Người bệnh ung thư vú cần phải cực kỳ chú trọng đến chế độ ăn uống để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý. Vậy ung thư vú sau điều trị kiêng ăn gì, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để ngăn ngừa tái phát, di căn? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi này, đồng thời giúp bạn bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý để cơ thể khỏe mạnh và nhanh hồi phục sau điều trị.
Bệnh nhân sau quá trình điều trị ung thư vú thường có thể trạng yếu, 50 – 80% người bệnh bị sụt cân và 20% người bệnh bị suy dinh dưỡng. Do đó, người bệnh nên tăng cường các chất sau vào chế độ dinh dưỡng để nhanh phục hồi sức khỏe:
Sau phẫu thuật, đạm là chất cần thiết giúp người bệnh chữa lành vết mổ, chống lại nhiễm trùng nhờ khả năng xây dựng và tái tạo tế bào. Đồng thời, đạm còn tham gia điều tiết các hoạt động sống bên trong cơ thể và giúp người bệnh khỏe mạnh hơn. Bạn có thể tăng lượng đạm trong khẩu phần ăn bằng cách sử dụng nhiều hơn các thực phẩm như: trứng, sữa, cá hồi, cá thu, hạt óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, pho mát…
Đối với người bệnh ung thư vú, estrogen là chất kích thích tế bào ung thư phát triển làm tăng khả năng tái phát. Vì vậy, người bệnh cần giảm bớt hàm lượng estrogen trong cơ thể bằng cách tăng cường các thực phẩm giàu phytochemical. Phytochemical là chất có tác dụng ức chế hoạt động của estrogen giúp ngăn ngừa sự tái phát của ung thư vú. Người bệnh có thể bổ sung thêm phytochemical qua các thực phẩm sau: bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn…
Người bệnh sau điều trị ung thư vú cũng cần được tăng cường các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, làm giảm sự hình thành các gốc tự do, ngăn ngừa sự tái phát của ung thư vú. Để bổ sung thêm chất này, người bệnh cần tăng cường ăn các loại rau, trái cây, các loại hạt như: bông cải xanh, gan, cà rốt, việt quất, xoài…
Lycopene là chất chống oxy hóa, có vai trò hạn chế sự tiến triển của khối u, giảm tái phát ung thư vú. Một số thực phẩm chứa nhiều Lycopene mà người bệnh cần tăng cường như cà chua, bưởi hồng…
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn đã được trình bày ở trên, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm như thịt đỏ, đồ uống có cồn, thức ăn chưa nấu chín, thực phẩm chua, cay, thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo.
Người bệnh sau điều trị ung thư vú cần kiêng thịt đỏ vì có chứa chất béo không bão hòa, làm tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể khiến tế bào ung thư vú phát triển. Đồng thời, khi nấu thịt ở nhiệt độ cao, thịt đỏ có thể giải phóng ra một số chất gây ung thư như heterocyclic aromatic amines (HCAs), polycyclic aromatic hydrocarbon (PAHs) khiến ADN thay đổi và làm bệnh ung thư vú trầm trọng hơn.
Đại học Harvard chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ lên 22%. Do đó với bệnh nhân ung thư vú sau điều trị cần hạn chế thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt bê, thịt ngựa, thịt trâu… và chỉ ăn khoảng <70g/ngày.
Sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia… không tốt đối với sức khỏe con người ngay cả với những người khỏe mạnh do chúng gây tổn hại đến DNA của tế bào bình thường. Đồng thời, đối với người bệnh ung thư vú đồ uống có cồn sẽ làm tăng nồng độ estrogen (chất kích thích phát triển ung thư vú) trong cơ thể. Từ đó, khiến cho các tế bào ung thư ngày càng phát triển, lây lan, làm tăng nguy cơ tái phát và tử vong.
