Kiến thức bệnh ung thư

Ung thư phụ khoa trong quá trình mang thai

5/5 - (5 bình chọn)

Ung thư khi mang thai không thường gặp, nhưng nếu không may xảy ra, đây là một tình huống phức tạp đối với cả thai phụ và cả các bác sĩ. Ung thư phụ khoa trong quá trình mang thai là những bệnh ung thư ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của phụ nữ. 

1. Những bệnh lý ung thư phụ khoa thường mắc khi mang thai

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ác tính phổ biến nhất trong thai kỳ, với tỷ lệ ước tính từ 0,8 đến 1,5 trường hợp trên 10.000 ca sinh. Tiếp theo là ung thư buồng trứng, với 3-6 trường hợp trong 100.000 ca mang thai.

2. Kiểm soát ung thư phụ khoa khi mang thai

Ung thư phụ khoa được chẩn đoán theo cách tương tự khi mang thai: sinh thiết để xác định chẩn đoán và xác định các đặc điểm của tế bào ung thư ở từng bệnh nhân. Diễn biến và tiên lượng của ung thư  ở phụ nữ mang thai cũng tương tự như ở phụ nữ không mang thai. Do đó, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hơn hoặc trì hoãn điều trị có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Những yếu tố ảnh hưởng đến liệu trình điều trị:

Các dấu hiệu và triệu chứng | 3 bệnh ung thư phụ khoa

2.1 Ung thư cổ tử cung thai kỳ

Bệnh lý ung thư cổ tử cung không gây bất cứ ảnh hưởng trực tiếp nào đến thai nhi, tuy nhiên quá trình điều trị lại gây ảnh hưởng. Vì vậy, trong quá trình mang thai, nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Việc chẩn đoán và điều trị đa mô thức là rất quan trọng để giải quyết các vấn đề phức tạp ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thai, như chấm dứt hay tiếp tục thai kỳ, trì hoãn việc điều trị triệt để, phương pháp chăm sóc và điều trị trong thai kỳ, thời gian và cách thức sinh…

Nhìn chung, việc điều trị toàn bộ ung thư cổ tử cung tiền xâm lấn thường được hoãn lại cho đến khi em bé được sinh ra, vì nguy cơ tế bào ung thư tiến triển thành ung thư biểu mô xâm lấn trong thai kỳ là rất thấp.

  • Đối với ung thư cổ tử cung xâm lấn ít hoặc sớm, khối u thường được loại bỏ sớm bằng một ca phẫu thuật có giới hạn, được theo dõi chặt chẽ trong suốt thời kỳ mang thai và hoàn thành điều trị sau khi sinh em bé.
  • Đối với các khối u ở giai đoạn tiến triển, thường gần đến ngày sinh bệnh nhân mới được hóa trị, sau khi sinh mới phẫu thuật toàn bộ và xạ trị.

2.2 Ung thư buồng trứng thai kỳ

Ung thư buồng trứng là bệnh ác tính phụ khoa phổ biến thứ hai trong thai kỳ sau ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến 1 trong 12.500-25.000 phụ nữ mang thai. Sau 12 tuần thai nghén, bệnh ung thư buồng trứng dễ bị bỏ sót; khi đó, buồng trứng, cùng với tử cung, tăng kích thước nhiều hơn trong vùng tiểu khung nên không còn dễ sờ được. Nếu ở giai đoạn nặng, ung thư buồng trứng trong thai kỳ có thể gây tử vong trước khi hoàn tất việc mang thai.

7 triệu chứng ung thư buồng trứng

 Tham khảo tài liệu ung thư buồng trứng thai kỳ Bệnh viện Từ Dũ

3. Những lưu ý khi điều trị ung thư phụ khoa trong quá trình mang thai

Hiện nay, với các phương pháp điều trị hiện đại, những phụ nữ trẻ mắc bệnh ở giai đoạn sớm có thể được điều trị bảo toàn khả năng sinh sản, và họ hoàn toàn có khả năng sinh con sau này. Tuy nhiên, người mắc bệnh sẽ không thể có thai nếu đã điều trị cắt tử cung hoặc điều trị xạ trị làm ảnh hưởng đến buồng trứng.

  • Sinh thiết và phẫu thuật có giới hạn thường được tiến hành an toàn mà không có bất kỳ tác động xấu nào đến thai kỳ. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh các chụp chiếu như chụp X-quang, chụp CT và chụp PET nếu có thể để hạn chế sự tiếp xúc của thai nhi với tia xạ ion hóa.
  • Không nên xạ trị ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung mong muốn giữ thai vì có thể gây sảy thai và các tai biến khác.

4. Biện pháp ngăn ngừa ung thư phụ khoa trong quá trình mang thai

Phụ nữ đang mang thai có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc trước khi sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ bao gồm tầm soát ung thư, để giúp phát hiện các dấu hiệu ung thư sớm hoặc các tình trạng tiền ung thư.

Ví dụ, tầm soát ung thư cổ tử cung thường được thực hiện như một phần của sàng lọc trước khi sinh. Những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phụ khoa cũng nên khám sàng lọc trước khi lên kế hoạch mang thai để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh việc tầm soát ung thư, duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, giữ chế độ ăn uống lành mạnh, dừng hút thuốc lá và rượu cũng như thực hiện các bước để giảm nguy cơ nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV), có thể là một bước tiến dài không chỉ giảm nguy cơ ung thư, mà còn hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để được tư vấn miễn phí bạn vui lòng liên hệ 094 230 0707

 

Bùi H Điệp

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.