Tầm soát ung thư

[Giải đáp] Có nên tầm soát ung thư không? Độ tuổi nào phù hợp?

5/5 - (1 bình chọn)

Trước thực trạng ung thư ở Việt Nam, nhiều người băn khoăn có nên tầm soát ung thư không. Câu trả lời là CÓ, bởi đây là giải pháp giúp phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời. Dưới đây là những lợi ích của tầm soát ung thư và độ tuổi phù hợp nên tầm soát để bạn đọc tham khảo.

1. Có nên tầm soát ung thư không?

Tầm soát ung thư là việc phối hợp thực hiện một loạt các phương pháp kiểm tra để phát hiện ra ung thư ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn tiền ung thư, khi các tế bào mới bị tổn thương, chưa chuyển thành tế bào ác tính.

Vì vậy, mọi người NÊN TẦM SOÁT UNG THƯ. Bởi tầm soát ung thư mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Ngăn ngừa ung thư: Nhờ việc phát hiện các tế bào bị tổn thương. Từ đó thấy được các nguy cơ gây ung thư và can thiệp kịp thời bằng các chế độ dinh dưỡng, biện pháp y khoa để ngăn ngừa bệnh.
  • Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm: Để lên phác đồ điều trị phù hợp, tăng khả năng chữa thành công, hạn chế biến chứng, di căn, giảm nguy cơ tử vong và tăng thời gian sống cho người bệnh.
  • Tiết kiệm chi phí và giảm đau đớn cho người bệnh: Bởi chữa trị ở giai đoạn đầu khá đơn giản, không cần thực hiện nhiều thủ thuật phức tạp nên làm bệnh nhân bớt đau đớn hơn. Ngoài ra, thời gian điều trị ngắn hơn nên cũng tiết kiệm hơn.
  • Bảo vệ sức khỏe: Việc sử dụng nhiều phương pháp khám tầm soát giúp phát hiện ra các vấn đề khác về sức khỏe liên quan đến bệnh. Từ đó, người khám có thể chủ động hơn trong việc phòng chữa bệnh, giữ gìn sức khỏe.

Tuy nhiên, tầm soát ung thư cũng có một số nhược điểm như:

  • Đôi khi cho kết quả dương tính giả hoặc chẩn đoán quá mức: Kết quả cho thấy người bệnh bị ung thư hoặc có nguy cơ nhưng thực tế lại không đúng. Điều này làm cho người bệnh tốn nhiều chi phí, thời gian thực hiện thêm các phương pháp chuyên sâu khác và cảm thấy lo lắng khi nhận kết quả.
  • Đau trong quá trình làm thủ thuật: Khi thực hiện sinh thiết, cắt polyp… bác sĩ tác động đến chỗ bị tổn thương khiến người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu và hơi đau.
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe khi tiếp xúc nhiều với tia phóng xạ: Dù các tia phóng xạ trong các phương pháp tầm soát ung thư ở liều thấp, nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu thực hiện nhiều lần.
Người bệnh nên tầm soát ung thư bởi tầm soát ung thư mang tới nhiều lợi ích

Lưu ý: 

  • Không tầm soát ung thư tuyến giáp khi không có triệu chứng: Bởi theo Lực lượng đặc nhiệm phòng bệnh của Mỹ (U.S. Preventive Services Task Force), các phương pháp tầm soát ung thư tuyến giáp thường gặp hiện nay như khám lâm sàng, siêu âm không thể phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp khi đang có triệu chứng. Đặc biệt, việc tầm soát ung thư tuyến giáp ở đối tượng này có thể mang đến nhiều tác hại hơn lợi ích.
  • Hạn chế tầm soát ung thư khi mang thai: Vì việc sử dụng nhiều phương pháp như chụp CT, chụp X-quang lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi và mẹ.
Người bệnh nên hạn chế tầm soát ung thư khi mang thai trừ trường hợp đã xuất hiện dấu hiệu bệnh

Nư vậy, bạn chắc chắn có nên tầm soát ung thư trung bình 1 năm 1 lần nhưng hạn chế tầm soát khi mang thai và không tầm soát ung thư tuyến giáp khi không có triệu chứng

Dịch vụ tầm soát ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

2. Độ tuổi nên tầm soát ung thư

Với mỗi độ tuổi, giới tính, việc tầm soát ung thư cho từng loại bệnh là khác nhau. Với tùy từng mặt bệnh sẽ có nguy cơ ở từng độ tuổi khác nhau, nên thay vì suy nghĩ có nên tầm soát ung thư hay không. Nếu Cụ thể như sau:

STT Độ tuổi Nam giới Nữ giới
1 Từ 21 – 39 tuổi – Tầm soát ung thư đại tràng: Nếu có các yếu tố nguy cơ ung thư đại tràng như tiền sử gia đình, rối loạn di truyền… – Tầm soát ung thư vú: Kiểm tra sự thay đổi bất thường của tuyến vú. Hoặc nếu thuộc đối tượng nguy cơ cao bị ung thư vú.

