Những điều cần biết về bệnh ung thư tá tràng

5/5 - (1 bình chọn)

Ung thư tá tràng là loại ung thư ác tính hình thành trong các mô của ruột non. Tá tràng là phần đầu của ruột non, kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng – hỗng tràng. Tá tràng là thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa vì đây là nơi thức ăn được trộn với dịch tụy và dịch mật để thực hiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh ung thư tá tràng: Triệu chứng – Nguyên nhân – Chẩn đoán và phương pháp điều trị

Ung thư tá tràng là một trong những loại ung thư hiếm gặp nhất liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Điều này đã gây nên nhiều khó khăn trong việc tìm ra phương án điều trị tốt nhất cho căn bệnh này, nhất là thời điểm hiện tại do không có nhiều thông tin như các loại ung thư phổ biến khác.

Có 5 dạng ung thư tá tràng:

  • Ung thư biểu mô tuyến ở dạ dày: Dạng ung thư này ảnh hưởng đến các tế bào tuyến chịu trách nhiệm sản xuất dịch tiêu hóa, chất nhầy và các dịch khác từ các cơ quan nội tạng.
  • Sarcoma: Sarcoma là một loại khối u ác tính hình thành trong xương hoặc mô mềm của cơ thể như mỡ, mạch máu và cơ.
  • Lymphoma: Dạng ung thư này thường xảy ra ở hệ miễn dịch.
  • U mô đệm đường tiêu hóa: Các khối u này xuất hiện ở thành đường tiêu hóa.
  • U carcinoid: Các khối u từ loại ung thư này thường hình thành trong hệ tiêu hóa và có thể gây hội chứng carcinoid. Chúng cũng có thể lây sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Triệu chứng

Sau đây là các triệu chứng thường gặp khi mắc ung thư tá tràng:

  • Buồn nôn và nôn
  • Xuất hiện u cục ở vùng bụng
  • Bị chuột rút thường xuyên
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đi đại tiện ra máu
  • Táo bón

Biểu hiện lâm sàng của ung thư tá tràng thường không rõ ràng, không có gì khác biệt. Ung thư tá tràng chỉ có thể chẩn đoán được khi ở giai đoạn muộn, vì lúc đó khối u mới phát triển to đủ để gây ra tình trạng tắc ruột.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của ung thư tá tràng

Do là loại bệnh ung thư hiếm gặp, nên có rất ít thông tin về bệnh này. Trong trường hợp có người mắc bệnh, bác sĩ cũng rất khó để đưa ra phương án điều trị tốt nhất vì gần như không có tài liệu nghiên cứu để tham khảo.

Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhắm vào các khối u, vì đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong xử lý các khối u khác liên quan đến các mô tương tự (ung thư mô tuyến, sarcoma mô mềm…), dù vậy các chuyên gia y khoa vẫn chưa tìm ra phương án chữa trị tốt nhất cho căn bệnh ung thư tá tràng.

Có rất ít thông tin liên quan đến yếu tố nguy cơ mắc ung thư tá tràng và nguyên nhân cụ thể gây ra căn bệnh này vẫn chưa được làm rõ. Sau đây là một số nguyên nhân được cho là đóng vai trò quan trọng dẫn đến mắc ung thư tá tràng – những điều biết về bệnh Ung thư tá tràng:

  • Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng và chứa hàm lượng chất béo cao
  • Tiếp xúc với chất gây ung thư, bức xạ i-on hóa và hóa chất
  • Hút thuốc lá
  • Một loạt các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, bao gồm bệnh Celiac (bệnh đường ruột do cơ thể không hấp thu được chất gluten), hội chứng Lynche (bệnh di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết), hội chứng Gardner (bệnh di truyền do các gene trội trên nhiễm sắc thể thường, đặc trưng bởi sự hiện diện của bệnh polip đại tràng, u xương và các khối u mô mềm), bệnh Crohn (bệnh viêm ruột), Bệnh đa polyp gia đình, hội chứng polyp Juvenile, và hội chứng Puetz-Jeghers.

Chẩn đoán ung thư tá tràng

Ung thư tá tràng rất khó chẩn đoán sớm, hầu hết trường hợp phát hiện bệnh đều ở giai đoạn muộn.
Các xét nghiệm thường dùng trong việc chẩn đoán ung thư tá tràng là: chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ, nội soi, sinh thiết, và chụp thực quản cản quang.

Phẫu thuật là cách điều trị phổ biến nhất và hiệu quả nhất cho bệnh ung thư tá tràng.

Có thể bạn quan tâm:

Điều trị ung thư tá tràng

Có nhiều cách điều trị ung thư tá tràng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bệnh. Cho đến nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Ung thư tá tràng có 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn I: Giai đoạn tăng trưởng ác tính chỉ ở tá tràng.
  • Giai đoạn II: Ung thư đã lan rộng sang các mô lân cận, các cơ, dây chằng và các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận như hồi tràng, hỗng tràng, đại tràng, dạ dày.
  • Giai đoạn IV: Có khối u ác tính trong ổ bụng, và di căn đến các cơ quan xa hơn như phổi, gan, tụy, xương và những bộ phận khác.

Giai đoạn ung thư càng muộn, càng khó để xác định vị trí và đưa ra phác đồ điều trị do đó cần tìm hiểu những điều cần biết về bệnh ung thư tá tràng để có phương pháp phòng và điều trị ngay từ giai đoạn sớm.

Thông thường bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt đầu tụy tá tràng (phẫu thuật Whipple). Ngoài ra, phẫu thuật kết hợp với hóa trị và xạ trị. Bên cạnh đó, có phương pháp điều trị thay thế khác như điều trị bằng thảo dược, thuốc nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào kết luận về tính hiệu quả của các phương pháp này.

Minh Trang – Theo Nhwellnesscenters

Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.