[Giải đáp] Chỉ số tầm soát ung thư tuyến giáp như thế nào là bình thường?
5/5 - (2 bình chọn)
Các chỉ số tầm soát ung thư tuyến giáp như T3, T4, TSH, Tg, Calcitonin, CEA… có vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình tuyến giáp, xác định chất chỉ điểm ung thư tuyến giáp và theo dõi kết quả điều trị. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách đọc các chỉ số này chính xác nhất!
1. Xét nghiệm máu tầm soát ung thư tuyến giáp gồm những gì?
Xét nghiệm máu không đóng vai trò quyết định trong việc phát hiện ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, đây lại là cơ sở để thực hiện các phương pháp tầm soát khác và góp phần phát hiện, phân loại ung thư tuyến giáp.
Các xét nghiệm bắt buộc: Xét nghiệm đông máu, xét nghiệm viêm gan B, xét nghiệm HIV, xét nghiệm công thức máu… Giúp xác định người đi khám có đủ điều kiện thực hiện các phương pháp tầm soát tiếp theo hay không.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp: Xét nghiệm TSH, xét nghiệm Tg, xét nghiệm Calcitonin và CEA… Các xét nghiệm này có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chức năng tuyến giáp và tìm ra dấu ấn của một số loại ung thư tuyến giáp.
2. Cách đọc chỉ số tầm soát ung thư tuyến giáp
Mỗi chỉ số tầm soát ung thư tuyến giáp sẽ có giá trị và cách đọc khác nhau. Cụ thể như sau:
Các xét nghiệm hormon tuyến giáp T3, T4, TSH thường được thực hiện đồng thời để đánh giá chức năng tuyến giáp, xem tuyến giáp có đang hoạt động bình thường hay không. Đồng thời, nó có ý nghĩa trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp.
Cách đọc chỉ số T3:
Chỉ số T3 từ 1,3 – 3,1 nmol/L: Người xét nghiệm bình thường.
Chỉ số T3 cao hơn 1,3 – 3,1 nmol/L: Người xét nghiệm gặp một số vấn đề như bệnh Basedow, viêm tuyến giáp thể không đau, chứng cường giáp, bướu nhân độc tuyến giáp, hoặc đây chính là dấu hiệu ung thư tuyến giáp.
Chỉ số T3 thấp hơn 1,3 – 3,1 nmol/L: Người xét nghiệm có thể bị suy giáp hoặc do thiếu ăn, bị ốm trong một thời gian dài.
Cách đọc chỉ số T4:
Chỉ số T4 từ 4 – 12 ng/dL: Người xét nghiệm bình thường.
Chỉ số T4 cao hơn 4 – 12 ng/dL: Người xét nghiệm có thể đang mắc một số bệnh về tuyến giáp như cường giáp, bướu đa nhân độc, viêm tuyến giáp…
Chỉ số T4 thấp hơn 4 – 12 ng/dL: Người xét nghiệm có thể đang gặp các tình trạng như suy giáp, bệnh liên quan đến tuyến yên, chế độ ăn uống có vấn đề do thiếu iod, nhịn ăn, suy dinh dưỡng.
Chỉ số TSH cao hơn 0,4 – 5 mIU/L: Người xét nghiệm có thể từng bị suy giáp hoặc đã cắt bỏ tuyến giáp và đang sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Hoặc dùng các loại thuốc gây ra biến chứng suy giáp sau điều trị như thuốc kháng giáp trạng (Amiodaron, PTU, Lithlum…).
Chỉ số TSH thấp hơn 0,4 – 5 mIU/L: Người xét nghiệm có thể bị bệnh Basedow gây ra cường giáp nguồn gốc tại tuyến giáp, tuyến giáp đa nhân, suy giáp thứ phát. Người bệnh đã cắt bỏ tuyến giáp hoặc đang điều trị suy giáp và dùng thuốc hormone tuyến giáp quá mức. Nếu chỉ số TSH thấp/cao hơn mức 0,4 – 5 mIU/L, sức khỏe tuyến giáp của người được làm xét nghiệm đang có vấn đề
Các trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm T3, T4 và TSH: Khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh gặp một số vấn đề về tuyến giáp như rối loạn tuyến giáp (cường giáp, suy giáp nguyên phát hoặc thứ phát, suy tuyến yên, liệt chu kỳ nhiễm độc lập…).
