Kiến thức ung thư dạ dày

Đi tìm lời giải đáp: Ung thư dạ dày có điều trị được không ?

5/5 - (1 bình chọn)

Thống kê của Globocan cho thấy năm 2021 có khoảng 1 triệu ca mắc mới, gần 770 nghìn ca tử vong do ung thư dạ dày trên toàn thế giới. Cụ thể hơn, ung thư dạ dày xếp thứ 5 về số ca mắc mới và tỷ lệ tử vong xếp thứ 4 trong số các loại ung thư phổ biến nhất. Vậy ung thư dạ dày có điều trị được không? Cùng tham khảo chi tiết ngay sau đây!

Tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày đứng thứ 4 sau ung thư phổi, đại trực tràng và ung thư gan

1. Ung thư dạ dày có điều trị được không?

Ung thư dạ dày là bệnh tiến triển âm thầm, triệu chứng ở giai đoạn đầu thường khá mơ hồ nên người bệnh sẽ khó nhận biết để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày có thể chữa khỏi và sống thêm được từ 5 -10 năm. . Nhưng trên thực tế, ung thư dạ dày thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Trong trường hợp này, việc chữa khỏi khó khăn, các phương pháp chủ yếu giúp cải thiện triệu chứng là chính. 

Theo cơ sở dữ liệu của Chương trình SEER của Viện Ung thư Quốc gia từ năm 2011 – 2017 tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh mắc ung thư dạ dày là 32,4%. Dưới đây là chi tiết về tỷ lệ sống theo từng giai đoạn. 

Các giai đoạn của ung thư dạ dày

1.1. Tỷ lệ sống ung thư dạ dày giai đoạn 1

Giai đoạn Biểu hiện Tiên lượng sống
Giai đoạn 1A
  • Ung thư khu trú ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc
  • Chưa lan tới lớp cơ của dạ dày và các hạch bạch huyết hoặc cơ quan khác
Tỷ lệ sống sau 5 năm là 71%
Giai đoạn 1B
  • Ung thư lan vào lớp cơ của thành dạ dày hoặc lan đến 1 hoặc 2 hạch bạch huyết gần đó
Tỷ lệ sống sau 5 năm là 57%

Ở giai đoạn này, có thể điều trị được và tỷ lệ sống thêm sau 5 năm khá cao lên đến 71%. Để có tỷ lệ sống trên thì phẫu thuật là phương pháp điều trị chính giúp loại bỏ tế bào ung thư bằng cách cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Tuỳ từng ca bệnh có thể sẽ cần phối hợp với hoá trị, xạ trị để tăng hiệu quả điều trị.

Phẫu thuật là phương pháp chính điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 1

1.2. Tỷ lệ sống ung thư dạ dày giai đoạn 2

Giai đoạn Biểu hiện Tiên lượng

Giai đoạn 2A

  • Ung thư phát triển chưa đến lớp cơ của dạ dày nhưng lan đến 3-6 hạch gần đó
  • Ung thư lan đến lớp cơ của thành dạ dày và 1-2 hạch gần đó
  • Ung thư không lan đến hạch, cơ quan khác nhưng phát triển đến lớp dưới thanh mạc

Tỷ lệ sống sau 5 năm là 46%

Giai đoạn 2B

  • Ung thư lan đến >=7 hạch lân cận nhưng không phát triển vào lớp cơ của thành dạ dày
  • Ung thư phát triển đến lớp cơ của dạ dày và lan đến 3-6 hạch gần đó
  • Ung thư phát triển đến lớp dưới thanh mạc dạ dày và lan đến 1-2 hạch lân cận
  • Ung thư phát triển đến lớp thanh mạc dạ dày và không lan đến hạch và tổ chức khác

Tỷ lệ sống sau 5 năm là 33%

Với ung thư dạ dày giai đoạn 2, khả năng chữa trị thấp hơn giai đoạn 1, tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 33% – 46%. Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính để loại bỏ các tế bào ung thư. Tuy nhiên hóa trị thời điểm này cũng là phương pháp điều trị thường được sử dụng trong giai đoạn này. Hóa trị có thể được thực hiện trước (liệu pháp tân bổ trợ) hoặc sau phẫu thuật (liệu pháp bổ trợ) hoặc cả trước và sau phẫu thuật (hóa trị liệu chu phẫu).

Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2: Phương pháp và tiên lượng sống

Hóa trị là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2

1.3. Tỷ lệ sống ung thư dạ dày giai đoạn 3

Giai đoạn Biểu hiện Tiên lượng
Giai đoạn 3A
  • Ung thư phát triển đến lớp cơ và lan đến >= 7 hạch lân cận
  • Ung thư phát triển đến lớp dưới thanh mạc và lan đến 3-6 hạch gần đó
  • Ung thư phát triển đến lớp thanh mạc và lan đến 1-6 hạch lân cận
  • Ung thư phát triển qua lớp thanh mạc đến các cơ quan lân cận (ruột, gan, tuyến tụy, mạch máu lớn…) nhưng không vào hạch bạch huyết
Tỷ lệ sống sau 5 năm là 20%
Giai đoạn 3B
  • Ung thư lan đến >=7 hạch, có thể phát triển hoặc không không phát triển đến lớp thanh mạc dạ dày
  • Ung thư lan đến >=16 hạch nhưng không phát triển đến lớp dưới thanh mạc dạ dày
  • Ung thư phát triển qua lớp thanh mạc đến các cơ quan lân cận và lan đến 1-6 hạch gần đó
Tỷ lệ sống sau 5 năm là 14%
Giai đoạn 3C
  • Ung thư lan đến >=16 hạch lân cận, có thể hoặc không lan vào lớp thanh mạc dạ dày
  • Ung thư phát triển qua lớp thanh mạc đến các cơ quan lân cận và lan đến >= 7 hạch lân cận
Tỷ lệ sống sau 5 năm là 9%

Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 khó khăn hơn 2 giai đoạn trước, tỷ lệ sống sau 5 năm cũng giảm:  9% – 20%.. Cũng tương tự như giai đoạn 2, các phương pháp chính điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Ngoài ra liệu pháp miễn dịch và liệu pháp đích cũng được sử dụng giúp tăng hiệu quả của việc điều trị.

Xạ trị là một trong các phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3

1.4. Tỷ lệ sống ung thư dạ dày giai đoạn 4

Giai đoạn Biểu hiện Tiên lượng

Giai đoạn 4

  • Ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, não, xương

Tỷ lệ sống sau 5 năm là 4%

Vậy bệnh ung thư dạ dày có chữa được không? Nếu khi ở giai đoạn 4 hay còn gọi là giai đoạn muộn của ung thư dạ dày và việc điều trị khỏi gần như không thể, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 4%. Mục đích điều trị chính là làm giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh. Các phương pháp điều trị như sau:

  • Phẫu thuật giảm nhẹ giúp làm giảm triệu chứng do khối u gây ra như chảy máu, chèn ép
  • Hóa trị là phương pháp điều trị chính giúp làm chậm sự phát triển của ung thư.
  • Liệu pháp nhắm đích có thể được thực hiện cùng với hóa trị, thường được thực hiện khi ung thư kém đáp ứng với điều trị, phát triển lớn hơn hoặc lan rộng
  • Liệu pháp miễn dịch giúp các hệ thống miễn dịch của cơ thể tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư
  • Xạ trị có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với hóa trị (gọi là hóa xạ trị) giúp làm giảm triệu chứng do khối u gây ra như chảy máu không kiểm soát được, đau, khó nuốt, tắc nghẽn
Giai đoạn 4, ung thư dạ dày di căn đến các cơ quan ở xa

Từ những số liệu trên có thể thấy ung thư dạ dày có thể chữa khỏi được nếu phát hiện và điều trị kịp thời từ giai đoạn sớm.

Còn việc ung thư dạ dày sống được bao lâu thì chưa có một kết luận chính xác nào. Với những người thể trạng tốt, phát hiện sớm và được điều trị đúng phương pháp thì sau phẫu thuật người bệnh có thể sống được từ 5 – 10 năm.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng điều trị ung thư dạ dày

Có rất nhiều người bệnh đặt câu hỏi: Ung thư dạ dày có điều trị được không? Việc điều trị ung thư nói riêng và điều trị ung thư dạ dày nói riêng là còn phải tùy thuộc rất nhiều vào người bệnh, ngoài chi phí lớn, đắt đỏ, dinh dưỡng nghiêm ngặt, tuân thủ pháp đồ điều trì thì người bệnh cần phải có tinh thần lạc quan. 

Về chuyên môn thì hiệu quả của điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thể trạng toàn thân người bệnh, giai đoạn bệnh, nguyên nhân gây bệnh… Vì thế với mỗi ca bệnh sẽ có phác đồ điều trị và tiên lượng khác nhau. 