– Tầm soát ung thư cổ tử cung: Tầm soát trong độ tuổi 25 – 65. Mỗi người nên đi làm xét nghiệm HPV 5 năm/lần.

– Tầm soát ung thư đại tràng: Nếu có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng cao hơn mức trung bình.

2 Từ 40 – 49 tuổi – Tầm soát ung thư đại tràng: Nam giới có nguy cơ trung bình nên đi tầm soát từ khi 45 tuổi.

– Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến: Nam giới có từ 1 người thân trở lên bị ung thư tiền liệt tuyến thì nên tầm soát từ khi 40 tuổi.

Còn những nam giới bình thường, từ 45 – 49 tuổi, có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt cao hơn mức bình thường nên trao đổi với bác sĩ để quyết định việc tầm soát.

– Tầm soát ung thư vú: Nữ giới từ 40 – 49 tuổi nên chụp X-quang tuyến vú hàng năm để phát hiện bất thường.

– Tầm soát ung thư cổ tử cung: Nên làm xét nghiệm HPV 5 năm/lần.

– Tầm soát ung thư đại tràng: Nữ giới có nguy cơ trung bình, từ 45 tuổi trở lên nên đi tầm soát.

3 Từ 50 – 64 tuổi – Tầm soát ung thư đại tràng: Nam giới có nguy cơ trung bình, từ 50 – 64 tuổi nên đi tầm soát.

– Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến: Nam giới có nguy cơ trung bình, từ 50 – 64 tuổi nên đi tầm soát.

– Tầm soát ung thư phổi: Nam giới từ 55 – 64 tuổi nên trao đổi với bác sĩ về tiền sử hút thuốc của mình để quyết định có nên tầm soát ung thư phổi sớm bằng phương pháp chụp CT liều thấp không.

Thường thì những người thường xuyên hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc lá khoảng 15 năm nên đi tầm soát.

– Tầm soát ung thư vú: Nữ giới từ 50 – 54 tuổi nên chụp X- quang vú 1 năm/lần. Còn nữ giới từ 55 – 64 tuổi, nên chụp X-quang vú 1 năm/lần hoặc 2 năm/lần.

– Tầm soát ung thư cổ tử cung: Nên làm xét nghiệm HPV 5 năm/lần.

– Tầm soát ung thư đại tràng: Nữ giới có nguy cơ trung bình, từ 50 – 64 tuổi nên sàng lọc ung thư.

– Tầm soát ung thư phổi: Nữ giới từ 55 – 64 tuổi cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử hút thuốc để nhận được tư vấn có nên chụp CT liều thấp không.

4 Sau 64 tuổi – Tầm soát ung thư đại tràng: Nam giới từ 64 – 75 tuổi nên đi tầm soát. Còn trên 85 tuổi, nếu xảy ra bất thường về sức khỏe mới đi khám.

– Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến: Cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe tổng thể để quyết định có nên sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến không.

– Tầm soát ung thư phổi: Nếu nam giới từng hút thuốc nhưng đã bỏ trong 15 năm hoặc hút thường xuyên, tầm soát ung thư phổi sẽ có lợi.

– Tầm soát ung thư vú: Nên chụp X-quang tuyến vú 1 năm/lần hoặc 2 năm/lần.

– Tầm soát ung thư cổ tử cung: Nếu đã tầm soát ung thư cổ tử cung 10 năm trước và kết quả bình thường, nữ giới không cần tầm soát nữa.

Trường hợp đã cắt bỏ cổ tử cung nhưng lý do không liên quan đến ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư, nữ giới cũng không cần sàng lọc.

Còn đối với phụ nữ có tiền sử ung thư cổ tử cung nghiêm trọng, nên tiếp tục tầm soát trong 25 năm sau chẩn đoán.

– Tầm soát ung thư đại tràng: Nữ giới từ 65 – 75 nên đi tầm soát. Còn những người trên 85 tuổi, khi xảy ra những điều bất thường về sức khỏe mới nên đi khám.

– Tầm soát ung thư phổi: Nên trao đổi với bác sĩ để quyết định có nên chụp CT liều thấp hàng năm để tầm soát ung thư phổi sớm hay không.

Nếu thường xuyên hút thuốc hoặc hút thuốc nhưng đã bỏ trong 15 năm, việc tầm soát sẽ có ích.

