Thời gian gần đây, các kênh tiếp nhận thắc mắc về sức khỏe của Hưng Việt nhận được rất nhiều câu hỏi của chị em xoay quanh chủ đề ung thư vú. Bác sĩ chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Ung thư vú HVBC sẽ giải đáp 10 câu hỏi phổ biến cho chị em.
1. Độ tuổi nào dễ mắc ung thư vú?
Ung thư vú phổ biến hơn ở người cao tuổi (thường sau 50 tuổi rủi ro bắt đầu tăng) tuy nhiên nữ giới ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể mắc ung thư vú. Đặc biệt theo nhiều thống kê, ung thư vú đang có xu hướng trẻ hóa đáng báo động khi số lượng bệnh nhân trẻ phát hiện ung thư vú ngày một nhiều.
2. Làm sao để biết mình có bị ung thư vú hay không?
Rất đông bệnh nhân phát hiện mình mắc ung thư vú khi đã ở giai đoạn muộn khi đã có triệu chứng đặc hiệu. Thời gian ủ bệnh của ung thư vú khá lâu (có thể kéo dài tới 8-10 năm) và không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn sớm.
Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh là tham gia thăm khám, sàng lọc ung thư vú tại cơ sở chuyên khoa định kì. Phụ nữ từ 25 tuổi nên bắt đầu tầm soát ung thư vú với tần suất mỗi 1-3 năm/lần và tập thói quen khám vú tại nhà để dễ dàng nhận ra các bất thường. Với người có nguy cơ cao mắc bệnh nên tầm soát mỗi 3-6 tháng/lần.
Phụ nữ từ 25 tuổi nên tầm soát ung thư vú để phòng ngừa bệnh và can thiệp kịp thời
3. Dấu hiệu của ung thư vú là gì?
Bất kỳ thay đổi bất thường nào ở vú đều có thể là dấu hiệu của ung thư vú:
– Khối u: Một khối u không đau, cứng, bất động, với các bờ không đều có nhiều khả năng là ung thư. Một khối u ở vùng nách cũng có thể là một triệu chứng. Tuy nhiên, không phải tất cả các khối u đều là ung thư.
– Thay đổi kết cấu da: Da bị co lại, lõm hoặc trạng thái như vỏ cam, da dày lên.
– Đỏ, sưng tất cả hoặc một phần của vú.
– Thay đổi núm vú: Đầu vú bị tụt, núm vú chảy dịch bất thường…
Khi phát hiện ra những điểm bất thường bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám trực tiếp, đánh giá tình trạng bệnh.
Đọc ngay: Tầm soát ung thư tuyến vú | Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị
4. Bệnh này có liên quan đến di truyền không?
Ung thư vú được xem là có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người cùng huyết thống từng mắc ung thư vú thì bạn sẽ được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh do thừa hưởng các gen bất thường. Hiện tượng đột biến khi xảy ra trên 2 gen BRCA1 và BRCA2 là nguyên nhân chính gây ra ung thư vú. Vì vậy, bạn cần tăng cường khám sàng lọc ung thư vú nếu thuộc nhóm gia đình có tiền sử bệnh này.
5. Nên khám vú hay tầm soát ung thư vú vào thời gian nào?
Bạn nên khám và tầm soát ung thư vú vào khoảng thời gian 5-7 ngày sau khi sạch kinh. Thời điểm này nồng độ estrogen trong máu giảm, tuyến vú bớt giữ nước và bớt căng hơn, việc quan sát hình ảnh sẽ dễ hơn. Phụ nữ sau 25 tuổi nên bắt đầu tầm soát ung thư vú.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.