Bệnh ung thư gan là một trong những bệnh nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh lại rất âm thầm và cũng chính vì lý do này mà nhiều người thường chủ quan bỏ qua giai đoạn sớm của bệnh. Phần lớn bệnh nhân thường đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn và không thể chữa khỏi bệnh và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn bổ sung những thông tin cần thiết và toàn diện về bệnh ung thư gan và Tầm soát để phòng tránh ung thư gan.
Nếu tế bào ung thư chưa lan rộng sang những cơ quan khác thì tỷ lệ sống 5 năm là 28%. Tuy nhiên, nếu như tế bào ung thư đã phát triển sang những cơ quan khác hoặc đến các hạch bạch huyết thì tỷ lệ sống được 5 năm chỉ là 7%.
– Thói quen lạm dụng rượu bia gây xơ gan và phát triển thành tế bào ung thư.
– Viêm gan siêu vi mãn tính: Những người mắc nhiễm trùng mãn tính virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C rất dễ dẫn tới xơ gan, tiến triển thành ung thư gan.
– Một số đối tượng thừa cân, béo phì có nguy cơ cao với tình trạng gan nhiễm mỡ và xơ gan, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.
– Những ai đang phải làm việc trong môi trường ô nhiễm và phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại thì cũng có nguy cơ cao đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này.
Tầm soát ung thư gan – Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị
Những triệu chứng ban đầu của ung thư gan rất khó phát hiện, tuy nhiên, nếu thấy cơ thể có những thay đổi như sau bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia: Giảm cân mà không rõ nguyên nhân, chán ăn và hay buồn nôn, người mệt mỏi và gan to, bụng phình, sưng to, kèm thêm vàng da và vàng mắt.
Có thể bạn quan tâm:
Ngoài việc tầm soát để phòng tránh ung thư gan, cách tốt nhất để phòng bệnh ung thư gan chính là lối sống tích cực, chế độ ăn lành mạnh, tập luyện khoa học và tuyệt đối tránh xa những chất kích thích như rượu bia.
Một số trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan, cách tốt nhất là tầm soát ung thư gan càng sớm càng tốt. Xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm máu với alpha-fetoprotein (AFP) và siêu âm gan khoảng 2 lần/năm.
Các nhà khoa học lý giải rằng, AFP là một trong những loại protein có thể tăng lên nhanh chóng ở những bệnh nhân mắc ung thư gan. Tuy nhiên, một số trường hợp, bệnh nhân bị ung thư gan lại có mức AFP bình thường. Hơn nữa, nồng độ AFP có thể được tăng từ các loại ung thư khác mà không phải ung thư gan.
Hy vọng những thông tin này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp bạn tầm soát ung thư gan thuận lợi và hiệu quả. Để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất về TẦM SOÁT UNG THƯ GAN – bạn vui lòng liên hệ 094 230 0707
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.