Polyp dạ dày là khối tế bào được hình thành trên lớp niêm mạc của dạ dày, thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Bệnh thường được phát hiện ở các bệnh nhân khi nội soi đường tiêu hóa trên và chiếm tỷ lệ khoảng 25%. Hầu hết các khối polyp dạ dày là lành tính, không trở thành ung thư, nhưng một số loại polyp lại có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
1. Dấu hiệu nhận biết
Polyp dạ dày không có những triệu chứng đặc hiệu. Nhưng khi phát triển to, polyp dạ dày có thể bị loét trên bề mặt gây xuất huyết, viêm nhiễm, đau tức. Trong một số trường hợp hiếm hoi, polyp làm bít tắc đường giữa dạ dày xuống ruột non.
Một số bệnh nhân có các triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày: tiêu chảy thường xuyên, tiêu ra máu, ăn không tiêu… Ngoài ra còn có thể có triệu chứng: đau bụng hoặc đau khi ấn vùng bụng; chảy máu; thiếu máu, người mệt mỏi.
2. Những loại polyp dạ dày thường gặp
Tăng sản polyp:
Tạo thành như một phản ứng viêm mạn tính trong các tế bào lót mặt trong của dạ dày. Polyp tăng sản phổ biến nhất ở những người có tiền sử viêm dạ dày. Sự kết hợp này có thể liên quan đến một loại vi khuẩn lây nhiễm vào các lớp lót bên trong của dạ dày – vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Polyp tăng sản lớn hơn 2 cm đường kính thì có nguy cơ trở thành ung thư dạ dày.
Polyp tuyến:
Loại polyp này tạo thành từ các tế bào tuyến trên lớp niêm mạc bên trong của dạ dày. Polyp tuyến được gọi là bệnh polip u tuyến gia đình vì bệnh có yếu tố di truyền. Những người mắc Polyp tuyến thường được chỉ định cắt bỏ vì chúng có khả năng cao phát triển thành ung thư.
U tuyến hay còn gọi là Adenoma:
U tuyến là loại phổ biến nhất của polyp dạ dày, nhưng cũng là loại có nhiều khả năng trở thành ung thư dạ dày. U tuyến có liên quan đến viêm dạ dày và bệnh polyp u tuyến có tính chất gia đình nghĩa là, nếu gia đình có người mắc Adenoma thì nguy cơ các thành viên khác mắc bệnh này cũng cao hơn so với gia đình không có người bị căn bệnh này.
3. Chẩn đoán Polyp dạ dày
Để chẩn đoán Polyp dạ dày phương pháp tốt nhất là soi dạ dày. Nội soi dạ dày cho phép phát hiện được những polyp rất nhỏ khoảng 1-2 mm, xác định được vị trí, kích thước số lượng hình dạng và những biến chứng của polyp như viêm loét, chảy máu. Qua nội soi các bác sỹ có thể tiến hành sinh thiết Polyp làm xét nghiệm tế bào để chẩn đoán Polyp thuộc loại tế bào nào, đã có biến chứng ung thư chưa để có kế hoạch theo dõi và điều trị kịp thời.
Nếu khối polyp nhỏ mà không phải là u tuyến có thể không cần điều trị. Các khối u thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng và hiếm khi trở thành ung thư. Trường hợp này nên nội soi định kỳ để theo dõi polyp dạ dày.
Đối với polyp dạ dày kích thước lớn hơn 0,5cm, cần phải được cắt bỏ. Hầu hết các polyp dạ dày có thể được cắt bỏ bằng dụng cụ chuyên biệt trong khi nội soi ống mềm, việc cắt bỏ polyp đề phòng nguy cơ biến chứng chảy máu và ung thư hóa; u tuyến cũng thường được cắt trong khi nội soi; các polyp kết hợp với bệnh polyp u tuyến có tính chất gia đình cũng được cắt bỏ bởi nguy cơ có thể trở thành ung thư; Nếu bị polyp dạ dày có vi khuẩn H. pylori, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Điều trị khỏi nhiễm H. pylori có thể làm cho polyp tăng sản biến mất và cũng có thể ngăn chặn khối u tái phát.
Khi có triệu chứng bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế có uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời
Từ nay tới 31/01/2019, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt đang triển khai gói ưu đãi giảm 15% cho các gói sàng lọc ung thư dạ dày và đại trực tràng. Chi tiết vui lòng liên hệ 0942 300 707
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.