Một số nghiên cứu cho thấy uống rượu sau khi được chẩn đoán ung thư vú có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do ung thư vú, vì vậy sau điều trị ung thư vú, người bệnh cần hạn chế sử dụng: nữ < 1 ly/ ngày, nam < 2 ly/ngày.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khẳng định: đường nuôi dưỡng bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư vú do tế bào ung thư sử dụng nhiều glucose gấp 200 lần tế bào bình thường.
Tuy nhiên, người bệnh không cần kiêng hoàn toàn đường mà nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nam giới có thể tiêu thụ 37,5g đường và nữ giới có thể tiêu thụ khoảng 25g đường mỗi ngày.
Để hạn chế sự tái phát ung thư vú, người bệnh cần hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều đường như:
Người bệnh ung thư vú sau hoá trị thường mắc các tác dụng phụ như đau miệng và tổn thương hệ tiêu hoá. Các loại thực phẩm cay, có tính axit sẽ làm tình trạng này tệ hơn. Vì vậy, người bệnh cần kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm này.
Thực phẩm cay, chua, giòn mà người bệnh cần tránh như chanh, thịt quay, thịt nướng, các loại gia vị: quế, gừng, tỏi, ớt…
Sau quá trình điều trị ung thư vú, sức đề kháng của người bệnh còn yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tấn công của vi khuẩn. Trong khi đó, các loại thực phẩm chưa nấu chín lại chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu người bệnh ăn thức ăn này thì rất dễ bị nhiễm khuẩn và tình trạng bệnh sẽ trở nặng.
Để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn sau điều trị, người bệnh cần tránh tuyệt đối các loại thức ăn sống như sushi, hàu… và thức ăn chưa được nấu chín.
Đối với người bệnh ung thư vú, chất béo từ thực phẩm chế biến sẵn chính là nguồn dinh dưỡng của tế bào ung thư, thúc đẩy sự tăng trưởng của khối u làm gia tăng sự tái phát của bệnh. Ngược lại, chất béo từ trái cây, rau lại làm giảm nguy cơ tái phát. Vì vậy, người bệnh cần hoàn toàn tránh sử dụng nguồn chất béo từ thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, gà rán, bánh rán, bánh ngọt… mà hãy thay bằng nguồn chất béo từ rau, trái cây.
Người bệnh ung thư vú sau điều trị kiêng ăn gì? Người bệnh ung thư vú sau điều trị, không cần ăn quá kiêng khen, nên hạn chế những thức ăn và đồ uống được nêu trên bài viết, những đồ ăn không chắc chặn, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Người bệnh ung thư vú sau điều trị cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp, đầy đủ dinh dưỡng nhưng cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm như thịt đỏ, rượu bia, thực phẩm chứa nhiều đường, thức ăn chưa được nấu chín… Dưới đây là lời giải đáp cho một số thắc mắc của người bệnh.
Theo quan điểm cũ, sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần đợi đến khi trung tiện thì mới được cho ăn. Nhưng hiện nay, các chuyên gia cho rằng bệnh nhân chỉ cần đợi 12 – 24 giờ sau phẫu thuật là đã có thể ăn được.
Chế độ ăn uống của người bệnh có thể bị ảnh hưởng do còn tùy thuộc vào các tác dụng phụ của hoá trị. Nếu người bệnh không gặp phải tác dụng phụ thì có thể ăn uống bình thường trong suốt quá trình điều trị. Nếu gặp phải tác dụng phụ, thói quen ăn uống có thể phải thay đổi như sau:
Cũng giống như hóa trị, những tác dụng phụ của xạ trị cũng ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của người bệnh. Chế độ ăn cần giàu năng lượng, chứa nhiều đạm, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung nhiều nước, ăn ít muối, dầu mỡ, đồ ngọt.
Trên đây là những lưu ý về chế độ ăn sau điều trị ung thư vú. Hy vọng những thông tin trên giúp người bệnh trả lời được câu hỏi ung thư vú sau điều trị kiêng ăn gì và nên ăn gì. Nếu còn có thêm thắc mắc, vui lòng hãy liên hệ theo số điện thoại Hotline của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt: 0942 300 707 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.