CEA vốn là một kháng nguyên có ở tế bào ruột của thai nhi và khi trưởng thành thì chỉ còn nồng độ rất thấp ở trong máu. Nhưng khi bệnh nhân mắc ung thư, đặc biệt các ung thư tế bào biểu mô, nồng độ CEA tăng lên. Vì thế, xét nghiệm CEA có thể được coi là tìm dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nhất định, đặc biệt là ung thư.
Vậy xét nghiệm CEA là gì và có ý nghĩa gì trong điều trị ung thư? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm này.
Xét nghiệm CEA (Carcinoembryonic antigen) hay còn gọi là xét nghiệm kiểm tra nồng độ kháng nguyên carcinoembryonic (CEA) trong máu, thường được chỉ định trong chuẩn đoán một số loại ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng.
Giá trị của xét nghiệm CEA là định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị. Tuy nhiên CEA tăng không đồng nghĩa là bệnh nhân bị ung thư vì như trên đã đề cập, có rất nhiều bệnh lý không phải ung thư nhưng vẫn có nồng độ CEA tăng… Ví dụ như những người hút thuốc lá có nồng độ CEA cao hơn so với người không hút thuốc. Những trường hợp khác không phải do ung thư cũng có thể làm tăng nồng độ CEA trong máu như viêm gan, xơ gan, loét dạ dày, viêm tụy, viêm loét đại tràng, polyp trực tràng, khí phế thủng, và một số khối u lành tính.
Ngược lại CEA bình thường cũng không loại trừ khả năng bị ung thư vì có tới 30-50% các bệnh nhân ung thư dạ dày, ruột, vú, phổi, tuyến tuỵ… nhưng nồng độ CEA vẫn không cao. Xét nghiệm CEA là xét nghiệm có giá trị để theo dõi điều trị, đặc biệt với các bệnh nhân trước khi điều trị có nồng độ CEA cao.
Xét nghiệm CEA thường được dùng để theo dõi hiệu quả điều trị, tiên lượng và đánh giá tái phát ung thư đại trực tràng ở bệnh nhân ung thư đại tràng đã được chẩn đoán. Xét nghiệm sẽ được tiến hành trước khi bắt đầu điều trị ung thư giống như một giá trị nền và sau đó có thể được sử dụng để theo dõi đáp ứng đối với điều trị và phát hiện sớm tái phát, di căn.
Theo đó, xét nghiệm CEA có thể giúp phát hiện một số bệnh ung thư như: ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến giáp thể tủy; ung thư vú, ung thư phổi; ung thư gan; ung thư đường tiêu hóa; ung thư buồng trứng; ung thư tuyến tụy; ung thư tuyến tiền liệt
Ngoài ra, xét nghiệm CEA có thể được sử dụng để xem xét kết quả điều trị, xác định giai đoạn bệnh và đánh giá khả năng tái phát đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng và một số loại ung thư khác. Xét nghiệm CEA trong một mẫu chất dịch của cơ thể có thể giúp kiểm tra xem ung thư đã lan rộng đến những bộ phận nào của cơ thể (chẳng hạn như dịch phúc mạc, dịch màng phổi hoặc dịch não tủy).
– Đối với tiên lượng hoặc xác định giai đoạn của ung thư:
Khi thực hiện xét nghiệm CEA lần đầu, người có khối u nhỏ và ung thư ở giai đoạn đầu có nồng độ CEA bình thường hoặc hơi cao. Những người có khối u lớn và ung thư ơ giai đoạn muộn, khối u đã lan rộng khắp cơ thể mức độ CEA có khuynh hướng tăng cao hơn. Nồng độ CEA thường tương ứng với các giai đoạn của ung thư.
– Đối với chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị:
Với mỗi bệnh nhân CEA trong máu tăng nhẹ và giảm dần về mức bình thường trong khoảng 4 đến 6 tuần lễ được coi là điều trị thành công. Nếu nồng độ CEA tăng đều đặn ít nhất trong 2 tháng là dấu hiệu cho thấy bệnh có khả năng tái phát cao.
– Xét nghiệm về di căn:
Nếu CEA tăng lên trong một dịch cơ thể ngoài máu, chứng tỏ ung thư đã xâm lấn khu vực lân cận và di căn các vùng khác của cơ thể. Ví dụ nếu CEA được phát hiện trong dịch màng phổi, điều này có nghĩa là ung thư đã di căn tới hệ thống hô hấp.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.