Tầm soát ung thư

[CHIA SẺ] Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không?

5/5 - (2 bình chọn)

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có tỷ lệ mắc thứ 4 trong các ung thư ở phụ nữ do đó tầm soát ung thư cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng. Vậy tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không và cách giảm bớt sự khó chịu khi thực hiện các phương pháp tầm soát? Các thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không?

Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung gồm: xét nghiệm HPV, PAP – Smear và thăm khám cổ tử cung. Quy trình xét nghiệm NHANH CHÓNGKHÔNG GÂY ĐAU. Bác sĩ lấy bệnh phẩm diễn ra nhẹ nhàng như quết tăm bông vào cổ tử cung, người bệnh không phải trải qua cảm giác đau đớn

Cụ thể:

  • Với xét nghiệm PAP –  Smear: bác sĩ sẽ dùng dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo, sau đó dùng một dung dịch acid acetic loãng để làm hiện rõ vùng bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Quá trình này sẽ gây khó chịu một chút nhưng không hề đau
  • Với xét nghiệm HPV: thường được thực hiện đồng thời cùng xét nghiệm Pap nên cũng không gây đau

 

Khi có những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung thì người bệnh nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung ngay

2. Một số trường hợp có cảm giác khó chịu khi tầm soát ung thư cổ tử cung

Cảm giác khó chịu có thể tăng lên với những người bệnh có các vấn đề sau của phần phụ – âm đạo:

  • Bị khô âm đạo
  • Viêm âm đạo
  • Lạc nội mạc tử cung

Hoặc các vấn đề về tâm lý như

  • Kinh nghiệm tình dục (Việc kiểm tra có thể khó chịu hơn nếu người bệnh không quan hệ tình dục một thời gian dài trước xét nghiệm)
  • Chấn thương tình dục

Giải pháp:

  • Trong trường hợp có tiên lượng người bệnh có các vấn đề nêu trên, bác sỹ sẽ phối hợp các phương pháp gây tê – giảm khó chịu tại chỗ, giúp quá trình lấy bệnh phẩm xét nghiệm diễn ra trôi chảy. Người bệnh sẽ được đảm bảo cả về chuyên môn cũng như trải nghiệm.
  • Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

3. Bị chảy máu sau khi thực hiện phương pháp Pap – smear có là bình thường không?

Trong trường hợp người bệnh có các vấn đề về cổ tử cung như viêm, khô, hoặc cổ tử cung nhạy cảm, việc chảy máu số lượng ít sau lấy mẫu là tình trạng có thể xảy ra.

Điều này là hoàn toàn bình thường và số lượng máu chảy không đáng kể. Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải là cổ tử cung có một vết xước hoặc chảy qua diện lấy mẫu. Lượng máu này thường không nhiều và sẽ ngừng sau vài tiếng.

4. Kinh nghiệm đi khám tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không, bạn cần tham khảo trước một số lưu ý như sau:

Chuẩn bị trước khi đi tầm soát: 

  • Kiểm tra lịch hẹn và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau đường uống trước ở nhà (cách thời điểm thực hiện thủ thuật khoảng 1 tới 2 tiếng)
  • Có người thân (bố mẹ hoặc anh chị em) và bạn bè thân đi cùng. Cả 2 có thể nói chuyện hoặc chia sẻ để giảm bớt lo lắng trước khi thực hiện thủ thuật.
  • Làm rỗng bàng quang bằng việc chủ động đi tiểu trước khi thực hiện thủ thuật khoảng 10 phút.
  • Tránh thụt rửa, dùng thuốc đặt âm đạo hay chất diệt tinh trùng ít nhất 2-3 ngày trước ngày làm xét nghiệm.
  • Mặc đồ thoải mái để có thể cởi bỏ dễ dàng khi làm xét nghiệm.
  • Tránh quan hệ tình dục 24 giờ trước khi làm xét nghiệm

Trong khi tầm soát:

  • Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ thăm khám là mỏ vịt. Bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ sử dụng dụng cụ kích thước nhỏ nhất làm giảm kích thích.
  • Bác sĩ sẽ miêu tả những thì trong việc thăm khám, hãy trao đổi với bác sĩ nếu cảm thấy khó chịu hoặc lo lắng.
  • Hít thở sâu và thư giãn
Xét nghiệm Pap giúp phát hiện những tế bào bất thường ở cổ tử cung và thường dùng cho phụ nữ từ 21 – 65 tuổi

Sau khi tầm soát:

  • Có thể bệnh nhân cần thay một chiếc quần lót khác do khả năng chảy máu số lượng ít. Hoặc người bệnh có thể sử dụng băng vệ sinh.
  • Bổ sung một liều giảm đau sau khi thực hiện thủ thuật. Thông báo với bác sỹ loại thuốc, liều lượng và thời điểm bạn đã sử dụng thuốc giảm đau trước khi tới khám.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn bị chảy máu quá nhiều

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có cho mình những thông tin đầy đủ nhất để trả lời câu hỏi tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không cũng như các phương páp phù hợp và địa chỉ tầm soát uy tín để có được kết quả tốt nhất.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.