Ung thư phổi mang theo nhiều hệ lụy đến đời sống và sức khỏe của người bệnh nhưng không có nghĩa chúng ta phải đầu hàng trước nó. Điều quan trọng là chúng ta cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sau phẫu thuật và chế độ ăn của người bệnh ung thư phổi sau điều trị để tránh những biến chứng mà chúng gây ra đối với bệnh nhân.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý cơ bản mà bạn cần nắm được trong chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư phổi, nhất là sau khi phẫu thuật, tránh tác dụng phụ, mau chóng phục hồi sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ tái phát ung thư.
Chế độ dinh dưỡng bao gồm nhiều thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da… rất tốt cho những bệnh nhân ung thư phổi và được các bác sĩ khuyến khích đưa vào thực đơn hàng ngày của người bệnh. Đây là nhóm thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu protein và cholesterol cho cơ thể. Tuy nhiên, một cách hợp lý, người bệnh chỉ nên bổ sung những thực phẩm này với tỷ lệ bằng 15% khẩu phần ăn mỗi ngày.
Đây là nhóm những thực phẩm tương đối lành mạnh cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư phổi. Chất xơ có chứa nhiều trong các loại rau củ, ngũ cốc, hoa quả khô, táo, cam… rất tốt cho tiêu hóa của cơ thể. Còn những thực phẩm ít chất béo bao gồm những thực phẩm như trứng, cá, thịt nạc…
Ngoài ra, trong chế độ ăn của người bệnh ung thư phổi nên ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác như tinh bột (gạo, mì ống, khoai tây), các loại trái cây và rau quả rất giàu vitamin A, C, D, E,… sẽ có tác dụng phục hồi chức năng của một số cơ quan trong cơ thể.
Nhìn chung, đối với bệnh nhân ung thư phổi, sau điều trị, cần lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn… nhưng vẫn trên cơ sở bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra, do người bệnh có khả năng hấp thu cao hơn vào ban ngày, vì thế, người bệnh nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, ít hơn vào buổi tối. Lưu ý, cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi, khó chịu cho người bệnh như đậu nấu tái, gia vị cay …
Để chủ động đối phó với tình trạng buồn nôn, hấp thu kém và táo bón trong giai đoạn hậu phẫu, bạn nên ăn với chế độ ăn của người bệnh ung thư phổi có lượng thức ăn ít và chia thành nhiều bữa trong ngày. Ngoài chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều hoa quả, bệnh nhân cũng nên kết hợp với hoạt động thể chất, tránh nằm ngồi nhiều, uống nhiều nước để tránh tình trạng táo bón khi sử dụng sắt và thuốc giảm đau sau phẫu thuật.
Sụt cân là biểu hiện thường thấy của bệnh nhân ung thư phổi sau phẫu thuật ung thư phổi, có liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Để khắc phục tình trạng này, nhìn chúng, bạn cần phải có kế hoạch và xây dựng một chế độ dinh dưỡng đủ chất và ngon miệng cho bệnh nhân. Để tránh tình trạng chán ăn, người nhà bệnh nhân nên thay đổi món ăn thường xuyên, chế biến đẹp mắt, chia thành nhiều bữa nhỏ, thêm vào các loại gia vị để kích thích cảm giác thèm ăn của người bệnh.
Trên đây là những lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ về chế độ ăn hàng ngày của người bệnh ung thư phổi, bạn cần nắm rõ để giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả, tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.