Ung thư tuyến nước bọt là loại ung thư không thường gặp trong những loại ung thư của cơ thể là hiện tượng đột biến AND của những tế bào tuyến nước bọt. Các đột biến cho phép các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng, tích tụ thành những khối u xâm lấn sang các tế bào lân cận.
Bệnh chiếm khoảng 3-4% các khối u vùng đầu – cổ, trong đó khối u tuyến nước bọt mang tai chiếm khoảng 80%, tuyến dưới hàm chiếm 10%, trong họng miêng chiếm khoảng 9% và 1% tuyến dưới lưỡi.
Một vấn đề đặt ra vậy ung thư tuyến nước bọt có lây không?
Khi nhắc đến bệnh ung thư mọi người thường có tâm lý sợ hãi, lo lắng khả năng lây truyền của bệnh. Tìm hiểu đúng về cơ chế lây nhiễm bệnh giúp mọi người tránh được những lo lắng và kỳ thị với người mắc bệnh.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt là:
– Sử dụng bia rượu và các chất kích thích, thói quen hút thuốc lá.
Đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bênh về đường hô hấp, gây tắc nghẽn động mạch, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
– Phơi nhiễm bức xạ.
Dưới tác động của các tia bức xạ trong điều trị ung thư các bệnh vùng đầu cổ gây tích tụ tia xạ tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Ngoài ra bệnh nhân còn chịu ảnh hưởng của các chất bức xạ từ môi trường như nhà máy, xí nghiệp, ánh nắng mặt trời.
– Tuổi và giới.
Mặc dù mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên theo thống kê tỉ lệ người mắc bệnh cao nhất vào khoảng từ 55- 65 tuổi. Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.
Một người khỏe mạnh không thể lây nhiễm bệnh từ một người mắc ung thư tuyến nước bọt. Không có một bằng chứng cụ thể nào về việc lây nhiễm căn bệnh này từ hành vi ôm , hôn, bắt tay, quan hệ tình dục, ăn chung, hít thở chung. Các tế bào ung thư từ cơ thể người bệnh không thể tồn tại trong cơ thể của một người hoàn toàn khỏe mạnh. Cơ chế miễn dịch của con người cho phép nhận dạng và tiêu diệt ngay các tế bào ung thư.
Các bác sỹ của Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt khẳng định “ung thư nói chung và ung thư tuyến nước bọt không có nguy cơ lây nhiễm. Đột biến gen là cơ chế phát sinh tế bào ung thư”. Nếu ung thư có khả năng lây truyền qua tiếp xúc giãu người với người thì chúng ta phải thấy các chương trình quốc gia chống lây nhiễm ung thư như các dịch cúm khác. Trong một số trường hợp những người trong cùng một gia đình cũng mắc ung thư .Điều này có thể được lý giải ở các khía cạnh:
– Những người trong cùng một gia đình có cấu trúc gen giống nhau.
– Các thành viên trong gia đình có chung những thói quen sinh hoạt không tốt cho sức khỏe.
– Các thành viên trong gia đình chịu tác động từ môi trường sống giống nhau.
Một thực tế đang xảy ra là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của những người bị mắc ung thư đều có thái độ kỳ thị, xa lánh họ vì lo sợ yếu tố lây lan. Hành vi này không chỉ thể hiện sự thiểu hiểu biết của mọi người về những căn bệnh ung thư mà còn hình thành tâm lý cô đơn, mặc cảm cho người bệnh.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.