3. 12 gói tầm soát ung thư phổ biến hiện nay

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đều có các gói ung thư như: Gói tầm soát ung thư vú, tầm soát ung thư cổ tử cung, tầm soát ung thư gan, tầm soát ung thư phổi, tầm soát ung thư dạ dày… Tiêu biểu là 12 gói khám sau đây.

STT Gói tầm soát Phương pháp thực hiện
1 Gói tầm soát ung thư vú
  • Chụp X-quang vú (2 bên):
  • Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư vú (CA 15-3)
  • Siêu âm vú (2 bên)
2 Gói tầm soát ung thư cổ tử cung
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư cổ tử cung (SCC, beta HCG)
  • Phiến đồ tế bào âm đạo Pap’smear
  • Soi cổ tử cung
  • Siêu âm ổ bụng tổng quát
  • Siêu âm đầu dò âm đạo
3 Gói tầm soát ung thư gan
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư gan (AFP)
  • Xét nghiệm máu bắt buộc (SGOT, SGPT, GGT, HbsAG, Anti HCV, Protein tp, Albumin)
4 Gói tầm soát ung thư phổi
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư (Cyfra 21-1, NSE, CEA)
  • Xét nghiệm máu bắt buộc (TB test)
  • Chụp X-quang phổi
  • Chụp CT phổi
5 Gói tầm soát ung thư dạ dày
  • Nội soi dạ dày
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư dạ dày (CA 72-4, CA 199)
  • Sinh thiết dạ dày
6 Gói tầm soát ung thư đại tràng
  • Nội soi đại tràng
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư đại tràng (CEA, CA 199)
  • Sinh thiết đại tràng
7 Gói tầm soát ung thư thực quản
  • Nội soi thực quản
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư thực quản (SCC)
  • Siêu âm hạch vùng cổ
  • Sinh thiết thực quản
8 Gói tầm soát ung thư tuyến giáp
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp FT4, TSH, T3)
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư tuyến giáp (TG)
  • Siêu âm vùng cổ
9 Gói tầm soát ung thư buồng trứng
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư cổ tử cung (CA 125, beta HCG)
  • Siêu âm ổ bụng tổng quát
  • Siêu âm đầu dò âm đạo
10 Gói tầm soát ung thư vòm họng
  • Nội soi tai mũi họng
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư đầu mặt cổ (SCC)
  • Siêu âm vùng cổ
11 Gói tầm soát ung thư tiền liệt tuyến
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến (PSA, FPSA)
  • Siêu âm tiền liệt tuyến (ổ bụng tổng quát)
12 Gói tầm soát ung thư máu
  • Xét nghiệm máu (tổng phân tích tế bào máu, sàng lọc nhiễm trùng/nhiễm virus, ure và chất điện giải, xét nghiệm máu ngoại biên)
  • Chụp X-quang
  • Sinh thiết (sinh thiết hạch bạch huyết, sinh thiết tủy xương)

Tầm soát ung thư bao nhiêu tiền

Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn

4. Tầm soát ung thư ở đâu tốt?

Bên cạnh phương pháp thì địa điểm tầm soát ung thư cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả tầm soát ung thư. Vì thế, người bệnh cần đi tầm soát tại các địa chỉ uy tín. Dưới đây là một số địa chỉ tầm soát ung thư uy tín ở Hồ Chí Minh và Hà Nội.

  • Ở Hồ Chí Minh: Bệnh viện Ung bướu Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định…
  • Ở Hà Nội: Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, Bệnh Viện K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec,…

Trong đó, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là địa chỉ tầm soát ung thư uy tín, chất lượng với nhiều ưu điểm như:

  • Đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm.
  • Trang thiết bị, máy móc y tế hiện đại nhập khẩu từ châu Âu.
  • Có nhiều gói tầm soát ung thư để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng đa dạng của người bệnh.
  • Hợp tác với các bệnh viện trong và ngoài nước trong tầm soát, điều trị ung thư.
  • Cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, tiện nghi, không đông đúc, quá tải khiến người bệnh phải chen chúc, chờ đợi lâu.
  • Dịch vụ tầm soát ung thư tận tâm, nhiệt tình, chu đáo. Khám cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.
Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là địa chỉ tầm soát ung thư uy tín, chất lượng

Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn khi còn đang băn khoăn có nên tầm soát ung thư không. Hãy chọn địa chỉ tầm soát ung thư uy tín và chất lượng để bảo vệ sức khỏe bản thân ngay từ hôm nay nhé! Liên hệ với Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt để được tư vấn:

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.