Tầm soát ung thư

Các xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp [5+ điều cần biết]

4.3/5 - (6 bình chọn)

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp là một trong các bước cơ bản giúp đánh giá chức năng tuyến giáp, kết hợp với các phương pháp khác để phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp sớm. Thông tin chi tiết về các xét nghiệm này sẽ được Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt gửi tới bạn đọc trong bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp được hiểu như thế nào?

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp là thực hiện các xét nghiệm máu để đánh giá chức năng tuyến giáp. Xét nghiệm máu giúp định lượng Calcitonin, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp thể tủy. Các chỉ số TG và Anti – TG có thể tìm thấy dấu ấn ung thư sớm tuyến giáp thể nhú và thể nang. Bên cạnh đó, các chỉ số T3 và TSH trong xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp giúp phân biệt ung thư tuyến giáp và các bệnh lý khác: cường giáp, suy giáp hay bướu cổ

Các xét nghiệm trong gói tầm soát ung thư tuyến giáp bao gồm:

Các loại xét nghiệm Mục đích
Xét nghiệm T3 và TSH Đánh giá chức năng tuyến giáp (suy giáp, cường giáp, bướu cổ)
Xét nghiệm TG Tìm dấu ấn sớm ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang
Xét nghiệm Anti – TG
Xét nghiệm Calcitonin và CEA Tìm dấu ấn ung thư tuyến giáp thể tủy

2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp?

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp chỉ nên thực hiện khi bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao và xuất hiện các dấu hiệu ung thư tuyến giáp dưới đây:

Khi xuất hiện các triệu chứng:

  • Khàn tiếng do khối u chèn ép, xâm lấn, dây thần kinh quặt ngược .
  • Khó nuốt do khối u chèn ép.
  • Có thể khó thở do u xâm lấn vào khí quản.
  • Khối u cứng, cố định trước cổ.
  • Đỏ da vùng cổ, sùi loét, chảy máu.
  • Khối u và hạch cổ lớn có thể nhìn thấy nổi gồ trên da.

Khi thuộc nhóm nguy cơ cao:

  • Những người trưởng thành trong độ tuổi 30 – 50, đặc biệt là nữ giới.
  • Người bệnh đã xạ trị vùng đầu cổ lúc còn bé, đặc biệt đã bị u giáp đơn nhân.
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư tuyến giáp.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ hoặc đã từng nhiễm phóng xạ.
  • Người mắc các bệnh về tuyến giáp: Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hormone tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
Những người đã bị u giáp đơn nhân có nguy cơ cao bị ung thư tuyến giáp hơn người bình thường

3. Ai không nên xét nghiệm máu tầm soát ung thư tuyến giáp?

Theo khuyến cáo của Lực lượng đặc nhiệm phòng bệnh của Mỹ (U.S. Preventive Services Task Force) thì:

  • Không sàng lọc ung thư tuyến giáp cho người lớn không có triệu chứng.
  • Không có bằng chứng đầy đủ cho thấy khám lâm sàng và siêu âm có thể chẩn đoán chính xác được ung thư tuyến giáp ở người không có triệu chứng.
  • Sàng lọc ung thư tuyến giáp ở những người không có triệu chứng mang đến tác hại nhiều hơn lợi ích.

Chính vì vậy, nếu không có triệu chứng, bạn không nên tầm soát ung thư tuyến giáp.

4. Các xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp

4.1. Xét nghiệm T3 và TSH

Đây là nhóm xét nghiệm thường được dùng để đánh giá chức năng tuyến giáp, mức độ hoạt động của tuyến giáp, tìm ra điều ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp thông qua định mức hormone giáp có trong máu như T3, TSH.

Trường hợp được chỉ định thực hiện xét nghiệm T3, TSH: Bác sĩ muốn kiểm tra khả năng hoạt động bình thường của tuyến giáp một cách tổng thể, toàn diện.

Xét nghiệm Mục đích Ý nghĩa kết quả xét nghiệm
Xét nghiệm T3 Giúp xác định mức độ của tình trạng cường giáp.
  • 1,1 – 2,7 nmol/L: Người làm xét nghiệm bình thường.
  • Trên 2,7 nmol/L: Người bệnh bị cường giáp hoặc đang có vấn đề (mang thai, thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai…). Để xác định rõ người bệnh cần làm thêm xét nghiệm định lượng TSH hoặc T3 tự do.
Chỉ số TSH Giúp xác định việc kiểm soát sự sản xuất hormone T3 và T4 của tuyến giáp
  • 0,2-4,2 mU/L: Tuyến giáp bình thường.
  • Dưới 0,2 mU/L: Người bệnh bị cường giáp (thừa hormone).
  • Trên 4,2 mU/L: Người bệnh bị suy giáp (thiếu hormone).

