Người bệnh ung thư vú cần phải cực kỳ chú trọng đến chế độ ăn uống để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý. Vậy ung thư vú sau điều trị kiêng ăn gì, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để ngăn ngừa tái phát, di căn? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi này, đồng thời giúp bạn bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý để cơ thể khỏe mạnh và nhanh hồi phục sau điều trị.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú sau điều trị
Bệnh nhân sau quá trình điều trị ung thư vú thường có thể trạng yếu, 50 – 80% người bệnh bị sụt cân và 20% người bệnh bị suy dinh dưỡng. Do đó, người bệnh nên tăng cường các chất sau vào chế độ dinh dưỡng để nhanh phục hồi sức khỏe:
- Chất đạm:
Sau phẫu thuật, đạm là chất cần thiết giúp người bệnh chữa lành vết mổ, chống lại nhiễm trùng nhờ khả năng xây dựng và tái tạo tế bào. Đồng thời, đạm còn tham gia điều tiết các hoạt động sống bên trong cơ thể và giúp người bệnh khỏe mạnh hơn. Bạn có thể tăng lượng đạm trong khẩu phần ăn bằng cách sử dụng nhiều hơn các thực phẩm như: trứng, sữa, cá hồi, cá thu, hạt óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, pho mát…
- Chất phytochemical:
Đối với người bệnh ung thư vú, estrogen là chất kích thích tế bào ung thư phát triển làm tăng khả năng tái phát. Vì vậy, người bệnh cần giảm bớt hàm lượng estrogen trong cơ thể bằng cách tăng cường các thực phẩm giàu phytochemical. Phytochemical là chất có tác dụng ức chế hoạt động của estrogen giúp ngăn ngừa sự tái phát của ung thư vú. Người bệnh có thể bổ sung thêm phytochemical qua các thực phẩm sau: bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn…
- Chất chống oxy hóa:
Người bệnh sau điều trị ung thư vú cũng cần được tăng cường các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, làm giảm sự hình thành các gốc tự do, ngăn ngừa sự tái phát của ung thư vú. Để bổ sung thêm chất này, người bệnh cần tăng cường ăn các loại rau, trái cây, các loại hạt như: bông cải xanh, gan, cà rốt, việt quất, xoài…
- Lycopene:
Lycopene là chất chống oxy hóa, có vai trò hạn chế sự tiến triển của khối u, giảm tái phát ung thư vú. Một số thực phẩm chứa nhiều Lycopene mà người bệnh cần tăng cường như cà chua, bưởi hồng…
2. Ung thư vú sau điều trị kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn đã được trình bày ở trên, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm như thịt đỏ, đồ uống có cồn, thức ăn chưa nấu chín, thực phẩm chua, cay, thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo.
2.1. Thịt đỏ
Người bệnh sau điều trị ung thư vú cần kiêng thịt đỏ vì có chứa chất béo không bão hòa, làm tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể khiến tế bào ung thư vú phát triển. Đồng thời, khi nấu thịt ở nhiệt độ cao, thịt đỏ có thể giải phóng ra một số chất gây ung thư như heterocyclic aromatic amines (HCAs), polycyclic aromatic hydrocarbon (PAHs) khiến ADN thay đổi và làm bệnh ung thư vú trầm trọng hơn.
Đại học Harvard chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ lên 22%. Do đó với bệnh nhân ung thư vú sau điều trị cần hạn chế thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt bê, thịt ngựa, thịt trâu… và chỉ ăn khoảng <70g/ngày.
2.2. Đồ uống có cồn
Sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia… không tốt đối với sức khỏe con người ngay cả với những người khỏe mạnh do chúng gây tổn hại đến DNA của tế bào bình thường. Đồng thời, đối với người bệnh ung thư vú đồ uống có cồn sẽ làm tăng nồng độ estrogen (chất kích thích phát triển ung thư vú) trong cơ thể. Từ đó, khiến cho các tế bào ung thư ngày càng phát triển, lây lan, làm tăng nguy cơ tái phát và tử vong.
