Tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư phổi – Phát hiện sớm tăng khả năng điều trị thành công

5/5 - (1 bình chọn)

Tầm soát ung thư phổi là việc làm cần thiết để phát hiện ra bệnh ung thư phổi sớm, tăng cơ hội điều trị hiệu quả và sống sót cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra ý nghĩa, dấu hiệu, quy trình thực hiện và chi phí của tầm soát ung thư phổi để bạn đọc tham khảo và sẵn sàng tầm soát khi cần.

1. Ý nghĩa của tầm soát ung thư phổi

Theo thống kê của Globocan năm 2020 có hơn 2,2 triệu người mắc mới ung thư phổi, chiếm 11,4% tổng số bệnh nhân ung thư. Số người tử vong là hơn 1,7 triệu bệnh nhân, đứng thứ nhất trong số các loại ung thư. Còn theo Globocan Việt Nam năm 2020 có 26.262 ca mới mắc ung thư phổi và 23.797 người tử vong.

Ung thư phổi – Căn bệnh nguy hiểm hàng đầu thế giới

Những con số đáng báo động trên cho thấy việc tầm soát ung thư phổi là thực sự cần thiết, mang ý nghĩa quan trọng. Bởi tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện sớm các nguy cơ và can thiệp kịp thời để ngăn ngừa ung thư phổi.

Ngoài ra, phát hiện bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm khiến việc điều trị dễ dàng hơn, tăng tỷ lệ điều trị thành công, giảm đau đớn và chi phí chữa trị cho người bệnh. Đồng thời giảm nguy cơ tử vong và hạn chế biến chứng, di căn.

Theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, từ năm 2004 – 2010, tỷ lệ sống sót của người mắc ung thư phổi được phát hiện và điều trị sớm tăng từ 4% lên 54%. Vì thế, nên thực hiện tầm soát ung thư phổi nếu thấy dấu hiệu của bệnh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

2. Khi nào nên tầm soát ung thư phổi

Ở giai đoạn sớm, dấu hiệu bệnh ung thư phổi thường không rõ ràng, khó phát hiện. Triệu chứng phổ biến nhất là ho khan kéo dài, điều trị kháng sinh không có kết quả, dễ nhầm với bệnh nhân viêm phế quản.

Vì thế, ngay khi thấy bản thân có các triệu chứng này thì bạn nên đi tầm soát ngay:

  • Ho nhiều, dai dẳng: Xảy ra ở 70% trường hợp mắc ung thư phổi. Người bệnh ho nhiều, lâu ngày không khỏi, ho ra máu, khàn tiếng, nuốt nghẹn do khối u xâm lấn.
  • Khó thở: Gặp ở giai đoạn muộn khi u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp.
  • Khò khè, thở rít: Do u chèn ép phế quản lớn.
  • Đau tay, ngón tay, vai và ngực: Khi u bướu ở tại đỉnh phổi dẫn tới xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh cánh tay gây đau liên tục ở cánh tay, đau vai và ngực.
  • Sụp mi mắt, sâu hõm mắt, xanh tím nhẹ ở môi, mũi: Do khối u thùy trên phổi phải xâm lấn trực tiếp vào tĩnh mạch chủ trên hoặc hạch di căn ở trung thất, gây ra phù nề ở cổ, mặt, về sau lan xuống phần trên ngực.
  • Thường xuyên nhiễm trùng đường hô hấp: Có thể dẫn đến bệnh viêm phế quản mãn tính.
  • Có bất thường ở mô vú: Vùng ngực to lên bất thường do các tế bào ung thư phổi kích thích việc tiết nội tiết tố bất thường.
  • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Trên thực tế, 13% người bệnh không có bất cứ triệu chứng nào như trên khi phát hiện bị ung thư phổi. Vì thế, không chờ đến khi xuất hiện dấu hiệu, mà những người thuộc nhóm các đối tượng nguy cơ cao dưới đây cũng nên tầm soát ung thư phổi sớm:

  • Người từ 50 tuổi trở lên.
  • Người hút nhiều thuốc lá (chủ động và thụ động) có nguy cơ bị ung thư phổi cao nhất.
  • Người mắc bệnh viêm phổi mãn tính.
  • Người sinh sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí.
  • Người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh về phổi hoặc ung thư phổi.
  • Người đang mắc một ung thư khác như ung thư tuyến giáp, gan, buồng trứng…

Với những người có nhiều triệu chứng và thuộc nhóm nguy cơ cao cần đi tầm soát 6 – 12 tháng/lần và nên thực hiện càng sớm càng tốt. Riêng với những người bình thường thì nên tầm soát 1 năm/lần hoặc tối đa 2 năm/lần.

