Tầm soát ung thư xương giúp phát hiện và điều trị hiệu quả, giảm đau đớn và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Tại Việt Nam, ung thư xương đứng thứ 16 trong số các loại ung thư, chiếm 5% trong các ung thư trẻ em. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra vai trò, dấu hiệu và các phương pháp tầm soát ung thư xương phổ biến.
1. Vai trò của tầm soát ung thư xương
Ung thư xương là ung thư liên kết xuất phát từ tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương. Theo vị trí u, ung thư xương thường gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).
Mặc dù ung thư xương được đánh giá là hiếm gặp với chỉ 0.5% toàn bộ các ca ung thư. Nhưng đây lại là loại ung thư xuất hiện chủ yếu ở người trẻ. Do vậy, tầm soát ung thư xương sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
Giúp phát hiện sớm các nguy cơ ung thư xương và can thiệp kịp thời để ngăn ngừa bệnh.
Giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị, làm tăng tỷ lệ khỏi bệnh, giảm nguy cơ di căn: Người bệnh có thể sống trên 5 năm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống là 80%. Đến giai đoạn muộn chỉ còn 20 – 50%.
Ung thư xương khiến bệnh nhân đau đớn, phải cắt cụt chi ảnh hưởng đến sinh hoạt, thậm chí tử vong do di căn. Vì vậy, tầm soát sớm giúp giảm đau đớn cho người bệnh và giảm thiểu chi phí chữa trị.
2. Khi nào nên tầm soát ung thư xương?
Nhằm tránh bỏ qua căn bệnh ở giai đoạn sớm, ngay khi có các triệu chứng hoặc nằm trong nhóm nguy cơ cao dưới đây, người bệnh nên đi khám tầm soát ung thư xương:
2.1. Có dấu hiệu của ung thư xương
Ung thư xương được chia làm hai giai đoạn với các mức độ biểu hiện lâm sàng như sau:
Đau xương: Lúc đầu đau mơ hồ trong xương, khi bệnh diễn biến nặng thì tình trạng đau tăng và rõ ở vị trí khối u. Cảm giác đau âm ỉ liên tục, ở đầu trên và đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, xương cánh tay, xương chậu, xương bả vai.
Sờ nắn thấy có khối u: Lúc đầu, khối u chắc, cứng, ấn không đau nhưng tăng kích thước nhanh. Theo thời gian, u xâm lấn vào các mô xung quanh làm tăng cảm giác đau. Muộn hơn nữa, khối u có thể phá vỡ da, gây chảy máu, nhiễm trùng.
Vùng xương tổn thương có hiện tượng nóng: Do phản ứng viêm, tiêu xương và tăng sinh mạch máu nên vùng da trên khối u sẽ có nhiệt độ cao hơn xung quanh.
Thường xuyên mệt mỏi, đau nhức chân tay: Chân tay yếu, có cảm giác tê bì, đau nhức không rõ ràng do khối u tác động.
Mức độ đau xương tăng rõ rệt: Đau xương thường xuyên, uống thuốc giảm đau không đỡ. Do tế bào ác tính đã xâm nhập tới phần mềm, chèn ép, tiêu hủy các tế bào lành gây ra triệu chứng đau.
Xương to lên, nổi u cục ở một vài vị trí trong cơ thể: Giai đoạn này các khối u đã có kích thước đủ để sờ thấy trên lâm sàng.
Dễ gãy xương: Do cấu trúc xương bị đảo lộn, mức độ dẻo dai và bền chắc của xương rất thấp, đặc biệt trên vùng tiếp giáp với khối u. Bệnh nhân có thể bị gãy xương sau những sang chấn rất nhẹ mà người bình thường khó có thể gặp.
Nổi hạch ngoại vi: Khối u xương phát triển, xâm lấn vào mạch máu và bạch huyết, đưa lượng lớn tế bào ung thư đi khắp cơ thể. Hạch ngoại vi với vai trò là trạm kiểm soát đã “bắt giữ” những tế bào này lại, nhưng đồng thời cũng bị chúng phá hủy, tạo phản ứng viêm tại chỗ.
Suy nhược cơ thể, mệt mỏi: Khối u xương tiết ra các hormon tự kích thích tế bào ác tính phân chia. Lượng hormon dư thừa này làm tăng quá trình dị hóa, hao hụt năng lượng tích lũy trong cơ thể khiến người bệnh gầy gò. Có thể giảm trên 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3 tháng.
