Xây dựng và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư dạ dày rất quan trọng. Bởi điều này có tác động tích cực đến hiệu quả điều trị bệnh nhưng nhiều người vẫn còn xem nhẹ. Vậy người bị ung thư dạ dày nên có chế độ dinh dưỡng thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Thực tế cho thấy dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với người bị ung thư dạ dày. Đồng thời khi thực hiện theo chế độ đó, người bệnh phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định.
Theo Bác sĩ Richard Doll – chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng ở Anh, có 20 – 60% bệnh nhân ung thư tử vong có liên quan đến chế độ ăn uống. Điều này cho thấy dinh dưỡng có thể giúp phòng chống và hỗ trợ tốt quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư dạ dày ở mức cao nhất so với các nhóm ung thư còn lại (Theo nghiên cứu khoa học).
Nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư dạ dày thường bị suy dinh dưỡng:
Do người bị ung thư dạ dày hay lo sợ việc bồi bổ cơ thể sẽ khiến khối u phát triển thêm hoặc tái phát. Vì vậy, họ thường không ăn đủ chất và kiêng khem quá mức dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Điều này càng khiến cho bệnh nặng thêm và việc điều trị khó khăn hơn.
Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư dạ dày sẽ mang nhiều lợi ích như:
Với vai trò quan trọng như trên, chế độ dinh dưỡng của người bị ung thư dạ dày cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Do khối u tác động nên người bị ung thư dạ dày thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu. Vì thế, họ nên ăn uống các loại thực phẩm sau.
Người bị ung thư dạ dày nên uống 8 – 12 ly nước (khoảng 2 lít nước) mỗi ngày. Điều này giúp ngăn tình trạng mất nước của cơ thể và khiến dạ dày hoạt động tốt hơn. Để tránh nhàm chán, có thể uống nước lọc, nước ép hoa quả, rau củ…
Thời điểm uống nước thích hợp nhất là buổi sáng, sau khi thức dậy và trước khi ăn một giờ. Tránh uống nước ngay trước hoặc sau khi ăn, bởi điều này không tốt cho dạ dày và có thể gây ra hội chứng Dumping (dạ dày rỗng).
Protein giúp hình thành kháng thể, chống lại nhiễm trùng, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cơ thể mau phục hồi. Đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa, làm giảm hiện tượng tiêu chảy ở những người ung thư dạ dày.
Vì thế, người bị ung thư dạ dày nên ăn các loại thực phẩm giàu protein như: trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, tôm, cá, cua, phô mai, bơ, các loại hạt, đậu nành…
Tuy nhiên, cần hạn chế các loại thịt màu đỏ như thịt trâu, thịt bò… do các loại thịt này có cấu trúc protein phức tạp.
Người bị ung thư dạ dày nên ăn thực phẩm ít chất xơ, khoảng 6 – 10 g/ngày và không ăn nhiều cùng một lúc. Vì khi dạ dày đã bị tổn thương, nếu ăn chất xơ quá nhiều sẽ gây đầy bụng, khó chịu và bị tiêu chảy.
Người bệnh nên ăn các loại ngũ cốc, vì nó không chỉ ít chất xơ mà còn có thể giảm dịch vị của dạ dày. Các loại ngũ gốc và thực phẩm ít chất xơ nên ăn gồm có:
Trái cây và rau xanh giàu vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, đối với người bị ung thư dạ dày mới phẫu thuật, vitamin và khoáng chất trong trái cây và rau củ còn giúp vết thương mau lành, chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài.
Người bị ung thư dạ dày nên ăn các loại trái cây, rau quả giàu vitamin A, C, E và khả năng chống oxy hóa như: cà chua, cà rốt, bí đỏ, chuối, bưởi ngọt, rau lá xanh…
Khi ăn trái cây và rau quả, bạn cần lưu ý:
Sữa cung cấp lượng dưỡng chất cho những người bị ung thư tiêu hóa nói chung và ung thư dạ dày nói riêng, khi cơ thể không thể hoặc không nên ăn các thực phẩm khác cung cấp dưỡng chất tương tự.
Riêng với người bị ung thư dạ dày, chỉ nên uống sữa đã tách béo hoàn toàn hoặc sữa chứa 1% chất béo vì hấp thụ chất béo nhiều không tốt cho cơ thể.
Người bị ung thư dạ dày nên ăn các loại nấm như nấm kim châm, nấm rơm, nấm hương, nấm mèo… Bởi trong nấm có nhiều vitamin D và selen giúp tăng cường dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Đặc biệt, nấm còn có nhiều chất polysaccharide giúp ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch của những người bị ung thư dạ dày. Chất beta-glucans trong nấm có thể đi qua các tế bào miễn dịch, chỗ ung thư và tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, góp phần chống lại bệnh này.
Đậu phụ có chứa nhiều isoflavone, giúp kiềm chế vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày và ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển thành ung thư.
