Đau là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư, và là nỗi ám ảnh của bệnh nhân ung thư. Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ K trả lời một số câu hỏi thường gặp về cơn đau do ung thư.
Đau do ung thư rất khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân. Một số khối u gây đau nhức rất sớm như u thần kinh, ung thư xương, u não. Có những bệnh nhân xuất hiện đau ở giai đoạn muộn như ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày. Đa số bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bị đau đớn, 60 – 80% bị đau nặng.
Cơ chế đau do ung thư nói chung là rất phức tạp và đau là kết quả của sự phối hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Nguồn: benhvien108
Người ta tin rằng tất cả bệnh nhân ung thư sẽ phải chịu đựng những cơn đau do ung thư nghiêm trọng. Nhưng sự thật không phải như vậy. Đau là trải nghiệm mang tính cá thể – một loại đau có thể “hành hạ” người này nhưng có thể lại chỉ ở ngưỡng “vừa phải” với người khác. Nhiều trường hợp khối u nhỏ vẫn có thể gây cảm giác đau tột độ nếu nó chèn ép lên dây thần kinh cảm giác hoặc tủy sống. Do đó, cách điều trị đau với mỗi người lại khác nhau.
Muốn kiểm soát cơn đau do ung thư hiệu quả thì bác sĩ điều trị cần phải xác định được nguyên nhân cơn đau của người bệnh. Nếu nguyên nhân là do khối u và có thể xạ trị, hóa trị hoặc các phương pháp điều trị ung thư khác để thu nhỏ khối u, thì có thể làm giảm cơn đau do ung thư.
Hành vi (hoặc nhu cầu) sử dụng morphin hoặc các thuốc nhóm opioids mạnh khác để kiểm soát cơn đau không phải nghiện. Ở Singapore, những bệnh nhân đang dùng morphin hoặc các thuốc nhóm opioid mạnh dưới sự giám sát thận trọng của bác sĩ có kinh nghiệm không thấy dẫn đến các vấn đề về nghiện.
Khi cơn đau do ung thư có thể được giảm bớt bằng các phương pháp khác (ví dụ như xạ trị để giảm đau xương do ung thư), thì liều lượng morphin hoặc các thuốc nhóm opioids mạnh có thể làm giảm đáng kể hoặc thậm chí hết đau.
Morphin hoặc các thuốc nhóm opioids mạnh khác có thể gây ra ba tác dụng phụ phổ biến: buồn ngủ, buồn nôn / nôn và táo bón. May mắn là, những tác dụng phụ này có thể được kiểm soát tương đối dễ dàng.
Bác sĩ ung thư nội khoa đang điều trị cho bạn là người kiểm soát cơn đau do ung thư tốt nhất. Họ cũng có thể chuyển bạn đến một bác sỹ chuyên khoa chăm sóc giảm nhẹ để cùng kiểm soát cơn đau do ung thư. Họ có thể cùng nhau lên kế hoạch kiểm soát cơn đau bao gồm việc dạy bạn và (những) người chăm sóc bạn các biện pháp đối phó với cơn đau và kết hợp các loại thuốc giảm đau khác nhau để kiểm soát cơn đau tốt hơn và ít tác dụng phụ nhất.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để được tư vấn miễn phí bạn vui lòng liên hệ 094 230 0707.
Nguồn: Bệnh viện 108, Parkway Cancer Centre
Có thể bạn quan tâm:
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.