Những người hút thuốc lá nên tầm soát ung thư phổi thường xuyên

3. Quy trình tầm soát ung thư phổi

Quy trình tầm soát ung thư phổi ở các bệnh viện thường bao gồm ba bước sau:

3.1. Bước 1: Khám lâm sàng chuyên khoa hô hấp

Bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu bên ngoài và thu thập thông tin về triệu chứng bệnh, tiền sử gia đình và bản thân để làm căn cứ chỉ định các xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh.

3.2. Bước 2: Thực hiện các chỉ định

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm một vài hoặc tất cả các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư phổi: Các xét nghiệm NSE, Cyfra 21-1, Pro-GRP, CEA giúp tìm ra chất chỉ điểm gây ung thư phổi, xác định tế bào ung thư, mức độ xâm lấn của khối u.
  • Xét nghiệm máu bắt buộc: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm TB test, test HCG, viêm gan B,C… giúp phát hiện tình trạng thiếu máu, nhiễm khuẩn, bệnh về máu và các bệnh lý về gan.
  • Chụp X-quang phổi: Giúp phát hiện sớm những bất thường, tổn thương ở phổi và vị trí, hình thái, kích thước của khối u, rạch rốn phổi, trung thất. Vì thế, đây là phương pháp cơ bản, thường được sử dụng để tầm soát ung thư phổi.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp quan sát đặc điểm khối u (vị trí, kích thước), xác định giai đoạn, đánh giá tình trạng hạch trung thất và hướng dẫn sinh thiết xuyên thành chẩn đoán mô bệnh học.
  • Sinh thiết phổi: Dùng để xác định tế bào ung thư và chẩn đoán chính xác người bệnh có bị ung thư phổi không. Bác sĩ thường chỉ định người bệnh làm sinh thiết khi các phương pháp khác phát hiện bất thường nhưng chưa xác định được rõ tình trạng bệnh.
  • Siêu âm ổ bụng: Để đánh giá sự di căn của tế bào ung thư phổi đến gan, tuyến thượng thận.
  • Chụp MRI não: Để xác định sự di căn của tế bào ung thư phổi đến não.
  • Xạ hình xương: Được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ tế bào ung thư phổi di căn xương.
  • Chụp PET-CT: Đây là phương pháp tốt nhất để xác định tế bào ung thư phổi đã di căn ngoài não.
  • Nội soi: Nội soi màng phổi giúp chẩn đoán giai đoạn bệnh ung thư phổi trước điều trị và được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ di căn màng phổi.
  • Xét nghiệm gen: Để xác định đột biến gen EGFR, dùng thuốc điều trị đúng. Xét nghiệm này thường được chỉ định trong ung thư phổi biểu mô tuyến.
Chụp X-quang phổi giúp phát hiện những tổn thương, khối u ung thư ở phổi nên hay được sử dụng khi tầm soát ung thư phổi

3.3. Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ xem xét, đánh giá xem người bệnh có bị ung thư phổi không.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ thông báo kết quả và đưa ra phương pháp điều trị (nếu bệnh nhân bị ung thư phổi) hoặc tư vấn cách phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe cho người đi khám (nếu không bị ung thư phổi).

4. Chi phí tầm soát ung thư phổi

Chi phí tầm soát ung thư phổi không cố định mà phụ thuộc vào các chỉ định cần thực hiện, địa chỉ nơi đi tầm soát và thời điểm tầm soát. 

Chi phi gói tầm soát ung thư phổi là tổng chi phí khám của nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt có gói khám tầm soát ung thư phổi với đầy đủ các phương pháp như: xét nghiệm TB test, xét nghiệm Cyfra 21-1, xét nghiệm NSE, xét nghiệm CEA, chụp X-quang phổi…

Nên tầm soát ung thư phổi ở đâu?

