Trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân có đủ chất dinh dưỡng để mau chóng. Những bệnh nhân sau khi được điều trị ung thư cổ tử cung rất khó ăn uống nên, việc lựa chọn người bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì và không nên ăn gì cần được sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ điều trị và các chuyên gia dinh dưỡng. Đặc biệt, cần bổ sung các món ăn người bệnh thích ăn và đủ chất dinh dưỡng để bệnh nhân nâng cao thể trạng.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân thường rất mệt mỏi nên có cảm giác chán ăn, buồn nôn khiến cơ thể ngày càng suy yếu và xuống dốc trầm trọng.
Những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, cần thiết với người bệnh đang điều trị ung thư cổ tử cung, thường được các chuyên gia khuyên nên bổ sung là những thực phẩm giàu omega 3 (có trong cá trích, cá thu, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt); rau củ quả, trái cây hoặc nước ép trái cây; các sản phẩm từ sữa, trứng như phô mai, sữa chua, thực phẩm giàu tinh bột như bột yến mạch, mầm lúa mì,…
Đặc biệt, bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên dùng nhiều các loại thực phẩm như nho, tỏi, cà chua. Vì các loại thực phẩm này chứa nhiều Vitamin C, và chất chống oxy hóa giúp loại bỏ tế bào ung thư, tăng sức đề kháng, rất tốt với người bệnh ung thư tử cung.
Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Thịt đỏ là một trong những loại thực phẩm nằm trong danh sách cần hạn chế cho bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung. Trong thịt đỏ chứa protein có cấu trúc phức tạp, khó hấp thu vì cần nhiều enzyme thể thủy phân, có tính axit, ngoài ra còn chứa cả ký sinh nên thực sự không tốt cho người bệnh. Cơ thể người bệnh còn yếu, không tiêu hóa được hết, dinh dưỡng tích tụ lại sẽ tạo ra các chất rất độc hại.
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, bởi sẽ làm tăng chỉ số cholesterol, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các dưỡng chất vào máu và ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Người bệnh thay vì sử dụng các loại mỡ động vật, thì nên thay bằng dầu thực vật, các chất béo không bão hòa từ dầu oliu, quả bơ…
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích là những thứ luôn cần phải hạn chế sử dụng. Với người bệnh thì càng cần phải kiêng khem. Người bệnh ung thư cổ tử cung không nên sử dụng đồ uống có gas, có cồn vì nó khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, không hút thuốc lá, thuốc chứa nhiều chất độc hại sẽ khiến cho bệnh tình càng trở nên trầm trọng hơn.
Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng. Với bệnh nhân càng không nên ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp bởi chứa nhiều calo, năng lượng, ít dinh dưỡng, bên cạnh đó còn chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, người bệnh ung thư cổ tử cung nên tăng cường các thực phẩm tươi sống, thực phẩm mới chế biến xong nên dùng ngay.
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung không nên ăn các loai thực phẩm có vị cay, nóng, quá đắng hay quá mặn vì những loại thực phẩm và đồ ăn này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, kích thích niêm mạc tử cung, vị trí tổn thương do ung thư khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn, đau đớn hơn.
Các món ăn lên men từ dưa muối, cà muối,… là món ăn nhiều người ưa thích, giải ngán và kích thích vị giác rất tốt. Tuy nhiên đây lại được xem là các món ăn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nếu ăn quá nhiều. Người bệnh ung thư cổ tử cung nên nhớ không nên sử dụng quá nhiều món ăn này trong thực đơn hàng ngày để nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị.
Nên cho bệnh nhân ăn thành nhiều bữa trong ngày, khoảng 5-6 bữa, mỗi bữa cách nhau 2- 3 tiếng. Ăn từng ít một giúp bệnh nhân ăn uống được dễ dàng và cơ quan tiêu hoá cũng dễ làm việc hơn mà vẫn đảm bảo được đủ chất cho người bệnh.
Người bệnh nên nhai kĩ và ăn chậm, tránh thức ăn có chứa nhiều đường. sau khi ăn thì nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi mới nên hoạt động.
Nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều omega 3 như cá hồi, các thu, cá ngừ… rất tốt cho bệnh nhân vì nó giúp làm giảm viêm gây tiêu năng lượng quá mức và kích thích thèm ăn.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý cần có chế độ tập thể dục đều đặn, việc tập luyện sẽ giúp bệnh nhân tiêu hao năng lượng, cảm thấy thèm ăn và ăn nhiều hơn. Nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khở của bệnh nhân. Bệnh nhân và người nhà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về ung thư cổ tử cung nên ăn gì , chế độ chăm sóc sau khi điều trị cần tập trung vào điều gì để có thể có kết quả điều trị và phục hồi nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.