Tại sao giáo viên lại dễ mắc ung thư thanh quản?

5/5 - (1 bình chọn)

Được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh tuy nhiên theo các bác sỹ cho biết giáo viên được biết đến là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao nhất. Một vấn đề đặt ra đó là vậy tại sao nhà giáo lại là đối tượng dễ bị căn bệnh này tấn công nhất? Với nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể hơn.

Theo nhận định của các chuyên gia y tế UT thanh quản là một căn bệnh phổ biến, trong những bệnh lý thuộc vùng đầu cổ thì bệnh đứng ở vị trí thứ 4 (xếp sau UT vòm họng, xoang mũi và bệnh lý vùng hạ họng). Bệnh ở giai đoạn đầu thường có những dấu hiệu khá mờ nhạt khiến nhiều bệnh nhân dễ bỏ qua hoặc nhầm lẫn. Tại Việt Nam do việc thăm khám sức khỏe định kỳ chưa được quan tâm đúng mức cũng như những thay đổi về sức khỏe của bản thân còn bị mọi người xem nhẹ dẫn đến tình trạnh bệnh nhân chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Theo thống kê ai cũng có thể là đối tượng để căn bệnh này tấn công tuy nhiên giáo viên là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Lý giải cho vấn đề này các bác sỹ cho biết đặc thù nghề nghiệp chính là nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh nhân là giáo viên ngày càng tăng.

–         Nói to và nói nhiều. Do đặc điểm nghề nghiệp đó là thường xuyên phải sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt thông tin khiến cho thanh quản phải làm việc thườn xuyên. Việc nói quá to và nói quá nhiều trong một thời gian dài khiến hệ thống dây thanh luôn phải làm viêc trong trạng thái quá tải. Khi tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài khiến chức năng của dây thanh bị suy giảm làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm cũng như là nguyên nhân ung thư thanh quản.

–         Bụi phấn. Tại những trường đại học, cao đẳng, trung cấp việc giảng dạy đã được trang bị các thiết bị hiện đại như máy chiếu, máy tính, tivi giúp cho việc giảng dạy hiệu quả và dễ dàng hơn. Tuy nhiên tại các cấp bậc nhỏ hơn như tiểu học, trung học hay ở nhữn nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn đa phần việc giảng dạy còn sử dụng hình thức truyền thống đó là viết phấn bảng. Trong quá trình viết bụi phấn sẽ bay ra sau đó được các giáo viên hít trực tiếp vào cổ họng. Theo thời gian những bụi phấn này bị tích tụ lại tại vòm họng gây ra những khó khăn trong việc hít thở, khả năng phát âm cũng như gia tăng nguy cơ mắc viêm nhiễm hay ung thư. Ngoài UT thanh quản việc tiếp xúc với phấn bảng còn khiến giáo viên gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi – một căn bệnh nguy hiểm và tỉ lệ mắc bệnh ngày một gia tăng.

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?

Trước thông tin giáo viên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều người đã không tránh được lo lắng và một câu hỏi được quan tâm đó là làm sao để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho nhà giáo? Trên thực tế các giáo viên có thể tự phòng ngữa nguy cơ mắc bệnh bằng cách:

–         Nói với cường độ vừa phải.

–         Khi viết bảng cố gắng đứng xa để hạn chế hít phải bụi phấn.

–         Uống nhiều nước để tránh khô cổ họng.

–         Khi có những dấu hiệu như ho khan, ho lâu ngày, nổi hạch tại cổ, phát âm khó, nuốt vướng…thì cần đi kiểm tra ngay.

–         Thăm khám sức khỏe định kỳ.

Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

54 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

54 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

54 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

54 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

54 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

54 năm ago

This website uses cookies.