Vì thế, người bị ung thư dạ dày nên ăn đậu phụ, các sản phẩm từ đậu nành. Nhưng người bệnh chỉ nên ăn đậu phụ tươi, hấp, luộc, hầm…; không nên ăn đậu phụ rán, chiên giòn nhiều dầu mỡ để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài các loại thực phẩm trên, người bị ung thư dạ dày nên bổ sung thêm vitamin như:
Bên cạnh những thực phẩm nên dùng, người bị ung thư dạ dày nên kiêng những thực phẩm dưới đây:
Các loại quả chua mà người bị ung thư dạ dày nên tránh là: chanh, bưởi chua, xoài chua, cóc, quất, nhót…
Vì các loại quả này chứa nhiều axit, khi vào dạ dày sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày và khiến niêm mạc dạ dày tổn thương nhiều, chỗ tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau đớn hơn.
Người bị ung thư dạ dày cũng cần tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè… Vì đây là những tác nhân gây ung thư dạ dày.
Những chất kích thích này làm cơ thể bị mất nước, hạn chế việc hấp thu các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó còn làm tăng lượng axit sản xuất trong dạ dày. Gây kích ứng, mài mòn, hư hại bề mặt dạ dày, niêm mạc dạ dày, dẫn đến chảy máu dạ dày và gây đau dạ dày.
Các món ăn nhiều muối mà người bị ung thư dạ dày nên tránh là: xúc xích, dăm bông, xông khói, các món ăn mặn… Khi chế biến đồ ăn, cũng tuyệt đối không cho nhiều muối gia vị.
Bởi vì muối chứa nhiều nitrosaminex. Đây là chất thúc đẩy, kích hoạt các tác nhân ung thư dạ dày. Thực tế cho thấy, những nơi có mức tiêu thụ muối cao thường có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn.
Bên cạnh đó, việc ăn nhiều muối có thể gây giữ nước, làm cơ thể cần thêm nhiều nước để hấp thu các chất dinh dưỡng hơn hoặc phải uống thuốc lợi tiểu, bổ sung nhiều kali. Muối đặc biệt nguy hiểm với người ung thư dạ dày bị tăng huyết áp.
Để tốt cho cơ thể, người bệnh có thể dùng loại muối chứa nhiều kali hơn natri, tập thói quen ăn nhạt, giảm lượng muối có trong thức ăn. Hơn nữa, ăn các thực phẩm nhạt còn giúp người bệnh ung thư dạ dày giảm triệu chứng buồn nôn.
Các đồ dầu mỡ, chiên rán như: cánh gà rán, khoai tây chiên, xúc xích rán… đều chứa nhiều chất không tốt, gây tổn thương dạ dày. Vì thế, người bị ung thư dạ dày tuyệt đối không nên ăn.
Bởi việc tiêu thụ nhiều đồ dầu mỡ, chiên rán có thể gây tích tụ heterocyclic amines. Đây là một chất gây ra nhiều loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
Để loại bỏ bớt mỡ trong thực phẩm, có thể áp dụng các phương thức như:
Các món nướng như: thịt nướng, cá nướng, bò nướng… được chế biến ở nhiệt độ cao nên sẽ tạo ra một số chất gây ung thư dạ dày. Đặc biệt, việc ăn quá nhiều đồ nướng gây tích tụ heterocyclic amines là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh ung thư.
Các loại thực phẩm có lượng đường cao mà người bị ung thư dạ dày nên hạn chế ăn là:
Hạn chế ăn các loại thực phẩm trên vì: chứa nhiều đường đơn, chất bảo quản, phụ gia, làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây ra vấn đề khí ở ruột, hại cho dạ dày. Đặc biệt, người ung thư dạ dày sau phẫu thuật nếu ăn đồ ngọt nhiều có thể gây ra các triệu chứng bất thường.
Cụ thể về mẫu thực đơn cho bệnh nhân ung thư dạ dày:
Giá trị dinh dưỡng của thực đơn: Năng lượng 1800 – 2100 Kcal (Protein 12,5% NL; Lipid 14% NL; Glucid 73,5% NL).
Ngoài các loại thực phẩm nên và không nên ăn, người bị ung thư dạ dày cũng cần lưu ý các vấn đề sau:
Sau khi mổ, dạ dày người bệnh vẫn còn yếu. Vì thế, khi xây dựng thực đơn cho người bệnh cần lưu ý:
Sữa là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, người bị ung thư dạ dày không nên uống sữa vào lúc đói vì lúc này các men sữa có hại cho dạ dày.
Đặc biệt, khi mới điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật xong, cơ thể có thể sẽ không dung nạp đường sữa. Vì thế tại thời điểm này, người bệnh nên uống sữa một cách từ từ để theo dõi xem có xảy ra phản ứng bất thường nào không.
Nên hạn chế ăn các món như dưa muối, cà muối, thịt muối,… Bởi quá trình chế biến các món ăn này sử dụng nhiều muối, lên men, tạo ra những chất không tốt cho dạ dày. Các món ăn này thường có tính chua và mặn nên ăn nhiều sẽ hại dạ dày, sinh hơi trong dạ dày, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
Các loại thực phẩm như lạp xưởng, thịt hộp, xúc xích, thịt xông khói… cũng nên hạn chế ăn vì nó chứa nhiều chất bảo quản Nitrit và Nitrat có thể gây ung thư và làm tình trạng bệnh tiến triển xấu đi.
Như vậy, chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư dạ dày rất quan trọng. Thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, chất lượng sống và nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần được chữa trị ở cơ sở uy tín. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là một lựa chọn tốt cho những người cần điều trị ung thư dạ dày. Liên hệ hotline 094 230 0707 để được tư vấn.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.