Categories: Tầm soát ung thư

8+ phương pháp tầm soát ung thư thực quản HIỆU QUẢ, CHÍNH XÁC

5/5 - (1 bình chọn)

Các phương pháp tầm soát ung thư thực quản hiệu quả, chính xác hiện nay bao gồm: Nội soi, siêu âm nội soi, chụp X-quang, xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư, sinh thiết… Mỗi phương pháp sẽ có mục đích, cách thực hiện, ưu nhược điểm và chi phí khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tại Việt Nam, ung thư thực quản đứng thứ 5 trong số các bệnh ung thư phổ biến, với tỷ lệ mắc ở nam là 8,7/100.000 dân, ở nữ là 1,7/100.000 dân và tới 50% ca phát hiện muộn. Vì vậy, việc tầm soát ung thư để phát hiện bệnh và điều trị sớm là hành động rất cần thiết để mang lại sức khỏe cho bạn và gia đình. Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn

Ung thư thực quản là một bệnh có tỷ lệ mắc cao

1. Nội soi thực quản

Nội soi thực quản là phương pháp trực quan đánh giá lòng thực quản qua camera được đưa từ miệng hoặc mũi. Quá trình soi có thể được trợ giúp bởi gây mê, ánh sáng đặc biệt giúp phát hiện tổn thương ung thư thực quản sớm.

  • Mục đích:

Giúp phát hiện khối u, đánh giá vị trí, kích thước và mức lan của u trong lòng thực quản.

  • Mức độ phổ biến:

Nội soi là phương pháp cho kết quả sàng lọc ung thư thực quản chính xác cao nhất và được dùng phổ biến hiện nay. Những người khám với mục đích sàng lọc ung thư nên được thực hiện nội soi thực quản.

  • Cách thực hiện:

Bác sĩ dùng ống nội soi dạ dày đưa qua miệng và mũi đến thực quản. Hình ảnh trên máy soi sẽ giúp xác định chính xác vị trí, kích thước khối u.

  • Ưu điểm:

Hình ảnh trực quan, nhìn thấy được trực tiếp bề mặt thực quản, phát hiện tổn thương sớm nhờ hình ảnh rõ nét. Một số máy kết hợp công nghệ ánh sáng đặc biệt giúp nhận diện tổn thương ung thư sớm.

  • Nhược điểm:

Nếu dùng phương pháp nội soi không gây mê, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu, buồn nôn khi đưa dụng cụ vào họng.

Nội soi thực quản là phương pháp tầm soát ung thư thực quản hiệu quả, an toàn

2. Siêu âm nội soi

Siêu âm thông thường không hữu ích với ung thư thực quản do phần mềm nằm sau khí quản có chứa khí, dẫn truyền âm kém. Vì vậy, cần sử dụng phương pháp siêu âm nội soi khi tầm soát ung thư thực quản.

Siêu âm nội soi là kết hợp đầu dò siêu âm vào dụng cụ nội soi. Phương pháp này chẩn đoán khối u ung thư chính xác tới 80 – 90%. Tuy nhiên, độ chính xác sẽ giảm nếu tổn thương hẹp lòng thực quản làm cho máy soi không qua được.

  • Mục đích:

Giúp chẩn đoán khối u ung thư và di căn hạch, đồng thời đánh giá kết quả đáp ứng sau điều trị.

  • Mức độ phổ biến:

Bệnh nhân có tổn thương nghi ngờ ung thư thực quản cần đánh giá mức độ xâm lấn.

  • Cách thực hiện:

Bệnh nhân được nội soi gây mê. Trong quá trình soi, đầu dò siêu âm sẽ được đưa vào và bác sĩ thực hiện kỹ thuật siêu âm đánh giá từ trong lòng thực quản.

  • Ưu điểm:

Cho hình ảnh chính xác, trực tiếp của tổn thương, đánh giá mức độ di căn xâm lấn và hạch vùng thực quản.

  • Nhược điểm:
    • Bệnh nhân cần gây mê trong quá trình thực hiện nên có thể sẽ gặp tác dụng phụ.
    • Chi phí đắt và chỉ một số đơn vị chuyên nghiệp mới thực hiện được.
Hình ảnh thực tế của siêu âm nội soi

3. Chụp X-quang thực quản có uống thuốc cản quang

Chụp Xquang thực quản có uống thuốc cản quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đánh giá bất thường trong lòng thực quản. Thực quản sẽ được nổi rõ trên phim X-quang nhờ có chất cản quang (thường là dung dịch barit hoặc chất cản quang tan trong nước).