Quy trình: Bác sĩ lấy máu người bệnh đi xét nghiệm, phân tích hormone giáp có trong máu như T3, T4, TSH.

Xét nghiệm TSH giúp đánh giá tình trạng tuyến giáp của người đi khám tầm soát ung thư tuyến giáp

4.2. Xét nghiệm TG

Xét nghiệm TG và anti TG là những xét nghiệm quan trọng, để đo hàm lượng TG có trong máu, góp phần phát hiện sớm ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang.

Các trường hợp được chỉ định thực hiện xét nghiệm TG và Anti – TG:

  • Khi cần chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị và tái phát của ung thư tuyến giáp thể nang, thể nhú, tế bào Hurthle.
  • Kết hợp với xét nghiệm Anti TG để theo dõi sự phát triển, tái phát của tế bào ung thư tuyến giáp.
  • Kết hợp với xét nghiệm TSH để đánh giá sự tổng hợp TG trong quá trình điều trị điều trị, sự tái phát của ung thư tuyến giáp.
  • Phát hiện chứng cường giáp, viêm tuyến giáp, phì đại tuyến giáp, Basedow.
  • Theo dõi, đánh giá kết quả phẫu thuật tuyến giáp xem phẫu thuật đã loại bỏ hết mô ung thư chưa.
  • Theo dõi kết quả điều trị bệnh Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng.
  • Xác định nguyên nhân chứng cường giáp ở người bệnh và chứng suy giáp bẩm sinh ở trẻ em.
  • Cần tìm ra nguyên nhân suy giáp của những bệnh nhân nghi ngờ có kháng tuyến giáp (kết hợp cùng xét nghiệm kháng thể Anti TPO, Anti TG).
  • Chẩn đoán và phân biệt nhiễm độc giáp do sử dụng thuốc và viêm tuyến giáp.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm TG:

  • Chỉ số TG 0,2 – 50 ng/mL: Giá trị bình thường. Trong đó, chỉ số này ở trẻ em là 36 – 38 ng/mL. Giá trị này có thể thay đổi tùy theo phương pháp định lượng, giới hạn tham chiếu của phòng thí nghiệm.
  • Chỉ số Anti TG dưới 4 IU/mL: Giá trị bình thường.
  • Chỉ số TG và  Anti TG tăng: Có thể người được làm xét nghiệm mắc một số bệnh sau:
    • Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa chưa điều trị.
    • Ung thư tuyến giáp di căn (ung thư tuyến giáp thể nang, thể nhú, tế bào Hurthle).
    • Ung thư tuyến giáp di căn sau những đợt điều trị ban đầu.
    • Ung thư tuyến giáp tái phát sau hóa trị liệu hoặc phẫu thuật.
    • Nhu mô tuyến giáp còn sót lại nhiều hoặc có di căn xa/di căn hạch  sau khi đã cất tất cả tuyến giáp.
    • Một số bệnh lành tính: Basedow, u hạch lành tính, bệnh bướu cổ đa nhân, u tuyến giáp lành tính, u hạch lành tính, viêm tuyến giáp cấp, viêm tuyến giáp bán cấp, suy giảm TBG bẩm sinh

Quy trình: Bác sĩ đem máu của người bệnh đi phân tích và tìm ra chỉ số TG, Anti TG.

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm TG: bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ liều lượng thuốc hormone tuyến giáp đang uống hay đã ngưng không uống nữa.

Xét nghiệm TG có vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp loại biệt hóa

4.3. Xét nghiệm Calcitonin

Xét nghiệm Calcitonin chủ yếu được dùng để chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy và tình trạng bài xuất peptid giáp lạc chỗ.