Sự kết hợp giữa kết quả xét nghiệm T3, T4, TSH có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán một số bệnh như trong bảng dưới đây:
T3
T4
TSH
Chẩn đoán
Bình thường
Bình thường
Cao
Suy giáp nhẹ (dưới lâm sàng)
Thấp
Thấp hoặc bình thường
Cao
Suy giáp
Bình thường
Bình thường
Thấp
Cường năng tuyến giáp thường nhẹ (dưới lâm sàng)
Cao hoặc bình thường
Cao hoặc bình thường
Thấp
Cường năng tuyến giáp
Thấp hoặc bình thường
Thấp hoặc bình thường
Thấp
Suy giáp thứ cấp – tuyến yên (hiếm gặp)
Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn
Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm T3, T4 và TSH:
Người được làm xét nghiệm cần thông báo trước cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng vì một số loại thuốc (Steroid, thuốc liên quan đến tuyến giáp, thuốc tránh thai, thuốc chứa nội tiết tố) có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Bệnh cấp tính ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Vì thế, bệnh nhân vừa nhập viện hoặc đang mắc bệnh cấp tính không nên làm xét nghiệm này ngay.
Nên xét nghiệm vào buổi sáng vì chỉ số TSH có thể biến động cả ngày.
2.2. Cách đọc chỉ số tầm soát ung thu tuyến giáp Tg, Tg-Ab
Xét nghiệm Tg và xét nghiệm Tg-Ab thường được làm cùng nhau. Đây là xét nghiệm quan trọng nhất giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
2.2.1. Cách đọc chỉ số Tg
Tg (thyroglobulin) là glycoprotein được tổng hợp và sản xuất ra từ các tế bào nang của tuyến giáp và được bài tiết vào bên trong khoang của các nang tuyến giáp, giải phóng một phần nhỏ vào máu cùng hormone khác.
Cách đọc kết quả chỉ số tầm soát ung thư tuyến giáp Tg:
Chỉ số Tg cao hơn 0,2 – 50 ng/mL: Người xét nghiệm có thể bị một số bệnh lý về tuyến giáp (viêm tuyến giáp, u hạch lành tính, bướu cổ đa nhân, u tuyến giáp lành tính…) hoặc bị bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa chưa điều trị hay ung thư tuyến giáp di căn (ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang).
Chỉ số Tg thấp hơn 0,2 – 50 ng/mL: Người xét nghiệm có thể bị nhiễm độc tuyến giáp nhân tạo, hoặc suy giáp do bướu cổ (ở trẻ em).
Các trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm Tg:
Trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang.
Khi cần kết hợp với xét nghiệm TSH để kiểm tra trong huyết thanh có tồn tại Tg không trước khi điều trị ung thư tuyến giáp. Trường hợp có tồn tại Tg thì sau điều trị, bác sĩ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm Tg tiếp để đánh giá tình trạng tái phát.
Khi cần đánh giá kết quả của cuộc phẫu thuật loại bỏ khối ung thư tuyến giáp.
Kết hợp với xét nghiệm Anti Tg để nhận định về sự tiến triển và mức độ tái phát của bệnh ung thư tuyến giáp.
Khi cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cường giáp.
Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm Tg:
Người bệnh cần thông báo trước cho bác sĩ về liều lượng thuốc hormone đang hoặc đã uống trước đó.
Cần thực hiện đồng thời cùng xét nghiệm Anti Tg để có kết quả chính xác.
Không sử dụng xét nghiệm Tg để tầm soát bệnh ung thư tuyến giáp số lượng lớn ở bệnh nhân không có triệu chứng. Bởi chỉ số Tg có thể tăng ở nhiều bệnh lý, tỉ lệ bị ung thư tuyến giáp ở Việt Nam thấp.
2.2.2. Cách đọc chỉ số Tg-Ab
Tg-Ab (thyroglobulin antibody) là một loại protein được hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất ra để chống lại sự có mặt của Tg. Xét nghiệm Tg-Ab giúp đánh giá sự phòng vệ của cơ thể đối với sự phát triển của bệnh ung thư tuyến giáp biệt hóa và các bệnh lý tuyến giáp khác.
Cách đọc kết quả xét nghiệm Tg-Ab:
Âm tính: Kháng thể Tg-Ab không xuất hiện trong máu tại thời điểm xét nghiệm. Do không mắc bệnh hoặc mắc bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp tự miễn không có tự kháng thể.
Chỉ số Tg-Ab thấp hơn 34 U/mL: Người xét nghiệm bình thường.
