Tầm soát ung thư gan – Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị
5/5 - (1 bình chọn)
Tầm soát ung thư gan chính là “chìa khóa vàng” giúp phát hiện bệnh sớm, tăng cơ hội điều trị thành công. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ vai trò, quy trình thực hiện và chi phí tầm soát ung thư gan để bạn đọc tham khảo và sẵn sàng tầm soát khi cần thiết.
Theo Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu Glocoban 2020, thế giới có 905.677 người mắc ung thư gan, đứng thứ 6 trong các loại ung thư phổ biến. Ở Việt Nam, theo WHO, vào năm 2008, có 25.335 người mắc ung thư gan, đứng đầu ở nam giới và đứng thứ 5 ở nữ giới.
1. Lợi ích của tầm soát ung thư gan
Tầm soát ung thư gan là thực hiện các phương pháp, xét nghiệm nhằm phát hiện các bệnh lý về gan mật, ung thư gan giai đoạn đầu, ngay từ khi chưa có triệu chứng rõ ràng để điều trị kịp thời.
Trên thực tế, chỉ có khoảng 30% bệnh nhân phát hiện ra ung thư gan ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn này và điều trị thì có thể tăng tỷ lệ sống tới 80%. Hạn chế biến chứng, di căn tới các bộ phận khác và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
2. Khi nào nên thực hiện tầm soát ung thư gan?
Để có thể phát huy hết lợi ích của việc tầm soát ung thư gan, người bệnh nên đi tầm soát khi thuộc đối tượng nguy cơ cao hoặc xuất hiện các dấu hiệu sau:
2.1. Có dấu hiệu ung thư gan
Tùy theo từng giai đoạn, dấu hiệu ung thư gan có thể biểu hiện rõ ràng hoặc không, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
2.1.1. Ở giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này, dấu hiệu ung thư gan thường không rõ ràng, khó phát hiện, thường giống như triệu chứng của xơ gan tiến triển hoặc viêm gan mạn tính:
Có cảm giác nặng tức hoặc đau bụng dưới sườn phải: Do khối u đã bắt đầu xuất hiện, chèn ép tại chỗ.
Vàng da, vàng mắt: Do khối u làm cho đường mật tắc nghẽn, muối mật (bilirubin) từ đường mật trào ra, đi vào các xoang gan, máu và lắng đọng ở da, mắt.
Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn: Gan hoạt động kém, bài tiết mật không tốt làm suy giảm quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, gây suy nhược mãn tính.
2.1.2. Ở giai đoạn muộn
Lúc này, các tế bào ung thư đã tiến triển, lan rộng đến một mức độ nhất định. Vì thế, các triệu chứng của bệnh ung thư gan ở giai đoạn muộn rõ ràng hơn, xuất hiện thêm nhiều biến chứng của bệnh.
Chướng bụng: Do gan nở to, tắc mật, tụ dịch trong bụng.
Xuất huyết tiêu hóa: Do khối u trong gan chèn ép tĩnh mạch gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa và gây ra việc tích tụ máu và giãn vỡ ở các mạch máu lân cận.
Luôn có cảm giác ngứa: Do gan bị tổn thương nên không thể thải trừ các chất độc ra khỏi cơ thể. Các chất độc tích tụ dưới da gây phản ứng viêm, ngứa.
Buồn nôn, nôn: Do khi gan bị tổn thương, quá trình sản xuất các enzym tiêu hóa bị ảnh hưởng làm rối loạn tiêu hóa, gây buồn nôn.
Sút cân nhanh: Chức năng gan suy giảm làm tắc ống mật làm cho thức ăn lâu phân giải, gây rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, chán ăn… và sút cân nghiêm trọng.
Đau xương, khó thở: Khối u di căn sang xương, phổi, thực quản… và phát triển dần lên, chèn ép các cơ quan này.
2.2. Thuộc nhóm các đối tượng nguy cơ cao
Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao dưới đây thì nên đi tầm soát ung thư gan càng sớm càng tốt.
Người nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C: Việt Nam có 20% dân số nhiễm virus viêm gan B nên tỷ lệ mắc ung thư gan rất cao, còn virus viêm gan C thì hiếm. Viêm gan B do virus Hepatitis B (HBV) gây ra, nhân lên với số lượng lớn, làm tổn thương các tế bào gan.