2.2. Thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư xương
Khi thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao dưới đây, người bệnh nên đi tầm soát ung thư xương ngay:
Do di truyền: Có người thân trong gia đình mắc các hội chứng Li-Fraumeni (đột biến gen P53 trên nhiễm sắc thể 17), Rothmund-Thomson, u nguyên bào võng mạc…
Do bệnh về xương: Bệnh Paget xương, loạn sản xơ xương…
Do chấn thương: Các xương dài từng bị va đập mạnh, hoặc gãy (đặc biệt là vùng đầu trên xương chày).
Do bức xạ ion hóa: Người thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong môi trường phóng xạ, có tiền sử xạ trị từ nhỏ.
3. Tầm soát ung thư xương bằng cách nào?
3.1. Chụp X-quang xương
Chụp X-quang xương là phương pháp xét nghiệm phổ biến trong tầm soát ung thư xương. Dưới tác dụng của tia X, phần xương được chụp sẽ hiện lên hình ảnh cản quang, bác sĩ phân tích hình ảnh này và đưa ra được kết luận.
Cách thực hiện: Sau khi đánh giá lâm sàng khu trú vị trí nghi ngờ có tổn thương xương, người bệnh sẽ loại bỏ các vật dụng kim loại trên người và được chụp phim dưới hướng dẫn của kỹ thuật viên y tế. Những hình ảnh tiêu xương, phản ứng màng xương, thổi vỏ, bờ nham nhở là đặc điểm của khối u xương ác tính.
Ưu điểm:
Chi phí rẻ.
Phổ biến ở nhiều đơn vị y tế.
Đánh giá được tổn thương của xương.
Nhược điểm:
Độ chi tiết của hình ảnh còn thấp, chỉ có một diện cắt đánh giá.
Không đánh giá được nhu mô quanh xương.
Chi phí: Khoảng 72.000 – 160.000 VNĐ.
3.2. Chụp CT
Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, sử dụng tia X với góc chụp quét nhiều tầng, độ phân giải cao hơn so với chụp X-quang.
Mục đích: Cho thấy mức độ lan rộng của tổn thương trong xương hoặc ngoài xương.
Cách thực hiện: Bệnh nhân sau khi tháo bỏ hết vật dụng kim loại trên người sẽ được nằm trên một chiếc giường có thể di chuyển. Phần cơ thể được chụp sẽ nằm trong một đường hầm với tia X được quét vòng tròn liên tục xung quanh. Kết quả dưới dạng hình ảnh được bác sĩ phân tích và đưa ra kết luận.
Ưu điểm: Hình ảnh do phim CT chụp độ phân giải cao, có thể dựng hình 3D, cho phép đánh giá sự lan tỏa của tổn thương vào trong xương, tủy, phần mô mềm xung quanh.
Nhược điểm: Không có ưu thế trong đánh giá nhu mô.
Chi phí: Khoảng 2.000.000 – 5.000.000 VNĐ.
3.3. Chụp MRI
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp sử dụng tính chất vật lý của nguyên tử Hidro trong các tế bào để tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể.
Mục đích: Đánh giá sự lan rộng của tổn thương trong xương và tủy xương. Đồng thời, đánh giá nhu mô xung quanh tổn thương như dây chằng, mạch máu.
Cách thực hiện: Tiến trình chụp gần giống với chụp CT, điểm khác biệt là thời gian chụp MRI kéo dài, người bệnh cần giữ nguyên tư tế trong khoảng 10 – 20 phút.
Ưu điểm:
Có lợi thế lớn trong đánh giá tổn thương nhu mô, mang lại thông tin về di căn mạch máu, thần kinh (nếu có) và phát hiện các di căn nhảy cóc.
Xét nghiệm máu tầm soát ung thư xương cho kết quả về nồng độ phosphatase kiềm (ALP) và nồng độ lactate dehydrogenase (LDH).
Nếu chỉ số ALP > 30-200 đơn vị/lít: Người khám có nguy cơ bị ung thư xương.
Nếu chỉ số LDH > 240-480 U/L: Người khám có nguy cơ bị ung thư xương hoặc mắc một số bệnh như gan, nhồi máu cơ tim…
Lưu ý: Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư xương không có ý nghĩa chẩn đoán ung thư. Nó chỉ đóng vai trò làm cột mốc theo dõi đáp ứng điều trị và có giá trị gợi ý cho những xét nghiệm phức tạp hơn.
Cách thực hiện: Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch. Bệnh phẩm được gửi đi trung tâm xét nghiệm và kết quả được trả lại dưới dạng chỉ số.