Chỉ số Tg-Ab cao hơn hoặc bằng 34 U/mL: Người xét nghiệm gặp một số tình trạng như phình giáp, ung thư tuyến giáp, viêm giáp Hashino…
Các trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm Tg-Ab:
Khi làm xét nghiệm Tg, bác sĩ cũng đồng thời chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm Tg-Ab để xem kháng thể Tg-Ab có xuất hiện và ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm không.
Trong quá trình điều trị, theo dõi ung thư giáp biệt hóa.
Khi người bệnh mắc các triệu chứng của suy giáp.
2.3. Cách đọc chỉ số tầm soát ung thư tuyến giáp Calcitonin và CEA
Xét nghiệm Calcitonin và CEA là hai xét nghiệm ít được sử dụng khi tầm soát. Các xét nghiệm này thường được dùng để sàng lọc ung thư tuyến giáp thể tủy.
2.3.1. Cách đọc chỉ số Calcitonin
Calcitonin là một hormon peptide được các tế bào C cạnh nang của tuyến giáp bài tiết ra. Xét nghiệm Calcitonin giúp phát hiện ung thư tuyến giáp thể tủy và đánh giá quá trình điều trị, theo dõi tình trạng tái phát của bệnh.
Cách đọc kết quả xét nghiệm Calcitonin: tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm của từng phòng thí nghiệm.
Chỉ số Calcitonin có giá trị bình thường khi:
Nam
Nữ
Mức chuẩn
Chỉ số Calcitonin ≤ 19 pg/mL hoặc ≤ 19 ng/L (đơn vị SI)
Chỉ số Calcitonin ≤ 14 pg/mL hoặc ≤ 14 ng/L (đơn vị SI)
Khi đo bằng kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang tự động 2 vị trí
Chỉ số Calcitonin ≤ 5 pg/ml
Chỉ số Calcitonin ≤ 5,7 pg/ml
Sau khi truyền calci với liều lượng 2,4 mg/kg
Chỉ số Calcitonin ≤ 190 pg/mL hoặc ≤ 190 ng/L
Chỉ số Calcitonin ≤ 130 pg/mL hoặc ≤ 130 ng/L
Sau khi tiêm pentagastrin 0,5 mcg/kg
Chỉ số Calcitonin ≤ 110 pg/ml hoặc ≤ 110 ng/l
Chỉ số Calcitonin ≤ 30 pg/mL hoặc ≤ 30 ng/L
Nếu chỉ số Calcitonin cao hơn mức bình thường: Có thể người xét nghiệm mắc một số bệnh như ung thư tuyến giáp thể tủy, cường cận giáp nguyên phát, cường cận giáp thứ phát do suy thận mạn tính…
Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn
Các trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm Calcitonin:
Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thể tủy hoặc tăng sản tế bào C thông qua các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể.
Cần sàng lọc ung thư tuyến giáp thể tủy trong gia đình.
Cần theo dõi hiệu quả điều trị và dự đoán sự tái phát của ung thư tuyến giáp thể tủy.
Thành viên gia đình có gen đột biến MEN2.
Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm Calcitonin:
Tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây tăng Calcitonin trước khi xét nghiệm như thuốc tránh thai, Canxi, Epinephrine, Cholecystokinin, Glucagon, Pentagastrin.
Nhịn ăn từ đêm hôm trước làm xét nghiệm và chỉ uống nước.
2.3.2. Cách đọc chỉ số CEA
CEA là một loại kháng nguyên được tạo ra trong quá trình phát triển của thai nhi ở tế bào ruột. Khi trưởng thành, nồng độ CEA còn rất ít trong máu. Xét nghiệm CEA giúp phát hiện ung thư tuyến giáp thể tủy cùng nhiều loại ung thư khác.
Cách đọc kết quả xét nghiệm CEA:
Chỉ số CEA từ 0 – 2,5 ng/mL: Người được làm xét nghiệm bình thường.
Chỉ số CEA từ 2,5 – 5 ng/mL: Do người làm xét nghiệm hút thuốc lá nên chỉ số CEA tăng.
Chỉ số CEA trên 5 ng/mL: Có thể người được làm xét nghiệm mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể tủy. Hoặc các bệnh ung thư khác (Ung thư dạ dày, đại trực tràng, tuyến tụy, phổi, buồng trứng, vú, gan, tuyến tiền liệt…).
Các trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm CEA:
Sàng lọc ung thư tuyến giáp thể tủy trong gia đình có người bị căn bệnh này.
Theo dõi điều trị, tiên lượng, phát hiện tái phát di căn ung thư dạ dày, đại trực tràng, phổi.
Thỉnh thoảng, xét nghiệm CEA cũng được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị ung thư nhưng chưa được chẩn đoán.
Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm CEA:
Trước khi thực hiện xét nghiệm CEA, người bệnh chỉ cần dừng hút thuốc trong một khoảng thời gian ngắn theo yêu cầu của bác sĩ.
2.4. Các chỉ số khác trong xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp
Bên cạnh các chỉ số trên, khi xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp, bác sĩ cũng thường chỉ định bệnh nhân làm hai loại xét nghiệm tìm kháng thể tuyến giáp là kháng thể thyroid peroxidase (TPOAb) và kháng thể TRAb có thành phần TSI.
2.4.1. Cách đọc chỉ số kháng thể thyroid peroxidase (TPOAb)
TPOAb là kháng thể được cơ thể sản sinh ra và có thể tấn công, phá hủy mô giáp đang khỏe mạnh. Xét nghiệm kháng thể TPOAb giúp tìm ra dấu ấn của bệnh tuyến giáp tự miễn, phát hiện bệnh Graves, viêm tuyến giáp Hashimoto…
TPOAb ≥ 34 U/mL: Người làm xét nghiệm mắc bệnh tuyến giáp tự miễn như viêm tuyến giáp Hashmoto, Graves…
Các trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm TPOAb:
Bác sĩ đang xem xét điều trị bằng thuốc có thể dẫn đến nguy cơ suy giáp do kháng thể peroxidase tuyến giáp có mặt. Ví dụ như Amiodarone, Lithium, Interferon Alpha, Interleukin-2.
Khi người bệnh có triệu chứng của bệnh tuyến giáp.
2.4.2. Cách đọc chỉ số kháng thể TRAb có thành phần TSI
TRAb có thành phần TSI là kháng thể kích thích tuyến giáp hoạt động mạnh và sản xuất quá mức lượng hormone giáp vào máu. Xét nghiệm TRAb có thành phần TSI giúp phát hiện bệnh Graves (Basedow), viêm tuyến giáp tự miễn, cường giáp, lồi mắt ác tính.
Cách đọc kết quả xét nghiệm TRAb có thành phần TSI:
Chỉ số TRAb <16%: Âm tính.
Chỉ số TRAb >16%: Lúc này xảy ra 2 trường hợp:
Có thành phần TSI > 0,92 IU/L: Có thể người xét nghiệm bị bệnh Basedow, viêm tuyến giáp tự miễn, cường giáp…
Các trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm TRAb có thành phần TSI:
Khi bệnh nhân có triệu chứng cường giáp, cần theo dõi, đánh giá hiệu quả của liệu pháp chống tuyến giáp.
Chỉ định để hỗ trợ chẩn đoán nhiễm độc giáp.
Trường hợp nghi bệnh nhân bị suy giáp tự miễn, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm TRAb có chỉ số TSI để bổ sung cho đánh giá lâm sàng, đánh giá chức năng giáp và kháng thể thyroperoxidase (anti-TPO) và test sàng lọc kháng thể kháng thyroglobulin.
3. Chi phí tầm soát ung thư tuyến giáp qua xét nghiệm máu
Mỗi xét nghiệm máu tìm ra một chỉ số tầm soát ung thư tuyến giáp ở trên có giá khoảng vài trăm nghìn. Chi phí phụ thể phụ thuộc vào địa chỉ làm xét nghiệm và loại chỉ số muốn xét nghiệm.
Tuy nhiên, xét nghiệm máu chỉ giúp tìm ra dấu ấn của một số chất gây ung thư tuyến giáp. Nếu muốn có kết quả tầm soát chính xác, bác sĩ cần có sự kết hợp của chỉ số này với kết quả của các phương pháp chẩn đoán khác như siêu âm, xạ hình, chẩn đoán tế bào học, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI…
4. Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp ở đâu?
Hiện nay, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt có gói tầm soát ung thư tuyến giáp giúp chẩn đoán chính xác bệnh ung thư tuyến giáp và các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp khác.
Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp tại đây với các bác sĩ chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đưa kết quả nhanh và chính xác nhất.
Như vậy, các chỉ số tầm soát ung thư tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, theo dõi hiệu quả điều trị, tái phát của bệnh ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, khi thăm khám, bác sĩ cần kết hợp các chỉ số này với các phương pháp chẩn đoán khác để có kết quả chính xác.
Nếu muốn nhận tư vấn miễn phí và đặt lịch khám tầm soát ung thư tuyến giáp với bác sĩ chuyên gia tại Hưng Việt, bạn vui lòng liên hệ hotline 094 230 0707 hoặc nhắn tin tới Fanpage Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.