Ung thư phổi là căn bệnh gây ra khoảng 1,2 triệu cái chết mỗi năm trên toàn thế giới. Nước ta mỗi năm ước tính có khoảng hơn 20.000 bệnh nhân ung thư được phát hiện, 17000 ca tử vong. Chính vì thế mà ung thư phổi là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu. Phát hiện và điều trị sớm ung thư phổi giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu chi phí, rút ngắn liệu trình điều trị cho bệnh nhân.
Chẩn đoán hình ảnh là một phương pháp để xác định bệnh ung thư phổi phổ biến nhất hiện nay.
Chẩn đoán hình ảnh bao gồm các phương pháp như: chụp X-quang lồng ngực, chụp CT, chụp cộng hưởng từ hạt nhân – MRI.
1. Chụp X – quang lồng ngực.
Đây là phương pháp thường được sử dụng trong chẩn đoán ung thư phổi. Hình ảnh chụp X – quang cho biết các tổn thương đã xâm lấn vào màng phổi, màng tim gây tràn dịch các tạng này, các hạch tổn thương, hướng đến di căn trong tâm thất và rốn phổi hai bên, tổn thương là một khối hay nhiều khối, một bên lá phổi hay hai bên lá phổi, tổn thương các xương lồng ngực bao gồm các xương sườn, các xương đốt sống, xương ức.
Chụp X – quang lồng ngực thông thường cho phép phát hiện các tổn thương dạng đơn độc trong nhu mô phổi có kích thước từ 1cm trở lên.
2. Chụp CT.
Chụp CT nhằm đánh giá khối u nguyên phát, mức độ xâm lấn của loại ung thư này. Việc phân loại có vai trò quan trọng trong hướng dẫn chọc dò sinh thiết các tổn thương trong lồng ngực với kỹ thuật định vị không gian 3 chiều.
– Đánh giá khối u nguyên phát: Là một phương pháp giải phẫu dựa trên kết quả chụp CT xoắn ốc lồng ngực có kèm theo tiêm thuốc cảm quang tĩnh mạch. Hình ảnh CT cho phép đánh giá kích thước khối u và các tổn thương liên quan.
– Đánh giá xâm lấn màng phổi: Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân ung thư phổi có thể do u di căn đến màng phổi. Dấu hiệu xác nhận tràn dịch màng phổi ác tính là khi có nhiều u nhỏ chạy dọc bề mặt màng phổi.
– Đánh giá xâm lấn thành ngực: Các dấu hiệu xâm lấn bao gồm tiêu hủy xương, xâm lấn vào thành ngực, màng phổi bị dày lên và mất lớp mỡ ngoài màng phổi.
– Đánh giá xâm lấn trung thất: Khi khối u xâm lấn vào các mạch máu của trung thất, khí quản, thực quản hoặc cột sống thì không có chỉ định phẫu thuật. Khả năng phát hiện xâm lấn trung thất bằng CT đạt 56 – 89%.
3. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân – MRI.
MRI đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các tổn thương lồng ngực như tim, phổi, khoang màng phổi và thành ngực. Ưu điểm của phương pháp này là tương phản cao trong đánh giá tổn thương mô mềm và hình ảnh đa bình diện, đánh giá mạch máu không ảnh hưởng của bức xạ ion hóa.
Chụp MRI là phương pháp có độ nhạy cảm cao trong đánh giá tổn thương thành ngực nguyên phát,nhiễm trùng và xâm lấn.
– Đánh giá xâm lấn và đè đẩy mạch máu.
– Đánh giá tổn thương màng phổi: Hiệu quả của phương pháp chụp MRI được đánh giá nổi trội hơn so với chụp CT trong thăm khám các bệnh màng phổi.
– Đánh giá tổn thương cạnh cột sống:
– Đánh giá các tổn thương ở trung thất và rốn phổi: MRI giúp cho việc xác định hình ảnh hạch dưới ngã ba trong khi quản được dễ dàng.
– Đánh giá tổn thương nhu mô phổi: MRI còn nhiều hạn chế trong việc đánh giá tổn thương nhu mô phổi do độ phân giải không gian kém, nhiễu ảnh do chuyển động sinh lý của nhu mổ phổi, độ nhạy tín hiệu giữa thành phế nang và phế nang thấp. Tuy nhiên trong bệnh tổ chức kẽ, MRI có thể phân biệt tổn thương dạng tiến triển hay đã ổn định xơ hóa.
So sánh giá trị giữa MRI và CT.
– Xâm lấn thành ngực: MRI và CT là như nhau, MRI có Se. 63-90%, Sp 84-86% và NPV 100%.
– Xâm lấn rãnh liên thùy: MRI có giá trị Acc.94%, CT là 63%.
– Xâm lấn trung thất: hai phương pháp có giá trị như nhau Acc. 50-93%.
– Chẩn đoán hạch: MRI có Acc.62-68%, CT là 68-74%.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.