Ung thư là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao bởi thường được phát hiện khi đã bước sang giai đoạn muộn và không còn khả năng chữa trị. Vậy những Triệu chứng điển hình của ung thư giai đoạn cuối là gì ?
Hiện có hơn 200 loại ung thư, mỗi loại lại có dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Khi được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, việc chữa trị lúc này chỉ nhằm giúp người bệnh đối phó với các cơn đau và kéo dài sự sống.
Trong giai đoạn cuối của bệnh, tế bào ung thư tăng sinh ồ ạt không thể kiểm soát và lan truyền với mức độ nhanh. Lúc này, cơ thể trải qua rất nhiều thay đổi vật lý do các khối u tiết ra một loại men đặc biệt có thể hòa tan và hủy hoại các tổ chức xung quanh như hạch bạch huyết hay các mô lành khác.
Khó thở là triệu chứng quen thuộc nhất, chiếm khoảng 70-80% bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối với các biểu hiện tức ngực, thở khò khè, suy hô hấp, thậm chí tắc nghẽ phế quản.
Trong giai đoạn này, người bệnh thường xuyên xuất hiện cảm giác buồn nôn và nôn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do:
Nôn, buồn nôn là triệu chứng của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ trướng như: khối u phát triển lớn ở trong họng, thực quản, gan to, táo bón, tắc ruột… làm cho bệnh nhân khó thở và mệt mỏi. Thường gặp ở bệnh nhân ung thư gan, ung thư phổi hay ung thư dạ dày.
Phần lớn bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sẽ có biểu hiện chán ăn, ăn uống kém do cơ thể mệt mỏi, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng hạn chế.
Người bệnh có cảm giác đắng miệng, khô miệng, cảm giác cơ thể mất nước. Nguyên nhân có thể do tác dụng phụ của xạ trị, hóa trị, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm.
Táo bón là triệu chứng điển hình của ung thư giai đoạn cuối do hậu quả của việc kém ăn, thiếu chất xơ, ít hoạt động, uống ít nước và ảnh hưởng bởi các loại thuốc điều trị. Ngoài ra, sự suy yếu cơ bụng và sàn chậu làm giảm khả năng tiêu hóa của đường ruột. Triệu chứng này điển hình cho ung thư đại trực tràng.
Sốt kéo dài: Người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối có thể bị sốt nhẹ hoặc cao kéo dài và không đỡ khi dùng các loại thuốc hạ sốt thông thường.
Khi các khối u đã xâm lấn diện rộng và di căn sang nhiều bộ phận khác, ngời bệnh thường bị sốt nhẹ hoặc sốt cao kéo dài, sử dụng thuốc kháng sinh không đỡ. Lý do là bởi các tế bào sử dụng nhiều năng lượng và làm thay đổi tính chất vật lý trong cơ thể.
>> Xem thêm: Làm thế nào để tầm soát ung thư đại trực tràng?
Ngoài ra người bệnh ở giai đoạn cuối còn trải qua một số thay đổi cảm xúc như:
Mỗi người cần nhận biết các triệu chứng ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư để kịp thời điều trị nhằm ổn định sức khỏe và tâm lý cho bệnh nhân, đồng thời giúp họ kéo dài thời gian sống.
Có thể bạn quan tâm:
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.