Người bị xơ gan: Trên 70% người bị bệnh ung thư gan đều có kèm theo xơ gan. Nghiện rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Do gan không thể đào thải hết chất độc của rượu ra khỏi cơ thể, lâu dần dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Tiền sử gia đình có người bị ung thư gan: Những người cùng huyết thống với người bị ung thư gan sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Chỉ khoảng 10% ung thư gan do di truyền.
3. Tần suất tầm soát ung thư gan
Tầm soát ung thư gan định kỳ là cách tốt nhất phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, tùy theo từng đối tượng, tần suất tầm soát có thể khác nhau.
Với người bình thường, trên 40 tuổi: 1 – 2 năm/lần.
Với người thuộc nhóm nguy cơ cao: 6 – 12 tháng/lần.
Với người có nhiều triệu chứng bệnh ung thư gan: Tầm soát càng sớm càng tốt.
4. Quy trình thực hiện tầm soát ung thư gan
Quy trình tầm soát ung thư gan ở các bệnh viện bao gồm 3 bước sau:
4.1. Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước đầu tiên, giữ vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư gan. Trong bước này, bác sĩ sẽ làm các công việc sau:
Kiểm tra các dấu hiệu bên ngoài: Để đánh giá tình trạng toàn thân, tìm kiếm và phát hiện các triệu chứng suy chức năng gan, tăng áp mạch tĩnh mạch cửa, di căn… biểu hiện trên cơ thể.
Thu thập thông tin về triệu chứng bệnh và tiền sử gia đình: Bác sĩ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng bệnh gặp phải, yếu tố nguy cơ (uống rượu bia, béo phì, tiếp xúc với độc tố, hóa chất…), tiền sử bệnh của gia đình và bản thân bệnh nhân (từng nhiễm virus viêm gan B, C).
Từ kết quả khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư gan của người bệnh và chỉ định các phương pháp phù hợp.
4.2. Bước 2: Thực hiện các chỉ định
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp tầm soát sau:
4.2.1. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư
Các xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư bao gồm:
Xét nghiệm AFP: Để xác định nồng độ chất AFP, góp phần chẩn đoán sơ bộ ung thư biểu mô tế bào, ung thư tế bào gan nguyên phát.
Xét nghiệm AFP-L3: Để xác định tỉ lệ AFP-3 so với tổng nồng độ AFP, từ đó cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư gan của người bệnh.
Xét nghiệm DCP hay PIVKA: Xác định nồng độ chất DCP hay PIVKA để phát hiện những dấu hiệu bất thường, đánh giá khả năng mắc ung thư gan của người bệnh.
4.2.2. Xét nghiệm máu bắt buộc
Xét nghiệm công thức máu: Để phát hiện tình trạng thiếu máu, nhiễm khuẩn, bệnh về máu.
Xét nghiệm SGOT, SGPT, GGT: Để đánh giá chức năng hoạt động, bệnh lý và các tổn thương gan.
Xét nghiệm HBSAG: Để phát hiện viêm gan siêu vi B.
Xét nghiệm Anti HCV: Để phát hiện viêm gan siêu vi C.
4.2.3. Siêu âm gan
Đây là phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất, có thể thực hiện ở tất cả các bệnh viện, phòng khám. Mục đích để phát hiện khối u gan và tình trạng xơ gan, viêm gan, phân biệt ung thư biểu mô tế bào gan với u máu lành tính của gan.
4.2.4. Sinh thiết gan
Sinh thiết gan nhằm xác định chính xác người bệnh có bị ung thư gan không. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư gan và kết quả kiểm tra từ các xét nghiệm khác cho thấy điểm bất thường.
4.2.5. Các phương pháp khác
Chụp cắt lớp vi tính (CT): Để thấy dấu hiệu tổn thương bất thường ở gan, hình ảnh u gan; số lượng, đặc điểm, hình dạng, kích thước, tình trạng xâm lấn của khối u và phục vụ việc sinh thiết mô gan.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Nhằm phát hiện, hiển thị những khối tổn thương dạng nốt ở gan; phân biệt tổn thương ung thư và nốt tân tạo.
Chụp X-quang lồng ngực: Để phát hiện những tổn thương di căn ở tim, phổi.
Bác sĩ sẽ đọc kết quả, thông báo tình trạng của người bệnh. Sau đó, đưa ra phương hướng điều trị nếu người bệnh bị ung thư gan hoặc tư vấn nếu họ mắc các bệnh lành tính khác.
