U tuyến giáp là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi sự hình thành các khối u ở trong tuyến giáp trên cổ. Nếu bạn đang băn khoăn về những triệu chứng như sờ thấy khối u ở cổ, khàn tiếng, khó thở thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về bệnh u tuyến giáp. Tại đây, các chuyên gia y tế của HTYT Hưng Việt sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về nguyên nhân gây bệnh, quá trình chẩn đoán và các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Trước tiên, tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình con bướm nằm ở phía trước cổ. Bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các hormone điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. Theo đó, bệnh u tuyến giáp là một khối u xuất hiện và phát triển bất thường ở trong tuyến giáp.
Cụ thể, các khối u ở tuyến giáp có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư). Thông thường, đa số khối u là lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể phát triển thành ung thư tuyến giáp. Nhìn chung, việc phát hiện và điều trị sớm u tuyến giáp dù lành tính hay ác tính, đều rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và đảm bảo sức khỏe. Hãy tham khảo thêm các nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh về tuyến giáp để biết rõ hơn.
Nguyên nhân chính xác gây ra u ở tuyến giáp vẫn chưa được xác định rõ ràng trong mọi trường hợp. Tuy nhiên có một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ bao gồm:
Nguyên nhân di truyền: Người có tiền sử gia đình từng mắc u tuyến giáp có nguy cơ bệnh cao hơn.
Thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ: Tiếp xúc với bức xạ, đặc biệt là ở vùng đầu và cổ sẽ làm tăng nguy cơ biến đổi tế bào tuyến giáp, dẫn đến gây u ở tuyến giáp.
Chế độ ăn thiếu hoặc thừa I-ốt: Chế độ ăn thiếu i-ốt có thể gây bướu cổ và tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Ngược lại, thừa i-ốt cũng có thể kích thích sự phát triển bất thường của tuyến giáp.
Sức đề kháng của cơ thể kém: Hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể dễ bị tác nhân gây hại tấn công gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Các yếu tố khác: Một số yếu tố khác như hút thuốc, uống rượu, béo phì, u xơ tử cung, hội chứng chuyển hóa… cũng có thể liên quan đến sự phát triển của u tuyến giáp.
Dấu hiệu nhận biết khối u tuyến giáp cơ bản thường khó phát hiện, đặc biệt ở giai đoạn sớm. Nhiều trường hợp bệnh tuyến giáp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và chỉ được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ hoặc xét nghiệm hình ảnh. Tuy nhiên, khi u phát triển lớn hơn, bạn có thể gặp một số dấu hiệu sau:
Cổ xuất hiện cục u là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của căn bệnh u tuyến giáp. Tại đây, khối u có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên tuyến giáp. Đa phần nó nằm ở phía trước cổ, gần quả táo Adam. Tùy tình trạng bệnh, kích thước u có thể thay đổi từ rất nhỏ, khó sờ thấy đến khá lớn, dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
Thêm vào đó, khối u có thể cứng hoặc mềm, di động hoặc cố định tùy thuộc vào tính chất của u. Việc tự sờ thấy một khối u bất thường ở cổ là dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.
Khi cục u ở cổ phát triển lớn, nó có thể gây chèn ép lên thực quản (ống dẫn thức ăn) hoặc khí quản (ống dẫn khí). Qua đây gây ra cảm giác khó nuốt, nghẹn khi ăn, hoặc khó thở đối với người bệnh.
Triệu chứng khó thở có thể nhẹ, chỉ xuất hiện khi vận động mạnh. Trường hợp nặng hơn sẽ gây khó thở ngay cả khi bạn nghỉ ngơi. Nếu gặp những triệu chứng này, dấu hiệu của u tuyến giáp đã phát triển đến kích thước đáng kể.
Dây thanh quản nằm rất gần tuyến giáp. Do đó, khi cục u phát triển, nó có thể chèn ép lên dây thanh quản, dẫn đến khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói. Sự thay đổi giọng nói có thể diễn ra từ từ hoặc đột ngột. Nếu bạn thấy giọng nói của mình thay đổi bất thường mà không rõ nguyên nhân, hãy khám để kiểm tra tình trạng tuyến giáp.