Các trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm tầm soát ung thư tuyên giáp Calcitonin: Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thể tủy và cần kiểm tra tình trạng bài xuất peptid giáp lạc chỗ. Đồng thời, xét nghiệm này cũng được sử dụng để sàng lọc ung thư tuyến giáp đối với các thành viên gia đình người bị đa u nội tiết loại 2 (MEN 2), trong đó 70-95% người bị MEN 2A có nguy cơ phát triển thành ung thư tuyến giáp thể tuỷ.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Calcitonin:

  • Giá trị bình thường:
    • Dưới 18,2 pg/mL (đối với nữ) và dưới 11,5 pg/mL (đối với nam): Giá trị bình thường.
    • 15 – 50 pg/mL: Có thể người làm xét nghiệm bị ung thư tuyến giáp thể tủy, cần làm nghiệm pháp kích thích sản xuất calcitonin để chẩn đoán rõ.
  • Trường hợp tiêm pentagastrin với liều 0,5 ag/kg làm test kích thích: Giá trị bình thường với nam là dưới 110 pg/mL (< 110 ng/L) và với nữ là dưới 35 pg/mL (< 35 ng/L).
  • Trường hợp người bệnh được chỉ định truyền canxi với liều 2,4 mg/kg làm test kích thích: Giá trị bình thường với nam là dưới 190 pg/mL (< 190 ng/L) và với nữ là dưới 130 pg/mL (< 130 ng/L).
  • Chỉ số Calcitonin thấp (dưới giá trị bình thường): Người làm xét nghiệm có thể không bị ung thư tuyến giáp thể tủy.
  • Chỉ số Calcitonin cao (trên giá trị bình thường): Có thể người bệnh bị:
    • Ung thư tuyến giáp thể tủy: Bác sĩ cần thực hiện thêm các phương pháp như chụp cắt lớp, siêu âm, sinh thiết để chẩn đoán chính xác hơn.
    • Một số bệnh ung thư khác: Ung thư vú và tụy, phổi, khối u insulin.
    • Một số căn bệnh khác (chỉ số Calcitonin khoảng 15 – 50 pg/mL): Có khối u thần kinh nội tiết, viêm tuyến giáp tự miễn có quá sản tế bào C.

Quy trình: Bác sĩ lấy máu người bệnh và đo bằng kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang, tiêm tĩnh mạch calci liều cao để kích thích sản xuất calcitonin (nếu cần).

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm Calcitonin:

  • Bệnh nhân cần nhịn ăn trước 12 giờ tối hôm trước
  • Người bệnh ngừng sử dụng một số loại thuốc như glucagon, epinephrine, các thuốc tránh thai đường uống vì các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Xét nghiệm Calcitonin có vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể tủy

5. Giải đáp thắc mắc về các xét nghiệm máu tầm soát ung thư tuyến giáp

5.1. Khi xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp cần lưu ý gì?

  • Sau khi nhận kết quả xét nghiệm máu, nếu các chỉ số vượt quá ngưỡng bình thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp khác như chọc hút tế bào tuyến giáp
  • Nếu kết quả xét nghiệm là bình thường, bạn không nên chủ quan mà cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, đồng thời đi tầm soát khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư tuyến giáp
  • Nếu nhận kết quả là dương tính, bạn cần bình tĩnh lắng nghe tư vấn của bác sĩ và thực hiện phác đồ điều trị

5.2. Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp ở đâu?

Một trong những địa chỉ khám tầm soát ung thư tuyến giáp uy tín là Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt. Khi khám và xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp ở đây, người bệnh sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Đây là bệnh viện tư nhân chuyên sâu ung bướu duy nhất tại miền Bắc nên có thể thăm khám ung thư tuyến giáp nhanh chóng, chính xác.
  • Có đội ngũ y bác sĩ xét nghiệm chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hết mình vì bệnh nhân.
  • Xét nghiệm được thực hiện trong phòng lab đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn sinh học và độ chính xác cao.
  • Máy móc xét nghiệm hiện đại, tối tân, công suất lớn có thể thực hiện được nhiều xét nghiệm trong thời gian ngắn với kết quả chính xác.
  • Dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, tận tâm, hiệu quả, hỗ trợ lấy mẫu máu xét nghiệm tại nhà.
Hãy đến bệnh viện Ung bướu Hưng Việt và phòng khám Đa khoa Hưng Việt để được bác sĩ Nguyễn Tiến Lãng – chuyên gia về các bệnh lý tuyến giáp trực tiếp thăm khám

Nếu muốn nhận tư vấn miễn phí và đặt lịch khám tầm soát ung thư tuyến giáp với bác sĩ chuyên gia tại Hưng Việt, bạn vui lòng liên hệ hotline 094 230 0707 hoặc nhắn tin tới Fanpage

Qua trên có thể thấy xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp là một khâu quan trọng trong chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ thực sự có giá trị, giúp phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp kịp thời khi được kết hợp cùng các phương pháp thăm khám khác.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.