Mắc ung thư phụ khoa trong khi mang thai có thể điều trị phức tạp tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, kế hoạch điều trị cho từng bệnh nhân sẽ được một đội ngũ chuyên gia y tế đa ngành đưa ra có thể giúp kiểm soát bệnh một cách an toàn và hiệu quả.
Ung thư phụ khoa là những bệnh ung thư ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của phụ nữ. Mặc dù là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ trên toàn cầu, nhưng căn bệnh này tương đối không phổ biến ở phụ nữ mang thai, cứ 1.000 phụ nữ mang thai thì có một trường hợp được chẩn đoán.
Trong số những trường hợp này, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa phổ biến nhất, với tỷ lệ mắc ước tính khoảng 8–15 trường hợp trên 100.000 ca đẻ. Tiếp theo là ung thư buồng trứng, với 3-6 trường hợp trong 100.000 ca mang thai.
Ung thư phụ khoa được chẩn đoán theo cách tương tự khi mang thai: sinh thiết để xác định chẩn đoán và xác định các đặc điểm của tế bào ung thư ở từng bệnh nhân.
Sinh thiết và phẫu thuật có giới hạn thường được tiến hành an toàn mà không có bất kỳ tác động xấu nào đến thai kỳ. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh các chụp chiếu như chụp X-quang, chụp CT và chụp PET nếu có thể để hạn chế sự tiếp xúc của thai nhi với tia xạ ion hóa.
Sau khi được chẩn đoán, kế hoạch điều trị sẽ được đưa ra cho từng bệnh nhân, dựa trên giai đoạn ung thư, tuổi thai, mong muốn tiếp tục mang thai của bệnh nhân và nguy cơ của việc điều chỉnh hoặc trì hoãn điều trị trong thai kỳ. Do tính phức tạp của bệnh, nên việc lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân ung thư trong thời kỳ mang thai cần một đội ngũ chuyên gia y tế đa ngành để cung cấp dịch vụ chăm sóc tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Điều trị tế bào ung thư cổ tử cung
Nhìn chung, việc điều trị toàn bộ ung thư cổ tử cung tiền xâm lấn thường được hoãn lại cho đến khi em bé được sinh ra, vì nguy cơ tế bào ung thư tiến triển thành ung thư biểu mô xâm lấn trong thai kỳ là rất thấp.
May mắn thay, ung thư phụ khoa có thể được điều trị an toàn và hiệu quả ngay cả trong thời kỳ mang thai. Bản thân việc mang thai dường như không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Hơn nữa, điều trị thích hợp cho phép giữ thai mà không ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị như xạ trị có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi và cần tránh trong thời kỳ mang thai. Cũng cần lưu ý rằng giai đoạn, diễn biến và tiên lượng của ung thư cổ tử cung ở phụ nữ mang thai cũng tương tự như ở phụ nữ không mang thai. Do đó, việc phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn hơn hoặc trì hoãn điều trị có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Phụ nữ đang mang thai có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc trước khi sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ bao gồm tầm soát ung thư, để giúp phát hiện các dấu hiệu ung thư sớm hoặc các tình trạng tiền ung thư.
Bên cạnh việc tầm soát ung thư, duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, giữ chế độ ăn uống lành mạnh, dừng hút thuốc lá và rượu cũng như thực hiện các bước để giảm nguy cơ nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV), có thể là một bước tiến dài không chỉ giảm nguy cơ ung thư, mà còn hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh.
Top 6 bác sĩ giỏi điều trị ung thư tử cung, uy tín cả nước
Nguồn: Bác sĩ Khoo Kei Siong – Parkway Cancer Centre
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.