Một số trường hợp u tuyến giáp có thể gây đau ở vùng cổ, gần vị trí của u. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, lan lên tai hoặc hàm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp u tuyến giáp, đặc biệt là u lành tính, không gây đau. Vì vậy, không nên chủ quan nếu không thấy đau, vẫn cần đi khám nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu khác.
Ung thư tuyến giáp có thể lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, khiến chúng sưng to. Khi sờ thấy các hạch sưng to, cứng, thì bạn cần đặc biệt cảnh giác với khả năng ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, hạch bạch huyết sưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm trùng. Khi bạn bị nhiễm trùng, hạch sẽ sưng lên vì chúng đang làm việc chăm chỉ để chống lại vi trùng. Vì vậy, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn về dấu hiệu này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và chẩn đoán chính xác. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời là chìa khóa để loại bỏ u tuyến giáp ra khỏi cuộc sống.
Đối với u tuyến giáp lành tính, kích thước nhỏ (thường dưới 1cm) và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tại đây. bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của khối u bằng cách siêu âm định kỳ, thường là 6-12 tháng một lần. Tại đây, xét nghiệm máu cũng được thực hiện để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Mục đích của phương pháp này là tránh can thiệp không cần thiết nếu u không phát triển hoặc gây ra vấn đề.
Levothyroxine là hormone tuyến giáp tổng hợp, được sử dụng để bổ sung hormone tuyến giáp trong trường hợp suy giáp. Theo đó, loại thuốc này cũng có thể được sử dụng để ức chế sự phát triển của một số loại u lành tính.
Nguyên lý hoạt động là khi nồng độ hormone tuyến giáp trong máu đủ cao, tuyến yên sẽ giảm sản xuất TSH (hormone kích thích tuyến giáp), từ đó làm giảm kích thích tăng trưởng của u. Tuy nhiên, việc sử dụng levothyroxine cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp và tránh gây cường giáp.
Một số khối u ở tuyến giáp có thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, gây ra cường giáp. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng giáp như methimazole hoặc propylthiouracil để kiểm soát sản xuất hormone tuyến giáp, giảm triệu chứng cường giáp và ngăn ngừa biến chứng. Việc điều trị cường giáp cần được theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để loại bỏ u, vét hạch bao gồm cắt bỏ một phần (cắt thùy) hoặc toàn bộ tuyến giáp. Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp u ác tính. Hoặc loại u lành tính kích thước lớn gây chèn ép, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp hoặc nghi ngờ ác tính. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần phải sử dụng hormone tuyến giáp thay thế suốt đời nếu toàn bộ tuyến giáp bị cắt bỏ.
>> Xem thêm: Hỏi đáp cùng TTƯT BS CKII Nguyễn Tiến Lãng – U lành tuyến giáp không muốn mổ có được không?
Phương pháp này sử dụng i-ốt phóng xạ (I-131) để tiêu diệt các tế bào tuyến giáp còn sót lại sau phẫu thuật ung thư ở tuyến giáp, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến giáp biệt hóa. I-131 được đưa vào cơ thể qua đường uống và sẽ tập trung tại các tế bào tuyến giáp, phát ra bức xạ tiêu diệt chúng. Hiện tại, i-ốt phóng xạ là phương pháp hiệu quả để giảm nguy cơ tái phát ung thư tuyến giáp ở người.
Cuối cùng, xạ trị ngoài là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư của tuyến giáp. Xạ trị ngoài thường được sử dụng trong trường hợp ung thư ở tuyến giáp không đáp ứng với i-ốt phóng xạ, ung thư tuyến giáp thể tủy. Hoặc nặng hơn là ung thư ở tuyến giáp đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Lưu ý, phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ, vì vậy cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
U tuyến giáp là một bệnh lý khá phổ biến, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm. Hãy sống lành mạnh, ăn uống khoa học và đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh và có những biện pháp điều trị khối u nằm ở tuyến giáp kịp thời. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với bác sĩ của bệnh viện Hưng Việt để được tư vấn cụ thể.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.