Hiện tượng áp xe vú thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Tuy nhiên, người không cho con bú vẫn có thể gặp trường hợp này. Đối với người không cho con bú mà bị áp xe thì đây có thể là dấu hiệu nguy cơ ung thư vú.
Hiện tượng áp xe vú là tình trạng phần vú của bệnh nhân bị viêm (biểu hiện cụ thể có thể là sưng, đau, đỏ…) và có kèm hiện tượng tích mủ trong vú. Áp xe hình thành trong vú như một cái túi hình thành từ các mô xơ sợi. Bên trong khối áp xe gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu, xác vi khuẩn và cả những mô vụn hoại tử. Nếu không được xử lý sớm, hiện tượng này chắc chắn sẽ cản trở sinh hoạt và chất lượng sống của người bệnh.
Người không có can thiệp phẫu thuật vùng vú mà bị nhiễm trùng trong và xuất hiện áp xe vú nên cẩn trọng. Đôi khi, với người đã dừng cho con bú từ lâu, hiện tượng này có thể là dấu hiệu của ung thư vú.
Khi hình thành hiện tượng áp xe vú, người bệnh sẽ trải qua hai giai đoạn. Y học cũng chia hiện tượng này theo giai đoạn tương tự, mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện khác nhau:
Người bệnh bắt đầu có triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, mất ngủ và đau đầu. Có thể kèm thêm các hiện liên quan khác như cánh tay và vai nhức mỗi khi cử động. Vú có cảm giác đau nhức sâu, bên vú bị viêm sưng to, có thể xuất hiện hạch ở nách cùng bên. Phần da ngoài phần bị viêm có thể xuất hiện tình trạng nóng, đỏ hoặc phù nề.
Ở giai đoạn đã hình thành áp xe trong vú, các triệu chứng của viêm như sốt cao… sẽ giảm bớt. Bên vú có hiện tượng áp xe sẽ sưng to và vùng da trên ổ áp xe có thể bị phù tím và sưng căng. Cũng có trường hợp mủ chảy ra đầu ngực, đây có thể là biểu hiện nhiễm trùng nặng hoặc dấu hiệu của ung thư vú.
Nếu người bệnh bị nhiễm trùng nặng, có thể xảy ra hiện tượng nhiễm độc toàn thân. Khi này các cơ quan khác có thể bị tổn thương và ảnh hưởng tới các giác quan khác trên cơ thể.
Khi đã hình thành hiện tượng áp xe vú thì dễ biến chứng nguy hiểm và gây nguy hiểm tới người bệnh. Các hậu quả có thể xảy ra nếu hiện tượng này không được khắc phục kịp thời:
Ung thư vú và áp xe vú ở giai đoạn nặng có triệu chứng giống nhau và dễ bị nhầm lẫn. Để xác định rõ, bệnh nhân nên đến các cơ sở y khoa uy tín để kiểm tra rõ ràng và có phương pháp điều trị hợp lý.
Phương pháp điều trị ở mỗi giai đoạn có thể khác nhau, tùy theo tình trạng bệnh mà có chỉ định khác nhau. Với bệnh nhân bị áp xe nhẹ thì chỉ cần dùng thuốc đủ liều. Còn trường hợp đã có hiện tượng áp xe nặng, người bệnh có thể xe phải phẫu thuật loại bỏ mủ. Thông thường chích rạch và dẫn mủ trong ổ áp xe ta ngoài ít có khả năng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì đường rạch đi theo hình nan hoa, không chạm quầng vú, kích thước đường rạch chỉ đủ để dẫn mủ ra ngoài.
Người bệnh sau khi chích dẫn mủ cần chú trọng đến vệ sinh vết rạch. Đảm bảo thay gạc và vệ sinh sạch theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Về ăn uống thì hạn chế một số nhóm thực phẩm dầu mỡ, đồ đóng hộp. thực phẩm chứa nhiều đường dễ gây ảnh hưởng tới quá trình hồi phục. Thay vào đó, nên bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu omega 3, sắt và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Các mẹo tự kiểm tra vú ở nhà chỉ mang tính tương đối. Để có kết quả chính xác, hãy đến cơ sở y tế kiểm tra và nên có thói quen tầm soát vú 6 tháng/ lần.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.