  • Mục đích:

Dựa vào kết quả, các bác sĩ có thể xác định được những bất thường trong thực quản, tổn thương vị trí khối u. Như u lồi vào lòng thực quản, nhiễm cứng thành thực quản, ổ loét; đoạn thực quản trên u có thể bị giãn to, lệch trục so với trục của thực quản bình thường.

Ngoài ra, chụp X-quang thực quản giúp phát hiện được di căn phổi, hình ảnh viêm phế quản phổi, rò thực quản – khí phế quản. Đồng thời, còn có ích khi chuẩn bị soi thực quản, tránh biến chứng khi soi.

  • Mức độ phổ biến:

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong tầm soát ung thư thực quản. Chụp X – quang thường được dùng khi bệnh nhân không thể thực hiện nội soi.

  • Cách thực hiện:

Trước khi thực hiện, bệnh nhân được uống một lượng thuốc barit hoặc chất cản quang tan trong nước. Bệnh nhân được chụp X-quang ngay sau khi uống. Hình ảnh sau chụp được bác sĩ chuyên khoa đánh giá.

  • Ưu điểm:

Xét nghiệm không xâm lấn, mang lại hình ảnh gián tiếp của thực quản. Đánh giá được các khối lồi vào lòng thực quản, vị trí thâm nhiễm mỡ, các tổn thương thứ phát ở phổi, rò khí – phế quản.

  • Nhược điểm:
    • Hình ảnh X-quang thực quản chỉ cho thấy các biến dạng trong lòng thực quản, sự lệch trục và vị trí tổn thương nhưng khó đánh giá sự lan rộng ở ngoài của khối u.
    • Bệnh nhân có nguy cơ phơi nhiễm với tia X.
Hình ảnh chít hẹp thực quản nghi ngờ ung thư

4. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư thực quản

Các chất chỉ điểm khối u trong máu khi tầm soát ung thư thực quản bao gồm SCC, CA 72-4, CA 19-9, CEA, Pepsinogen. Nếu các chỉ số này tăng bất thường thì người khám có nguy cơ bị ung thư thực quản hoặc các bệnh khác.

SCC là kháng nguyên ung thư tế bào vảy. Ở người bình thường, nồng độ SCCA < 1,5 ng/mL. Chỉ số này càng tăng thì nguy cơ ung thư thực quản càng cao.

CA 72-4, CA 19-9, CEA là các protein thấy trên bề mặt tế bào ung thư. Chỉ số CA 72-4 > 6,9 μg/ml, chỉ số CA 19-9 > 37 U/ml, CEA > 5 ng/ml thì bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các bệnh ác tính hoặc ung thư thực quản.

Pepsinogen là một tiền hormon của pepsin – một chất của đường tiêu hóa, nếu nồng độ pepsinogen giảm ≤ 70 ng/mL. Bệnh nhân đang bị viêm teo niêm mạc thực quản. Đây là dấu hiệu có thể dẫn đến bệnh ung thư thực quản.

  • Mục đích:

Phát hiện dấu hiệu có nguy cơ ung thư thực quản. Đặc biệt, phương pháp này rất có ý nghĩa để theo dõi sau điều trị.

Lưu ý: Các kết quả xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư chỉ mang tính tham khảo, không có ý nghĩa khẳng định chẩn đoán ung thư.

  • Cách thực hiện:

Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch gửi vào máy chuyên biệt làm xét nghiệm. Sau đó mẫu xét nghiệm sẽ được đem đi phân tích.

  • Ưu điểm:

Xét nghiệm không xâm lấn, cùng lúc đánh giá nguy cơ ung thư đa cơ quan.

  • Nhược điểm:

Đây không phải là xét nghiệm có ý nghĩa khẳng định chẩn đoán ung thư. Xét nghiệm này chỉ gợi ý khả năng mắc bệnh, chủ yếu sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị.

Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư chủ yếu sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị

5. Sinh thiết

Sinh thiết là xét nghiệm lấy mẫu mô thực quản soi dưới kính hiển vi. Qua đó chẩn đoán chính xác nhất bệnh nhân có bị ung thư thực quản hay không.

  • Mục đích:

Giúp chỉ ra những thay đổi ở mô có khả năng dẫn đến ung thư hoặc chỉ ra ung thư. Cùng lúc xác định type tế bào và giai đoạn biến đổi mô học.

  • Mức độ phổ biến:

Phương pháp này được chỉ định khi bác sĩ nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở thực quản người bệnh như tổn thương loét, cứng, sùi, hoặc lồi vào lòng thực quản.