5. Tầm soát ung thư gan giá bao nhiêu?
Chi phí tầm soát ung thư gan sẽ tùy thuộc vào các chỉ định cần thực hiện và địa chỉ thực hiện tầm soát. Một gói khám tầm soát ung thư gan có giá khoảng 1.4 – 5 triệu đồng.
Giá gói tầm soát ung thư gan ở các bệnh viện sẽ bao gồm nhiều danh mục. Dưới đây là giá gói tầm soát ung thư gan tại một số bệnh viện uy tín mà bạn có thể tham khảo.
Gói khám tầm soát ung thư gan của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt bao gồm các danh mục khám như: Khám nội tổng quát, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm AFP định lượng, xét nghiệm CA 199, xét nghiệm Protein tp, Albumin, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, chụp X-quang, siêu âm…
Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn
6. Lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư gan
Để có kết quả tầm soát ung thư gan chính xác nhất thì người đi khám nên chú ý những lưu ý dưới đây:
Trước khi thực hiện tầm soát:
Không ăn ít nhất 6 tiếng trước xét nghiệm.
Không uống rượu bia, các chất kích thích như trà, cà phê…
Ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị, thuốc bổ… vì các loại thuốc này có khả năng làm tăng chỉ số của kết quả xét nghiệm.
Lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng, giàu kinh nghiệm để thực hiện.
Trong khi thực hiện tầm soát:
Trả lời trung thực các câu hỏi của bác sĩ để làm cơ sở chỉ định các xét nghiệm và đọc kết quả.
Phụ nữ mang thai không được chụp X-quang vì tia X có thể ảnh hưởng đến bào thai.
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không đeo trang sức để thuận tiện cho thăm khám, đồng thời không gây nhiễu, ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và kết quả chẩn đoán.
Lưu ý: Các kết quả xét nghiệm vẫn có tỷ lệ âm tính, dương tính giả. Vì thế, người bệnh nên thực hiện tầm soát ung thư gan ngay nếu phát hiện thấy các biểu hiện bất thường.
7. Cách phòng ngừa ung thư gan hiệu quả
Bên cạnh việc tầm soát để phát hiện sớm ung thư gan, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh dưới đây:
Tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B: Giúp giảm nguy cơ nhiễm virus viêm gan B gây ra bệnh ung thư gan.
Tìm cách phòng viêm gan C: Để hạn chế nguy cơ nhiễm virus viêm gan C gây ung thư gan.
Không uống rượu bia, hút thuốc lá: Vì chất cồn trong rượu bia và nicotin trong thuốc lá khiến gan bị tổn thương, hình thành mô sẹo dẫn đến xơ gan mãn tính.
Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày: Nên ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, thực phẩm ít chất béo. Không nên ăn thức ăn bị hỏng, mốc, chứa lượng muối cao, nhiều dầu mỡ…
Duy trì sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý: Tránh thức khuya, nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dụng thường xuyên, giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan.
Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư gan định kỳ: Nếu thuộc đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư gan, bạn nên làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu về gan khi khám sức khỏe định kỳ.
Bạn nên tầm soát ung thư gan ở nơi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như:
Được Bộ Y tế cấp phép.
Có đội ngũ bác sĩ chuyên gia hàng đầu, giàu kinh nghiệm.
Đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc người bệnh tận tình, chuyên nghiệp.
Cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, sạch sẽ.
Sở hữu trang thiết bị hiện đại, tiên tiến phục vụ cho việc thăm khám một cách tốt nhất.
Quy trình thăm khám rõ ràng, khoa học.
Danh mục khám đầy đủ, chi tiết.
Là bệnh viện tư nhân chuyên sâu ung bướu ở miền Bắc, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu trên. Với quy trình tư vấn, khám, điều trị khoa học cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ cho kết quả tầm soát ung thư gan nhanh và chính xác nhất. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ hotline 094 230 0707 hoặc Fanpage để được tư vấn.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến việc tầm soát ung thư gan, từ lợi ích, đối tượng tầm soát, tần suất, quy trình, lưu ý khi thực hiện, giá cả, cách phòng chống đến địa chỉ tầm soát. Hy vọng những thông tin này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp bạn tầm soát ung thư gan thuận lợi và hiệu quả.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.