Một chế độ chăm sóc hay ăn uống đối với bệnh nhân ung thư hẳn là mối quan tâm hàng đầu, nhất là những điều kiêng kỵ trong ăn uống. Tuy nhiên, đôi khi những người bệnh ung thư vì quá quan trọng vấn đề ăn uống mà mắc phải một số sai lầm, khó hiểu hoặc hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Dưới đây là một số những sai lầm cơ bản mà đa số những bệnh nhân điều trị ung thư mắc phải và cần phải thay đổi ngay để tránh ảnh hưởng đến điều trị.
“Kiêng” hoàn toàn thịt đỏ là một trong những phương châm của người bệnh ung thư thường truyền tai nhau để không ảnh hưởng đến việc điều trị. Tuy nhiên, việc “kiêng” hoàn toàn thịt đỏ lại dẫn đến tình trạng thiếu một số dưỡng chất như sắt, kẽm và vitamin B12. Đầy đều là những chất rất cần thiết cho việc tạo hồng cầu và haemoglobin.
Vì thế, các chuyên gia cho hay, người bệnh ung thư vẫn nên bổ sung thịt đỏ trong thực đơn hàng ngày với một lượng vừa phải như 1-2 bữa/tuần. Đồng thời, không nên ăn thịt đỏ thường xuyên hoặc tiêu thụ loại có nhiều mỡ.
Đến nay chưa có bằng chứng nào chứng minh về nhận định cho rằng, rbGH – loại hormone tăng trưởng tổng hợp được tiêm vào bò sữa để chúng lớn nhanh và cho nhiều sữa hơn có thể gây hại cho sức khỏe, làm tăng nồng độ các hóa chất trong cơ thể và có nguy cơ dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, ở một số nước đã cấm sử dụng hormone này. Điều này chưa hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Theo Cục quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ, các chuyên gia ung thư cho biết, việc sử dụng rbGH nếu trong mức giới hạn sẽ không gây hại về mặt sinh học cho cơ thể người, và cũng chưa có lý do dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì thế, các chuyên gia đều không khuyên bệnh nhân từ bỏ hoàn toàn sữa bò và các chế phẩm từ sữa.
Đường là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể và là nguồn năng lượng duy nhất của não. Carbohydrate có trong các thực phẩm quen thuộc như trái cây, chế phẩm từ sữa, gạo, các loại mì, bánh quy… thông thường sẽ được chuyển hóa thành đường đơn trong quá trình tiêu hóa, đây là chất dinh dưỡng đơn giản nhất mà tế bào hấp thu được.
Vì thế, các chuyên gia khuyên bệnh nhân ung thư không cần kiêng đường hoàn toàn. Thay vào đó, hãy tiêu thụ một lượng đường ở mức cho phép, hấp thụ lượng carbohydrate hợp lý từ thực phẩm, không nên tiêu thụ nhiều đường đơn quá mức vì có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn, dẫn đến hội chứng thừa insulin trong máu, gây nhiều hậu quả nguy hiểm.
Không chỉ “kiêng” đường, một số người bệnh ung thư còn truyền tai nhau một cách thay thế lại lượng đường. Đó là sử dụng mật ong thay cho đường. Tuy nhiên, điều này chưa từng được các bác sĩ chứng minh và khuyến cáo.
Mật ong rất tốt vì có tính kháng khuẩn, chống nấm và chống oxy hóa. Tuy nhiên, loại thực phẩm này chỉ chứa lượng nhỏ vitamin và khoáng chất như vitamin C, sắt, canxi, phot phat… Trong khi đó, hầu hết các sản phẩm mật ong hiện nay không qua tiệt trùng, nó có thể chứa phấn hoa và vi khuẩn, là nguyên nhân gây ra dị ứng và nhiễm trùng. Khi sử dụng mật ong, sức khỏe của các bệnh nhân đang hóa trị, xạ trị hoặc trong quá trình cấy ghép tế bào gốc sẽ không an toàn.
Trên đây là một trong những sai lầm cơ bản kèm theo những lưu ý cụ thể của các chuyên gia dành cho bệnh nhân ung thư trong chế độ chăm sóc và ăn uống. Hãy chú ý để xây dựng cho mình một chế độ chăm sóc hợp lý, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị ung thư.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.