Kiến thức ung thư vòm họng

Bệnh ung thư vòm họng nên ăn gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Một chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị ung thư vòm họng rất quan trọng vì trước khi xuống thực quản, thức ăn phải đi qua họng, một khi họng bị ung thư sẽ có cảm giác đau, khó nuốt, việc ăn uống trở nên khó khăn với người nhóm bệnh này. Đó cũng là lý do khiến hầu hết tình trạng khó khăn về sức khỏe của các bệnh nhân ung thư vòm họng đều liên quan đến việc ăn uống.

Chính vì thế, bệnh nhân ung thư vòm họng cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp bệnh nhân cân bằng dinh dưỡng, giảm bớt tác dụng phụ của hóa trị, mà còn giúp tăng sức đề kháng, hồi phục sức khoẻ và nâng cao hiệu điều trị bệnh.

Dưới đây là những thực phẩm mà những bệnh nhân ung thư vòm họng nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, cũng như trong thời gian điều trị.

Thức ăn phong phú, giàu calo

Những thức ăn phong phú, hàm lượng calo cao là những thực phẩm được khuyên ưu tiên dùng đối với người bị ung thư vòm họng. Một số loại thực phẩm nằm trong nhóm này bạn có thể bổ sung như bơ đậu phộng, trứng, sữa, thịt…

Thực phẩm mềm, dễ ăn

Những bệnh nhân bị ung thư vòm họng, nhất là sau khi điều trị đều có đặc điểm chung là họng rất yếu. Vì thế, thức ăn cho người ung thư vòm họng nên là những thực phẩm mềm, lỏng, giàu dinh dưỡng. Người thân nên chuẩn bị những món ăn nhẹ, mềm, ít dầu mỡ như sữa, súp… nhằm giúp bệnh nhân dễ nuốt và tiêu hóa tốt.

Ăn nhiều trái cây, rau quả

Người bệnh ung thư vòm họng cũng nên bổ sung nhiều rau quả, trái cây nhằm đảm bảo việc cân bằng dinh dưỡng sau khi hóa trị.

Một số loại hoa quả mà người bệnh ung thư vòm họng nên bổ sung như măng cụt, bách hợp, nhân sâm, hạt sen, nước ép lê, cà rốt, súp đậu, dưa hấu…

Ngoài ra, bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ điều trị về các phương pháp hạn chế tác dụng phụ khi điều trị hóa trị trong trường hợp tác dụng phụ biểu hiện mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ

Một chế độ ăn với những thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ rất hữu ích đối với người bệnh ung thư vòm họng. Vì đây là những thức ăn vừa dễ ăn, vừa tốt cho tiêu hóa, phòng tránh viêm loét, thanh nhiệt giải độc, lại tốt cho quá trình điều trị. Trong trường hợp người bệnh không muốn ăn thì có thể thêm một số thức ăn khai vị làm tăng sự thèm ăn cho bệnh nhân như quả la hán, mã thầy, bì lợn, rau chân vịt, mướp đắng…

Lưu ý:

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm trên vào chế độ ăn, người bệnh ung thư vòm họng cũng cần tránh xa rượu, bia, chất kích thích, những thực phẩm có tính cay nóng,  cay, nóng, dưa chua, thịt xông khói, thịt bảo quản…

Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng nên động viên bệnh nhân cố gắng ăn uống, đồng thời cần dựa vào sức chịu đựng của từng người để có chế độ ăn uống hợp lý, không nên quá ép buộc bệnh nhân ăn những thức ăn mà họ không thích để tránh khó chịu, buồn nôn, gây giảm hiệu quả điều trị.

Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.