5. Lưu ý khi tầm soát ung thư phổi

Khi tầm soát ung thư phổi, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Nhịn ăn sáng và uống nước trước khi xét nghiệm.
  • Nên đi xét nghiệm máu vào sáng sớm.
  • Tránh uống các chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas như rượu, bia, trà, cà phê, nước ngọt có gas…
  • Không đi xét nghiệm khi cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, suy nhược vì tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.
  • Trung thực trả lời câu hỏi của bác sĩ, cung cấp đầy đủ thông tin về dấu hiệu bệnh, tiền sử bệnh lý của gia đình, bản thân để có kết quả chính xác và phương hướng điều trị tốt nhất.
  • Lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng và có kinh nghiệm để thực hiện.

Lưu ý: 

  • Tầm soát ung thư phổi được khuyến cáo thực hiện ở những đối tượng có nguy cơ cao (vì nhiễm tia xạ khi thực hiện CT scan ngực liều cực thấp có nguy cơ gây ung thư).
  • Các kết quả xét nghiệm vẫn có thể cho kết quả dương tính giả đối với trường hợp bệnh nhân có tổn thương nghi ngờ ung thư phổi nhưng thực chất không mắc bệnh.

6. Cách phòng ngừa ung thư phổi

Đừng để thấy bệnh mới chữa, hãy áp dụng ngay các biện pháp dưới đây để phòng tránh bệnh ung thư phổi:

  • Tầm soát ung thư phổi hàng năm, nhất là những người thuộc đối tượng nguy cơ cao: Bởi vì nếu phát hiện ung thư phổi ngay từ giai đoạn đầu sẽ dễ chữa trị và mang đến hiệu quả điều trị cao hơn, tăng cơ hội sống cho người bệnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có triệu chứng như ho kéo dài, đau ngực, khò khè, khó thở, ho ra máu, sụt cân,… Bởi ung thư phổi thường không có dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn đầu khiến người bệnh chủ quan.
  • Không hút thuốc lá: Bởi 90% người bị ung thư phổi do hút thuốc lá. Trong thuốc lá có chứa các chất hydrocacbon thơm, đặc biệt chất 3-4 benzopyren là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi.
  • Tránh hút thuốc thụ động: Hút thuốc lá thụ động cũng có thể bị ung thư phổi do hít phải khói thuốc chứa chất độc hại. Vì thế, hãy tránh xa người hút thuốc hoặc tránh đến khu vực mọi người hay hút thuốc.
  • Cẩn trọng trước ô nhiễm không khí: Theo kết quả điều tra của cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), năm 2010, trên thế giới có 3,2 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí, trong đó có 223.000 người bị ung thư phổi. Vì thế, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
    • Thường xuyên cập nhật các thông tin về chất lượng không khí để chủ động phòng ngừa tình trạng ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường.
    • Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng khi ra ngoài đường, đặc biệt là nơi có nhiều khói bụi.
    • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trồng thêm cây xanh.
    • Tắt máy khi dừng đèn đỏ để giảm trừ khói.
  • Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc hợp lý: Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, tập thể dục thường xuyên giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, bạn nên tránh xa

7. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt – Địa chỉ tầm soát ung thư phổi uy tín, chất lượng

Ung thư phổi là bệnh nguy hiểm, khó phát hiện ở giai đoạn đầu và khó chữa trị ở những giai đoạn sau nên bạn cần chọn đơn vị uy tín để thăm khám. Một trong những bệnh viện tầm soát ung thư phổi nổi tiếng, được nhiều chuyên gia trong ngành và người bệnh đánh giá cao về chất lượng và độ uy tín là Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt được trang bị nhiều loại máy móc hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ cho kết quả tầm soát ung thư phổi nhanh và chính xác. Vì thế, nếu muốn nhận tư vấn miễn phí và đăng khí khám tầm soát ung thư phổi, bạn hãy liên hệ:

Như vậy, tầm soát ung thư phổi là việc làm cần thiết, đặc biệt là những người có dấu hiệu bệnh hoặc thuộc đối tượng nguy cơ cao. Càng tầm soát sớm phát hiện bệnh thì khả năng điều trị càng cao.

 

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.