Chi tiết hơn, các yếu tố tác động đến hiệu quả điều trị như sau:

Giai đoạn của bệnh: 

Giai đoạn ung thư dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị khỏi hay không. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, khả năng điều trị khỏi và tỷ lệ sống thêm 5 năm khá cao. Nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa thì gần như không còn khả năng chữa khỏi, việc điều trị lúc này chỉ giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Chính vì vậy việc tầm soát ung thư dạ dày rất quan trọng, giúp nâng cao khả năng điều trị khỏi ung thư dạ dày.

Tình trạng của người bệnh:

Điều trị ung thư dạ dày không phải chỉ ngày một ngày hai là có thể chữa khỏi được mà là một quá trình lâu dài, yêu cầu người bệnh phải có sức khỏe tốt. Người bệnh có cơ thể khỏe mạnh, tinh thần lạc quan khả năng điều trị khỏi sẽ cao hơn người bệnh với sức khỏe yếu, bi quan.

Với một số trường hợp dù phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm nhưng sức khỏe người bệnh không đảm bảo cho phẫu thuật triệt căn, việc điều trị khỏi sẽ khó khăn hơn, lúc này các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng phương án khác như: hoá trị, xạ trị…, nhưng hiệu quả sẽ không cao bằng phẫu thuật. Đồng thời, việc sử dụng thuốc cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nếu tình trạng người bệnh tốt sẽ ít ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của điều trị hơn. 

Nguyên nhân gây bệnh:

Hiện nay, vẫn chưa nghiên cứu nào chỉ ra rõ ràng đâu là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm ra tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), người trên 60 tuổi, viêm dạ dày mạn tính tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, ăn nhiều thực phẩm hun khói, đồ chua,… 

Nếu người bệnh có các yếu tố trên thì có thể việc điều trị sẽ khó khăn do vừa phải điều trị ung thư vừa phải điều trị những nhóm bệnh khác. Ví dụ như nếu người bệnh mắc ung thư dạ dày và có nhiễm vi khuẩn HP thì ngoài điều trị ung thư dạ dày thì cần phải thực hiện thêm phác đồ điều trị HP, vừa mất thời gian, vừa tốn kém chi phí.

Vi khuẩn HP, viêm loét là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày

3. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả

Điều trị ung thư dạ dày là điều trị đa mô thức, nghĩa là phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp đó gồm: 

  • Phẫu thuật: Thường là phương pháp đầu tiên được bác sĩ lựa chọn. Phẫu thuật giúp điều trị triệt căn nếu bệnh ở giai đoạn đầu. Còn nếu bệnh ở giai đoạn sau thì dù không thể loại bỏ được các tế bào ung thư, phẫu thuật vẫn được thực hiện giúp điều trị biến chứng do khối u gây ra như hẹp môn vị, chảy máu…
  • Hóa trị: Hóa trị bổ trợ có thể được thực hiện trước phẫu thuật làm khối u nhỏ lại để phẫu thuật dễ dàng hơn hoặc được thực hiện sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Hóa trị triệu chứng làm khối u phát triển chậm lại, giảm nhẹ các triệu chứng, kéo dài thời gian sống của người bệnh.
  • Xạ trị: Thường được kết hợp với phẫu thuật trong việc điều trị bổ trợ và điều trị triệu chứng. Ngoài ra xạ trị giúp điều trị ung thư dạ dày tái phát, di căn hạch, phổi…
  • Điều trị đích: Là phương pháp sử dụng kháng thể đơn dòng giúp đánh dấu các tế bào ung thư để hệ miễn dịch nhận biết và tiêu diệt các tế bào này.
  • Điều trị miễn dịch: Là sử dụng các thuốc chuyên dụng tác động vào hệ miễn dịch giúp hệ miễn dịch của người bệnh có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
Điều trị ung thư dạ dày cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau

Vì vậy, với câu hỏi: Ung thư dạ dày có điều trị được không thì bệnh có thể điều trị khỏi được nếu phát hiện kịp thời và đúng phương pháp. Vì thế, bệnh nhân cần tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện sớm ung thư, từ đó được điều trị kịp thời giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Nếu còn thắc mắc về ung thư dạ dày hay các loại ung thư khác, vui lòng hãy liên hệ theo số điện thoại Hotline của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt: 0942 300 707 để được tư vấn miễn phí.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.