Suy giáp là bệnh nội tiết rất thường gặp hiện nay với các biểu hiện lâm sàng thường thấy là bướu to ở cổ, da khô, tóc rụng, quên, giảm trí nhớ, mệt nhiều vv … Người lớn bị suy giáp bắt buộc phải bù hormon trừ một số trường hợp suy giáp mức độ nhẹ thì theo dõi tiếp. Vậy nguyên nhân suy tuyến giáp là gì, mời bạn tham khảo bài dưới đây:
Suy giáp hay còn gọi là nhược năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến giáp dẫn đến bài tiết hormon bị giảm hơn so với mức bình thường. Khi số lượng hormon tuyến giáp được sản xuất không đủ so với nhu cầu cơ thể sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa và làm tổn thương các tế bào mô, các cơ quan trong cơ thể. Suy tuyến giáp có 2 trường hợp chính:
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp
Suy giáp chủ yếu là do bệnh lí tại tuyến giáp; hormone kích thích tuyến giáp (TSH) tăng lên. Nguyên nhân phổ biến nhất là tự miễn dịch. Nó thường là kết quả của viêm tuyến giáp Hashimoto và thường kết hợp với bướu cổ hoặc, muộn hơn trong tiến trình bệnh, tuyến giáp bị co lại, xơ hóa, gây mất hoặc rất ít chức năng.
Nguyên nhân suy tuyến giáp thường gặp thứ 2 là chứng suy giáp sau điều trị, đặc biệt là sau khi điều trị bằng iốt phóng xạ hoặc phẫu thuật cho cường giáp hoặc bướu cổ. Suy giáp trong quá trình điều trị propylthiouracil quá liều, methimazole, và iodide giảm sau khi điều trị được ngừng lại.
2.1. Bệnh tự miễn: viêm tuyến giáp Hashimoto (do cơ thể tạo ra kháng thể tấn công và tiêu diệt nhầm tuyến giáp).
2.2. Xạ trị: để điều trị một số bệnh ung thư ở vùng đầu – cổ.
2.3. Điều trị cường giáp bằng iốt phóng xạ: người bị cường giáp thường được điều trị bằng iốt phóng xạ hoặc thuốc chống tuyến giáp để bình giáp. Một số trường hợp, phương pháp điều trị này làm cường giáp này bị bức xạ phá hủy dẫn đến suy giáp vĩnh viễn.
2.4. Phẫu thuật tuyến giáp: Cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp có thể dẫn đến suy giáp vì lượng hormone tuyến giáp sẽ bị giảm hoặc thiếu hụt nghiêm trọng.
2.5. Tác dụng không mong muốn từ sử dụng một số loại thuốc: tim mạch, tâm thần và ung thư có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến bệnh suy giáp.
2.6. Chế độ ăn uống thiếu hụt iốt nghiêm trọng: Để sản xuất được hormone thyroxine và triiodothyronine, tuyến giáp cần có iốt. Cơ thể không tạo ra được loại khoáng chất này nên cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Các thực phẩm giàu iốt bao gồm: động vật thân mềm có vỏ (trai, sò, ốc…), cá biển, trứng, sản phẩm từ sữa và rong biển.
2.7. Mang thai: Đôi khi gặp trong thời gian phụ nữ mang thai hoặc sau sinh. Tình trạng này gọi là viêm tuyến giáp sau sinh. Nếu không được điều trị, suy giáp sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và tiền sản giật, một tình trạng gây tăng huyết áp của thai phụ đáng kể trong ba tháng cuối của thai kỳ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
2.8. Suy giáp bẩm sinh: Thiếu iốt có thể gây ra chứng suy giáp bẩm sinh. Ở những vùng thiếu iốt nặng trên thế giới, chứng suy giáp bẩm sinh (trước đây gọi là chứng đần độn địa phương) là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật về trí tuệ.
2.9. Rối loạn tuyến yên: thường do u tuyến yên gây nên làm cho tuyến yên không sản xuất đủ hormone TSH (Hormone này cho tuyến giáp biết cần phải sản xuất và giải phóng bao nhiêu hormone thyroxine và triiodothyronine mà cơ thể cần).
2.10. Rối loạn vùng dưới đồi: Do rối loạn vùng dưới đồi trong não không tạo ra đủ hormone thyrotropin-releasing (TRH). Hormone này ảnh hưởng đến quá trình giải phóng TSH của tuyến yên.
Chẩn đoán suy giáp ở người trưởng thành dựa vào các xét nghiệm sau:
[Hỏi đáp bác sĩ] Điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?
Nguyên tắc điều trị suy giáp ở người lớn cần đảm bảo điều trị chính xác nguyên nhân suy tuyến giáp, bù hormon tuyến giáp với loại hormon và liều lượng tùy vào thể trạng người bệnh và mức độ suy giáp gặp phải, bắt đầu bằng liều nhỏ và tăng dần đến liều tối đa cho đến khi cơ đạt tình trạng bình giáp.
Lưu ý trong điều trị suy giáp ở người lớn cần tiên lượng tai biến mạch vành trên bệnh nhân có nguy cơ thì cần phải dò liều từ thấp đến cao và theo dõi rất chặt chẽ như nhịp tim hoặc tình trạng đau ngực, nếu có kèm cả suy tuyến thượng thận thì phải ưu tiên bù hormon tuyến thượng thận trước, phụ nữ mang thai chỉ định liều cao hơn khi chưa mang thai vì khi có thai thì nhu cầu sử dụng nhiều hơn nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sau khi sinh xong thì lại giảm liều dần về như ban đầu.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để sớm phát hiện bệnh suy tuyến giáp, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ.
Bạn có thể đặt lịch khám hoặc tư vấn tại đây: 094 230 0707
Có thể bạn quan tâm:
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.