Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra các vấn đề về dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày. Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về dấu hiệu, chẩn đoán, và cách điều trị vi khuẩn HP. Qua đó có thể giúp mọi người phòng tránh và điều trị hiệu quả, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của mình.
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn có thể sống sót trong môi trường axit mạnh của dạ dày. Thông thường, loại vi khuẩn này cư trú và sinh sôi ngay trong lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày. Qua đó, gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe dạ dày.
Cụ thể, khi HP xâm nhập, chúng bám vào các tế bào niêm mạc, gây kích ứng và viêm nhiễm dạ dày. Lưu ý tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày đối với người bệnh.
Liệu bạn có đang bị nhiễm khuẩn HP? Xem ngay những dấu hiệu cho thấy dạ dày đang nhiễm vi khuẩn HP:
Đau bụng vùng thượng vị: Đau âm ỉ hoặc nóng rát ở vùng thượng vị (vùng trên rốn), thường xuất hiện khi đói hoặc vào ban đêm.
Buồn nôn và nôn: Độc tố do HP sản sinh thường gây ra cảm giác buồn nôn sau khi ăn.
Đầy hơi, khó tiêu: Do HP làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày, khiến thức ăn bị ứ đọng lâu hơn, gây đầy hơi, khó tiêu.
Chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân: Người bệnh thường mất cảm giác ngon miệng, dẫn đến việc ăn ít hơn và giảm cân.
Xem thêm: Thực trạng nhiễm HP hiện nay
Cơ chế của phương pháp xác định nhiễm HP dạ dày này dựa trên khả năng sản xuất enzyme urease của HP. Theo đó, bác sĩ cho người bệnh uống dung dịch urea có chứa carbon phóng xạ (C-13 hoặc C-14). Nếu có HP trong dạ dày, urease sẽ phân hủy urea thành amoniac và CO2 có chứa carbon phóng xạ. Theo cơ chế, CO2 này được hấp thụ vào máu và thải ra ngoài qua hơi thở của người bệnh. Bằng cách đo lượng CO2 phóng xạ trong hơi thở, bác sĩ có thể xác định sự hiện diện của HP trong dạ dày.
Ưu điểm: Không xâm lấn đối với cơ thể, nhanh chóng, độ chính xác cao, an toàn (lượng phóng xạ rất thấp).
Nhược điểm: Có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc (như kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton) và cần ngưng sử dụng trước khi làm xét nghiệm.
Ưu điểm: Quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày, phát hiện các tổn thương khác, có thể thực hiện sinh thiết để chẩn đoán xác định.
Nhược điểm: Xâm lấn ống nội soi có thể gây khó chịu cho người bệnh (trong trường hợp không gây mê). Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chuẩn bị trước khi nội soi.
Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên HP là một phương pháp không xâm lấn dùng để chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori (HP). Cụ thể, xét nghiệm này tìm kiếm các phần tử của vi khuẩn HP (kháng nguyên) có trong phân của người bệnh. Khi vi khuẩn HP hiện diện trong dạ dày, các kháng nguyên của nó sẽ được thải ra ngoài theo phân.
Ưu điểm: Không xâm lấn và quá trình xét nghiệm dễ thực hiện.
Nhược điểm: Độ chính xác thấp hơn so với test hơi thở và nội soi. Trong vài trường hợp có thể cho kết quả âm tính giả nếu lượng vi khuẩn trong dạ dày ít.
Bằng cách xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HP sẽ kiểm tra sự hiện diện của những kháng thể này trong máu. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính cho thấy cơ thể đã từng tiếp xúc với vi khuẩn HP và hệ miễn dịch đã phản ứng lại bằng cách sản xuất kháng thể.
Lưu ý, xét nghiệm máu không thể phân biệt được nhiễm trùng HP đang hoạt động hay đã khỏi. Lý do là vì kháng thể kháng HP có thể tồn tại trong máu một thời gian dài, thậm chí sau khi vi khuẩn HP đã bị tiêu diệt. Do đó, kết quả dương tính chỉ cho thấy người đó đã từng nhiễm HP, chứ không xác định được liệu hiện tại vẫn còn nhiễm hay không.
Ưu điểm: Quá trình xét nghiệm vi khuẩn diễn ra đơn giản, dễ thực hiện.
Nhược điểm: Chỉ cho biết đã từng nhiễm HP, không phân biệt đang nhiễm hoạt động hay đã khỏi. Không dùng để chẩn đoán nhiễm HP đang hoạt động hoặc theo dõi hiệu quả điều trị.
Nhìn chung, mỗi phương pháp chẩn đoán đều có ưu và nhược điểm riêng. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp dựa trên tình trạng của từng người bệnh.
Thông thường, test hơi thở và nội soi dạ dày là hai phương pháp được ưu tiên sử dụng để chẩn đoán nhiễm HP dạ dày.
Điều trị nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori) thường kết hợp nhiều loại thuốc để đạt hiệu quả cao nhất và ngăn ngừa kháng thuốc. Mục tiêu chính của quá trình điều trị là tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.
Phác đồ điều trị phổ biến nhất hiện nay là liệu pháp phối hợp ba hoặc bốn loại thuốc, kéo dài từ 10-14 ngày. Cụ thể bao gồm:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Nhóm thuốc này làm giảm tiết acid dạ dày, tạo môi trường thuận lợi cho kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn và giúp vết loét mau lành. Các PPI thường được sử dụng bao gồm: Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole.
Kháng sinh: Thường sử dụng kết hợp hai loại kháng sinh để tăng hiệu quả diệt khuẩn và giảm nguy cơ kháng thuốc. Lưu ý, tùy vào tình trạng bệnh và phác đồ điều trị sẽ khác nhau. Để chính xác, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Hiện tại, vi khuẩn HP là mối đe dọa không thể xem nhẹ đối với sức khỏe dạ dày. Hãy chú ý đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể để có biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có các dấu hiệu bệnh, hãy nhanh chóng liên hệ với HTYT Hưng Việt để thăm khám và được bán sĩ tư vấn rõ hơn về liệu trình điều trị HP dạ dày hiệu quả.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.