Triệu chứng ung Thư tuyến nước bọt

5/5 - (1 bình chọn)

U tuyến nước bọt chủ yếu là u lành tính (80%), chí có 20 % các u tuyến nước bọt là ác tính. Trong đó ung thư tuyến mang tai chiếm 78% trong số ung thư tuyến nước bọt. Ung thư tuyến mang tai là một ung thư ít gặp. Yếu tố nguy cơ chủ yếu là phơi nhiễm bức xạ ion hóa. Chẩn đoán triệu chứng ung Thư tuyến nước bọt dựa trên các kết quả khám lâm sàng, kết quả mô bệnh học từ sinh thiết và/hoặc chọc hút tế bào.

1. U tuyến nước bọt có nguy hiểm không?

Sự phân bố rải rác của các u tuyến nước bọt phụ làm khó khăn cho việc chẩn đoán, bệnh nhân thường đến khám ở giai đoạn muộn. Hơn nữa, triệu chứng của căn bệnh này khá nghèo nàn trong khi đặc điểm mô bệnh học lại đa dạng, phong phú với các tiên lượng khác nhau đòi hỏi chỉ định điều trị phù hợp.

Ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Nhưng trên thực tế, nhiều bệnh nhân chủ quan không điều trị. Chỉ đến khi u to lên mới đi khám thì đã muộn.

2. Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt

Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt thường gặp nhất khiến bệnh nhân phải nhập viện là sưng phồng tại vùng tuyến, nuốt vướng, đau tại tuyến, liệt mặt. 3 trường hợp có liệt mặt đều bị ung thư, do vậy liệt mặt là dấu hiệu gợi ý u ác tính ở tuyến mang tai. Ngạt mũi và chảy máu mũi trong đó tập trung ở các khối u vòm họng, hốc mũi, khó nuốt, khàn tiếng. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như:

  • Sưng trên hoặc gần hàm hoặc ở cổ hoặc miệng.
  • Tê một phần của khuôn mặt.
  • Cơ bắp yếu ở một bên của khuôn mặt.
  • Đau dai dẳng trong khu vực của một tuyến nước bọt.
  • Khó nuốt.
  • Rắc rối khi mở miệng rộng.

3. Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt

Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt được xác định một phần theo vị trí của khối u:

3.1 U tuyến mang tai

Phần lớn bệnh nhân có u đơn kín đáo, tiến triển chậm và không triệu chứng. Khi u ở các thuỳ sâu, khối có thể không có ranh giới rõ ràng, do vậy có thể giống với sự phì đại của toàn bộ tuyến. Các nang của khe nang đâu tiên, các nang nước bọt và bệnh sác-cô-ít (sarcoidosis) là những nguyên nhân khác gây ra khối u đơn không triệu chứng.

Khi bệnh nhân có tuyến mang tai phì đại trên lâm sàng cần phân biệt khối u với các bệnh viêm nhiễm và thâm nhiễm. Bước quan trọng đầu tiên là cần tìm hiểu tiền sử và khám lâm sàng kỹ càng kết hợp với khám toàn bộ vùng miệng. Cân quan sát kỹ vùng hầu họng và hố amiđan để tìm xem khối u có lan hay không hoặc để phát hiện khối u nguyên phát ở thuỳ sâu tuyến mang tai. Khám vùng đầu, cổ và da có thể giúp phát hiện ra ung thư ở da là những khối u có thể di căn vào các tuyến nước bọt.

Liệt dây thần kinh mặt đi kèm với khối u tuyến mang tai hầu như đều liên quan tới u ác tính. Một ngoại lệ đáng chú ý là sác-cô-ít thâm nhiễm vào tuyến mang tai và gây liệt dây thần kinh mặt, được gọi là hội chứng Heerfordt.

Khoảng 30 đến 50% bệnh nhân bị hội chứng Sjogren ở một thời điểm nào đó trong quá trình bệnh có phì đại tuyến nước bọt, thường là do sự tăng sinh tê bào biểu mô lành tính và rõ nhất ở tuyến mang tai. Các tuyến này thường cứng, lan toả và không đau. Tuyến có thể to lên từng đợt, kéo dài vài tuần rồi nhỏ lại, nhưng có thể to mạn tính. Những bệnh nhân bị bệnh này có nguy cơ bị u lymphô tăng rất cao. Phì đại tuyến mang tai và tuyến dưới hàm lan toả cũng có thể gặp ở bệnh nhân có bệnh tuyến nước bọt do HIV, đó thường là các tổn thương đa nang lành tính.

Nếu sờ thấy hạch to, có thể đó là di căn từ các ung thư vùng đầu cổ hoặc từ các vị trí xa khác (ví dụ thận, vú, phổi).
Nhiễm khuẩn da đầu vùng trán hoặc thái dương, vùng mí mát và kết mạc hoặc vùng mũi-hầu cũng có thể làm sưng hạch ở vùng mang tai, còn các bệnh viêm thường gây ra phì đại lan toả hoặc phù nề tuyến từng đợt.

3.2 U tuyến dưới hàm

U tuyến dưới hàm thường là một khối u không triệu chứng. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng tuyến dưới hàm là sỏi và viêm và hiếm khi là do khối u. Khối u dưới hàm cũng có thể là di căn hạch hoặc do các tổn thương lành tính như tăng sản nang dạng bạch huyết lành tính, nhiễm khuẩn mycobacterium không điển hình và bệnh sác-cô-ít.

Khi khám lâm sàng, bác sĩ cần sờ sàn miệng bẳng hai tay. Việc làm này cho phép xác định tổn thương xương hoặc mức độ lan của khối u vào khoang miệng. Tuyến dưới hàm to lên từ từ kèm theo giảm cảm giác của dây thần kinh lưỡi hoặc liệt dây mặt rất có ý nghĩa gợi ý là ung thư.

3.3 U tuyến nước bọt nhỏ

U tuyến nước bọt nhỏ trong khoang miệng có thể là một khối u không đau nẳm dưới niêm mạc vòm họng, môi hoặc ở niêm mạc miệng. Chúng có thể bị loét và cần được phân biệt với dị sản nước bọt hoặc ung thư biểu mô tế bào vẩy. Những khối u nằm ở khoang mũi hoặc xoang hàm có thể gây ra các triệu chứng như tằc mũi, sung huyết gây ngạt mũi, thay đổi thị giác hoặc cứng khít hàm.

Có thể bạn quan tâm:

Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.