Ưu điểm:
Đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá đáp ứng điều trị.
Thước đo cho bác sỹ lâm sàng về nguy cơ ung thư xương.
Nhược điểm:
Không khẳng định chẩn đoán ung thư.
Chi phí: Khoảng 23.000 – 50.000 VNĐ.
3.5. Chụp xạ hình xương
Chụp xạ hình xương là phương pháp sử dụng đồng vị phóng xạ để đánh giá quá trình di căn của tế bào ác tính mô xương.
Mục đích: Xác định giới hạn tổn thương, theo dõi tiến triển và đánh giá kết quả điều trị.
Cách thực hiện: Bệnh nhân được chỉ định tiêm dung dịch chứa đồng vị phóng xạ. Sau một thời gian chụp toàn thân bệnh nhân dưới chùm tia đặc biệt, sẽ phát hiện những vùng cơ thể có tăng tụ tập đồng vị phóng xạ – nơi đó có nghi ngờ tổn thương ác tính.
Ưu điểm: Tìm kiếm các ổ di căn đặc biệt hiệu quả với ung thư xương.
Nhược điểm: Thời gian thực hiện kéo dài, tăng nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ.
Giá cả: Liên hệ để biết thêm chi tiết.
3.6. Sinh thiết mở
Sinh thiết mở là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán và xác định giai đoạn của ung thư, thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Mỗi loại khối u trên các vùng cơ thể khác nhau có yêu cầu sinh thiết khác nhau. Riêng với ung thư xương, cần được sinh thiết mở.
Mục đích: Xác định tính ác tính của khối u, giai đoạn, phân loại mô bệnh học.
Cách thực hiện: Đây là phương pháp cắt lấy một phần của khối u, đánh giá dưới kính hiển vi nhằm xác định tính chất khối u cũng như mức độ xâm lấn.
Ưu điểm:
Là căn cứ để xác định chẩn đoán cũng như lên kế hoạch điều trị.
Dựa vào kết quả sinh thiết khối u mà các bác sĩ có thể đưa ra kết luận chỉ định phẫu thuật bảo tồn chi hay cắt cụt, phạm vi cuộc mổ tới đâu, có cần phải hóa xạ trị hậu phẫu không.
Nhược điểm:
Bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật nên có thể bị đau.
Lưu ý: Sinh thiết mở là tốt nhất trong tầm soát ung thư xương. Không nên dùng phương pháp sinh thiết kim nhỏ để chẩn đoán ung thư xương vì cho kết quả không chính xác. Còn với phương pháp sinh thiết kim lớn, tuy cho kết quả chính xác nhưng chỉ người có kinh nghiệm mới được thực hiện.
Chi phí: Liên hệ để biết thêm chi tiết.
3.7. Các phương pháp tầm soát ung thư xương khác
Để xác định tình trạng ung thư, bác sỹ sẽ phối hợp nhiều phương pháp và kỹ thuật cận lâm sàng để có được kết quả chính xác nhất. Một số phương pháp sau đây thường được phối hợp với các phương pháp đã nêu trên:
Chụp PET CT: Phương pháp gần tương tự chụp xạ hình xương phối hợp quét CT. Giúp đưa ra kết quả chi tiết hơn, phối hợp ưu điểm của cả 2 kỹ thuật.
Siêu âm ổ bụng: Đánh giá di căn tạng ổ bụng, đặc biệt quan trọng nếu bệnh nhân có triệu chứng chướng bụng, gầy nhiều, vàng da.
Chụp X-quang phổi: Đánh giá di căn phổi. Ung thư xương có tỉ lệ di căn nhảy cóc trực tiếp từ xương tới phổi.
4. Lưu ý khi tầm soát ung thư xương
Tầm soát ung thư là một quá trình cần có sự chuẩn bị và thấu hiểu từ cả bệnh nhân và người nhà. Trước ngày hẹn thăm khám, bạn cần chuẩn bị như sau:
Không sử dụng chất kích thích hoặc có cồn trước khi tầm soát.
Khi chụp CT, chụp X-quang không mang trang sức, quần áo có mảnh kim loại.
Kết quả xét nghiệm có thể âm tính hoặc dương tính giả. Bệnh nhân cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc từ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn.
5. Tầm soát ung thư xương ở đâu?
Dưới đây là các bệnh viện chuyên khoa uy tín có cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư, đặc biệt là ung thư xương.