  • Cách thực hiện:

Các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô bệnh qua ống nội soi và xem dưới kính hiển vi điện tử để làm sinh thiết. Trong trường hợp cần thiết, sẽ lấy mẫu ở nhiều vị trí, kết hợp cả sinh thiết hạch để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

  • Ưu điểm:

Giúp xác định chính xác ung thư thực quản.

  • Nhược điểm:
    • Đây là xét nghiệm xâm lấn, gây đau cho bệnh nhân.
    • Có nguy cơ âm tính giả (kết quả không chính xác) do ung thư hoại tử nhiều, lấy bệnh phẩm vào mô hoại tử, không đúng vị trí quy định. Để tránh nhầm lẫn này, cần sinh thiết nhiều mảnh, ở rìa tổn thương.

6. Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT)

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh, dùng tia X kết hợp với máy tính cho ra hình ảnh về thực quản.

  • Mục đích:

Giúp đánh giá di căn của u ở thành thực quản và xâm lấn của các tế bào ung thư vào tổ chức xung quanh thực quản, trung thất. Chụp CT còn phát hiện hạch, có ý nghĩa trong việc xếp loại giai đoạn bệnh. Đồng thời đánh giá khả năng cắt bỏ được thực quản hay không.

  • Mức độ phổ biến:

Được sử dụng phổ biến. Bệnh nhân tầm soát ung thư thực quản hoặc nghi ngờ xâm lấn của ung thư thực quản vào các tạng xung quanh, đánh giá hạch thực quản có thể thực hiện phương pháp này.

  • Cách thực hiện: Bệnh nhân được nằm trên thiết bị chụp CT, tiêm vào tĩnh mạch thuốc cản quang và được chụp tạo hình thực quản, hình ảnh tạo ra theo lát cắt trên vi tính.
  • Ưu điểm:

Biện pháp không xâm lấn, đưa ra hình ảnh độ phân giải cao, xác định được mức độ xâm lấn của ung thư, các hạch vùng lân cận, tổn thương thứ phát ở phổi, ngực, gan, thận…

  • Nhược điểm:
    • Chỉ chẩn đoán chính xác khối u ung thư ở giai đoạn đầu trong 42% trường hợp.
    • Chẩn đoán các ổ di căn xa tương đối kém, nhất là di căn phúc mạc.
    • Bệnh nhân có nguy cơ phơi nhiễm với tia X.

7. Chụp PET CT

Chụp PET CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao trong tầm soát ung thư thực quản. Là kỹ thuật ghi hình cắt lớp bằng bức xạ positron theo nguyên tắc chuyển hóa, ở mức độ tế bào và phân tử.

  • Mục đích: Bằng phương pháp tiên tiến sử dụng bức xạ chuyển hóa, PET CT cho phép bác sĩ đánh giá sớm được các ổ nghi ngờ ung thư thực quản di căn.
  • Mức độ phổ biến: Bệnh nhân nghi ngờ có tổn thương ung thư di căn xa.
  • Cách thực hiện:

Bệnh nhân sau khi tiêm một loại thuốc có chứa phóng xạ, sẽ được nằm trên máy chụp hình có bước sóng kích thích. Chất phóng xạ có khả năng đi tìm các ổ ung thư, phát xạ ở đó và dựng được hình ảnh các ổ nghi ngờ di căn.

  • Ưu điểm:
    • Đánh giá sớm các tổn thương di căn xa, đặc biệt ở các tạng như não, gan, phổi.
    • PET CT giúp ghi hình khối u khá đặc hiệu.
    • Nhạy hơn chụp CT trong chẩn đoán các ổ di căn xa.
  • Nhược điểm: Bệnh nhân phải uống thuốc có chứa chất phóng xạ, phương pháp xét nghiệm chi phí cao, ít cơ sở y tế thực hiện được.

8. Xạ hình xương

Chụp xạ hình xương là phương pháp sử dụng đồng vị phóng xạ để đánh giá quá trình di căn của tế bào ác tính tới mô xương.

  • Mục đích: Xác định ung thư di căn xương và vị trí của xương đó.
  • Mức độ phổ biến: Bệnh nhân có nghi ngờ ung thư di căn xương.
  • Cách thực hiện: Một lượng nhỏ hoạt chất có hoạt tính phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch. Chất này sẽ theo dòng máu đến tập trung chủ yếu vào xương, chủ yếu là những vùng xương bất thường. Dụng cụ đo hoạt tính phóng xạ sẽ giúp xác định ung thư đã di căn xương hay chưa.
  • Ưu điểm: Kiểm tra được tổn thương có di căn tới hệ thống xương.
  • Nhược điểm:
    • Chỉ nhạy với ung thư di căn xương.
    • Bệnh nhân có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ.
Kết quả xạ hình xương đánh giá di căn xa
Lưu ý: Khi đi tầm soát ung thư thực quản, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp phù hợp. Các phương pháp cơ bản cần thực hiện là xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư thực quản, nội soi thực quản, siêu âm nội soi, chụp X-quang, chụp CT.

Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư thực quản, các bác sĩ mới yêu cầu làm sinh thiết. Tuy nhiên, cần có sự tổng hợp kết quả của các chỉ định khác nhau để tăng tính chính xác của chẩn đoán bệnh lý.

9. Giải đáp thắc mắc

Dưới đây là một số thắc mắc bệnh nhân thường tìm hiểu khi tầm soát ung thư thực quản:

9.1. Ung thư thực quản sống được bao lâu?

Theo Hiệp hội·Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống 5 năm sau chẩn đoán của bệnh nhân ung thư thực quản như sau:

  • Giai đoạn 1, 2 là 45%. Do lúc này các khối u chỉ khu trú trong thực quản.
  • Giai đoạn 3 là 24%. Do khối u đã xâm lấn tới các bộ phận và các hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn 4 chỉ còn 5%. Do khối u đã di căn tới các bộ phận của cơ thể như não, gan, xương. Lúc này, khả năng điều trị rất khó khăn.

9.2. Ung thư thực quản có nên mổ không?

Phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu trong ung thư thực quản là phẫu thuật. Với trường hợp ung thư chưa xâm lấn ra các tạng xung quanh thì chỉ định mổ, phẫu thuật là biện pháp điều trị triệt để, đem lại cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn cho bệnh nhân.

Phẫu thuật ung thư thực quản bằng robot – một thành tựu mới của y học Việt Nam

9.3. Ung thư thực quản có lây không?

Ung thư thực quản không lây. Tuy nhiên, ung thư có tính chất di truyền nên nếu gia đình bạn có tiền sử bị ung thư thực quản thì tỷ lệ bạn mắc bệnh này cũng cao hơn người khác.

9.4. Ung thư thực quản nên ăn gì?

Ung thư thực quản thường có triệu chứng nuốt nghẹn, nôn nên vấn đề ăn uống của bệnh nhân khiến người nhà lo lắng. Bệnh nhân mắc ung thư thực quản không nên kiêng khem hay ăn chế độ dinh dưỡng mất cân đối (thực dưỡng, keto…).

Người bị ung thư thực quản nên ăn thực phẩm mềm, mịn, hạt nhỏ. Điều này giúp ích cho quá trình nuốt và tăng cảm giác ngon miệng cho bệnh nhân. Nên ăn đủ chất, đủ bữa (có thể chia làm nhiều bữa nhỏ) nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

Trong trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa như tiểu đường, tăng lipid máu thì cần tuân thủ chế độ ăn đặc biệt và có nhân viên y tế điều chỉnh phù hợp với các kết quả xét nghiệm.

Thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng là lựa chọn tốt cho bệnh nhân ung thư thực quản

9.5. Tầm soát ung thư thực quản ở đâu?

Một cơ sở y tế tốt, phù hợp với yêu cầu tầm soát ung thư thực quản cần có đủ các trang thiết bị để thực hiện các kỹ thuật cần thiết. Ngoài ra còn cần đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm cho kết quả nhanh và chính xác.

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt đáp ứng được các tiêu chí trên, là địa chỉ tầm soát ung thư thực quản uy tín, nhiều người lựa chọn bởi các ưu điểm:

  • Là bệnh viện tư nhân chuyên sâu ung bướu duy nhất tại miền Bắc, có chất lượng dịch vụ cao, chi phí thăm khám hợp lý.
  • Có đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao với nhiều giáo sư, chuyên gia y tế hàng đầu Việt Nam.
  • Dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, tận tâm, sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh.
  • Sử dụng phương pháp nội soi gây mê không gây đau đớn cho người đi khám, cho kết quả chính xác. Có dàn máy sử dụng công nghệ bước sóng hẹp NBI cho phép đánh giá tốt các tổn thương ung thư thực quản sớm.
  • Bệnh viện có trang bị máy PET, siêu âm nội soi giúp đánh giá sâu, đưa ra được chẩn đoán giai đoạn giúp ích cho quá trình điều trị.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.\

Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn/.

Có thể bạn quan tâm:

Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.