnh có nguy cơ cao mắc cường giáp hoặc suy giáp.
  • Việc phát ban hoặc rụng tóc là tác dụng phụ thông thường trong tháng đầu tiên của điều trị.

3.6. Lưu ý cho người điều trị bằng liệu pháp nhắm mục tiêu

Liệu pháp nhắm mục tiêu nhắm vào những tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào ung thư như gen, Protein hoặc các mô cụ thể. Bác sĩ điều trị sẽ chỉ định thuốc được sử dụng với liều phù hợp với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Nếu gặp tác dụng phụ, bệnh nhân và người nhà nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ, không tự ý dùng thuốc ngoài để tránh bệnh diễn biến xấu.

Ưu điểm của liệu pháp đích Lenvatinib là giúp kìm hãm sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư tuyến giáp ác tính và ít ảnh hưởng đến các tế bào bình thường ở gần. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ như tăng huyết áp, giảm ngon miệng, sụt cân nặng, buồn nôn,…

4. Chế độ dinh dưỡng trong khi điều trị ung thư tuyến giáp

Người bệnh cần duy trì chế độ ăn lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, các loại thịt đỏ, đồ ăn sẵn, các loại thức uống có cồn cần phải hạn chế.

-> Link sang bài: Dinh dưỡng cho người bị ung thư tuyến giáp: Nên và không nên

5. Rèn luyện, tập thể dục thường xuyên khi điều trị

Việc rèn luyện, tập thể dục giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh để chống chọi lại được các đợt điều trị ung thư và tăng khả năng phục hồi. Người bệnh có thể giữ thói quen tập thể dục trước đó của bản thân. Đối với những người không có thói quen tập thể dục thì có tập làm quen dần với các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, các bài tập dưỡng sinh hoặc có thể tập yoga, thiền,…

Theo kinh nghiệm điều trị ung thư tuyến giáp mà bác sĩ tư vấn thì người bệnh nên tập các bài tập nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút và nên duy trì hằng ngày để tăng cường hoạt động cho cơ thể.

Người bệnh ung thư tuyến giáp nên tập thể dục ở môi trường trong lành

6. Kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Người bệnh cần tiến hành điều trị theo đúng lộ trình, không được tự ý dừng điều trị, dừng sử dụng thuốc hay tham gia vào các buổi tái khám mà bác sĩ đã chỉ định. Điều trị ung thư tuyến giáp là một quá trình lâu dài, nếu người bệnh bỏ dở giữa chừng có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Bên cạnh đó, khi muốn điều trị thì người bệnh có thể sẽ phải tiến hành lại từ đầu bởi các liệu trình điều trị trước đó sẽ không còn hiệu quả. Ngoài ra, khi bỏ dở phác đồ điều trị và tiến hành điều trị lại, người bệnh sẽ phải chi trả thêm một khoản tiền lớn cho việc chữa trị.

7. Đi khám và theo dõi bệnh định kỳ

Người bệnh nên tái khám định kỳ 3 tháng/lần trong vòng 2 năm đầu tiên và 1 năm/ lần cho các năm tiếp theo sau khi đã tiến hành điều trị bệnh.

Việc tái khám định kỳ giúp người bệnh biết được chính xác sự tiến triển và thay đổi của bệnh sau khi điều trị. Từ đó, các bác sĩ đánh giá, tư vấn và thực hiện phương pháp điều trị thay thế phương pháp hiện tại. Bên cạnh đó, việc theo dõi bệnh cẩn thận giúp người bệnh phát hiện ra những thay đổi tốt và những thay đổi không tốt để kịp thời báo cho bác sĩ điều trị và tìm hướng giải quyết phù hợp.

Người bệnh ung thư tuyến giáp cần đi khám định kỳ ngay cả khi đã phẫu thuật

8. Lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín

Việc lựa chọn được địa chỉ khám và điều trị bệnh chất lượng quyết định hiệu quả điều trị bệnh. Tại các bệnh viện uy tín, người bệnh sẽ nhận được chẩn đoán chính xác, sự chăm sóc chu đáo cùng các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phù hợp giúp khả năng hồi phục và khỏi bệnh cao hơn.

Chính vì vậy, khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh ung thư, người bệnh cần tìm kiếm những địa điểm khám và chữa bệnh. Các bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá một bệnh viện là uy tín hay không:

  • Phong cách, thái độ chỉ dẫn, cấp cứu, phục vụ người bệnh.
  • Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện.
  • Môi trường chăm sóc bệnh nhân.
  • Quyền và lợi ích của bệnh nhân.
  • Số lượng nhân lực, cơ cấu của bệnh viện.
  • Chất lượng bác sĩ điều trị, đội ngũ nhân viên y tế tại bệnh viện.
  • Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật khám và chữa bệnh.

Bệnh viện Hưng Việt là bệnh viện chuyên khoa ung bướu tư nhân đầu tiên tại miền Bắc. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt sở hữu quy mô rộng lớn, thiết kế khang trang, cơ sở vật chất – máy móc y tế hiện đại hàng đầu. Đến với Hưng Việt, người bệnh ung thư tuyến giáp sẽ nhận được những dịch vụ y khoa tốt nhất, chu đáo nhất từ đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành cùng với điều dưỡng, y tá tận tâm.

Trên đây là những chia sẻ đến từ các bác sĩ của Bệnh viện ung bướu Hưng Việt về kinh nghiệm điều trị ung thư tuyến giáp. Hy vọng qua bài viết này quý bạn đọc đã có cho mình những kiến thức hữu ích khi điều trị hoặc chăm sóc người bệnh ung thư tuyến giáp. Để nhận tư vấn miễn phí về ung thư tuyến giáp từ các bác sĩ, chuyên gia tại Hưng Việt, bạn vui lòng liên hệ hotline 094 230 0707 hoặc nhắn tin tới fanpage Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt để được phục vụ nhanh nhất!

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt – Thêm niềm tin cho những hy vọng mới

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.