5.1. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
Địa chỉ:
Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt: Số 34, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chỉ đường
Phòng khám Đa khoa Hưng Việt: Số 40, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chỉ đường
Thời gian khám: Thứ 2 – Chủ nhật (cả ngày).
Số điện thoại: 094 230 0707.
Chi phí: Liên hệ 094 230 0707 để biết chi tiết.
Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là bệnh viện tư nhân chuyên sâu Ung bướu duy nhất tại miền Bắc. Bệnh viện là địa chỉ tin cậy để tầm soát ung thư xương bởi những ưu điểm vượt trội sau:
Tầm soát cho kết quả nhanh, chính xác: Thời gian trả kết quả của hệ thống máy móc hiện đại được rút ngắn tối đa.
Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại: Bệnh viện luôn chủ động cập nhật các dòng máy tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu không ngừng của người bệnh.
Dịch vụ tận tâm, chăm sóc chu đáo: Bệnh nhân sẽ được lên lịch hẹn và tư vấn chuẩn bị từ trước khi tới viện. Có thể tới khám tại bệnh viện vào cả thứ 7 và chủ nhật, lấy máu ngay tại nhà.
Chi phí tầm soát hợp lý: Các gói dịch vụ được xây dựng hướng tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe của phần đông gia đình Việt. Bệnh nhân có thể lựa chọn gói dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng chi trả.
5.2. Bệnh viện K
Địa chỉ:
Bệnh viện K1 (cơ sở 1): Số 43, Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A – 9B, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại: 0904 748 808, 0904 592 017. Chỉ đường
Bệnh viện K2 (cơ sở 2): Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Số điện thoại: 0936 238 808. Chỉ đường
Bệnh viện K3 (cơ sở 3): Số 30, đường Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội. Số điện thoại: 0904 690 818. Chỉ đường
Thời gian khám:
Thứ 2 – Thứ 6: Khám thường, khám bảo hiểm y tế
Thứ 7: Khám theo yêu cầu
Số điện thoại: 0904 592 017
Chi phí: Liên hệ để biết thêm thông tin
Bệnh viện K là bệnh viện tuyến trung ương chuyên khoa Ung bướu. Bệnh viện đã khẳng định vị thế đầu ngành của mình qua thời gian dài phát triển với các ưu điểm sau:
Đội ngũ y bác sỹ đầu ngành với kinh nghiệm điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân mỗi ngày.
Được đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu chuyên khoa ung bướu.
Dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng được hoàn thiện.
5.3. Khoa Y học hạt nhân – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: Số 1, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chỉ đường
Thời gian khám:
Khám thông thường: Thứ 2 – thứ 6 (6h30 – 17h)
Khám yêu cầu: Thứ 2 – thứ 7 (6h30 – 17h)
Số điện thoại: 069 572 400
Chi phí: Liên hệ để biết thêm thông tin
Bệnh viện Trung ương quân đội 108 là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại Hà Nội. Khi nhắc tới Bệnh viện 108, không thể không nói tới những ưu điểm sau:
Đội ngũ y bác sỹ kinh nghiệm, được đào tạo bài bản.
Trang thiết bị hiện đại đời mới được đầu tư đáp ứng nhu cầu người bệnh: máy MRI, máy CT 365 dẫy…
Dịch vụ khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu người bệnh cả trong và ngoài ngành quân đội.
Mức giá chi phí tầm soát ung thư xương phụ thuộc vào địa chỉ khám, trình độ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị, máy móc, dịch vụ… Người bệnh có thể lựa chọn mức giá giao động từ 3.000.000 tới 12.000.000 VNĐ.
6.2. Ung thư xương sống được bao lâu?
Ung thư xương nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hoàn toàn có thể chữa khỏi. Những trường hợp di căn xa tiên lượng nặng nề, thời gian sống giảm và phải chịu đựng cơn đau.
Tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư xương theo giai đoạn:
Giai đoạn I: 80%
Giai đoạn II: 70%
Giai đoạn III: 60%
Giai đoạn IV: 20 – 50%
6.3. Cách phòng chống ung thư xương hiệu quả
Để phòng tránh ung thư xương, bạn và người nhà ngay từ bây giờ nên có một sức khỏe và một hệ miễn dịch tốt, bằng cách:
Nên đi khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ.
Như vậy, tầm soát ung thư xương là việc làm cần thiết, đặc biệt với những người có dấu hiệu bệnh hoặc thuộc đối tượng nguy cơ cao. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn tìm được địa chỉ tầm soát ung thư xương uy tín cho mình. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ 094 230 0707 để được tư vấn.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.