Tin tức & Sự kiện

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

5/5 - (1 bình chọn)

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường sẽ giúp người bệnh có một chế độ ăn uống khoa học và ổn định lượng đường huyết, tránh một số biến chứng nguy hiểm xảy ra như tim mạch, đột quỵ…

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường h.uyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Nếu bị đ.ái tháo đ.ường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong m.áu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đ.ường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.

Bệnh nhân tiểu đường cần những thực phẩm gì?

Bệnh nhân tiểu đường nên chọn những thực phẩm có chỉ số đ.ường hu.yết thấp dưới 55 nhưng vẫn đảm bảo cung cấp các dưỡng chất cần thiết như:

• Thực phẩm giàu glucid: Nên chọn các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất x.ơ như gạo lứt, bánh mì đen,… không nên lựa chọn gạo, mì ngô, khoai và miến dong…

• Sản phẩm giàu protein như thịt nạc, sữa không đường, cá, đậu đỗ, lạc, vừng.

• Sản phẩm chứa lipid: bệnh nhân tiểu đường không nên ăn những sản phẩm nhiều chất béo bão hòa như các loại nội động vật, mỡ, bơ hay pho mát… Cần tránh các loại đồ ăn chiên rán và các đồ ăn nhanh. Nên chọn các chất béo không bão hòa có trong bơ, hạnh nhân, quả hồ đào, quả óc chó, hướng dương. Như vậy, có thể giúp giảm cholesterol.

• Cung cấp vitamin và khoáng thông qua các loại rau, củ, quả tươi. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn những loại rau có màu xanh lá cây như rau cải, súp lơ, dưa leo, bắp cải… hạn chế ăn những quả có chỉ số đường huyết cao như: chuối, mít, na. Bệnh nhân bị tiểu đường đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 nên ăn các loại quả như bưởi, lê, táo, cam… Vì các loại hoa hoa quả này có chỉ số đường huyết thấp và không gây tích đường.

Có thể bạn quan tâm:

Những yêu cầu về dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cho bệnh nhân tiểu đường

• Bữa sáng: Đây là bữa ăn nhằm cung cấp năng lượng cho cả một ngày. Ngoài ra với bệnh nhân tiểu đường, bữa sáng còn có tác dụng ổn định đường huyết trong 1 ngày dài. Vì vậy, bữa sáng cần phải đảm bảo đủ 3 dưỡng chất theo các tỷ lệ sau: ¼ lượng tinh bột, ½ lượng chất đạm, ½ lượng chất xơ.
• Bữa trưa: Đây là một trong những bữa chính trong ngày nhằm cung cấp năng lượng cho buổi chiểu. Vì thế trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường thì bữa trưa cần ¼ lượng tinh bột, ¼ lượng chất đạm và ½ lượng chất xơ.
• Bữa tối là bữa ăn cuối cùng trong một ngày và rất dễ gây ảnh hưởng tới đường huyết nếu ăn nhiều. Tuy vậy trong bữa tối, thực đơn vẫn cần đảm bảo ¼ lượng tinh bột, ¼ lượng chất đạm và ½ lượng chất xơ từ rau xanh nhưng lượng cần giảm so với bữa trưa từ ½ hoặc ⅓ .

[Có thể bạn chưa biết] 5 cách không dùng thuốc có thể kiểm soát đường huyết

Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng liên hệ 094 230 0707.

 

Bùi H Điệp

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.