Một số nghiên cứu cho thấy uống rượu sau khi được chẩn đoán ung thư vú có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do ung thư vú, vì vậy sau điều trị ung thư vú, người bệnh cần hạn chế sử dụng: nữ < 1 ly/ ngày, nam < 2 ly/ngày.
2.3. Thực phẩm chứa nhiều đường
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khẳng định: đường nuôi dưỡng bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư vú do tế bào ung thư sử dụng nhiều glucose gấp 200 lần tế bào bình thường.
Tuy nhiên, người bệnh không cần kiêng hoàn toàn đường mà nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nam giới có thể tiêu thụ 37,5g đường và nữ giới có thể tiêu thụ khoảng 25g đường mỗi ngày.
Để hạn chế sự tái phát ung thư vú, người bệnh cần hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều đường như:
- Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
- Một số loại trái cây: dưa hấu, chuối…
- Bánh kẹo, socola, mứt…
2.4. Thực phẩm cay, giòn hoặc có tính axit
Người bệnh ung thư vú sau hoá trị thường mắc các tác dụng phụ như đau miệng và tổn thương hệ tiêu hoá. Các loại thực phẩm cay, có tính axit sẽ làm tình trạng này tệ hơn. Vì vậy, người bệnh cần kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm này.
Thực phẩm cay, chua, giòn mà người bệnh cần tránh như chanh, thịt quay, thịt nướng, các loại gia vị: quế, gừng, tỏi, ớt…
2.5. Thức ăn chưa nấu chín
Sau quá trình điều trị ung thư vú, sức đề kháng của người bệnh còn yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tấn công của vi khuẩn. Trong khi đó, các loại thực phẩm chưa nấu chín lại chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu người bệnh ăn thức ăn này thì rất dễ bị nhiễm khuẩn và tình trạng bệnh sẽ trở nặng.
Để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn sau điều trị, người bệnh cần tránh tuyệt đối các loại thức ăn sống như sushi, hàu… và thức ăn chưa được nấu chín.
2.6. Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Đối với người bệnh ung thư vú, chất béo từ thực phẩm chế biến sẵn chính là nguồn dinh dưỡng của tế bào ung thư, thúc đẩy sự tăng trưởng của khối u làm gia tăng sự tái phát của bệnh. Ngược lại, chất béo từ trái cây, rau lại làm giảm nguy cơ tái phát. Vì vậy, người bệnh cần hoàn toàn tránh sử dụng nguồn chất béo từ thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, gà rán, bánh rán, bánh ngọt… mà hãy thay bằng nguồn chất béo từ rau, trái cây.
3. Giải đáp thắc mắc
Người bệnh ung thư vú sau điều trị kiêng ăn gì? Người bệnh ung thư vú sau điều trị, không cần ăn quá kiêng khen, nên hạn chế những thức ăn và đồ uống được nêu trên bài viết, những đồ ăn không chắc chặn, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Người bệnh ung thư vú sau điều trị cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp, đầy đủ dinh dưỡng nhưng cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm như thịt đỏ, rượu bia, thực phẩm chứa nhiều đường, thức ăn chưa được nấu chín… Dưới đây là lời giải đáp cho một số thắc mắc của người bệnh.
Câu 1: Sau phẫu thuật ung thư vú bao lâu có thể ăn được?
Theo quan điểm cũ, sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần đợi đến khi trung tiện thì mới được cho ăn. Nhưng hiện nay, các chuyên gia cho rằng bệnh nhân chỉ cần đợi 12 – 24 giờ sau phẫu thuật là đã có thể ăn được.
Câu 2: Hóa trị có ảnh hưởng đến chế độ ăn uống không?
Chế độ ăn uống của người bệnh có thể bị ảnh hưởng do còn tùy thuộc vào các tác dụng phụ của hoá trị. Nếu người bệnh không gặp phải tác dụng phụ thì có thể ăn uống bình thường trong suốt quá trình điều trị. Nếu gặp phải tác dụng phụ, thói quen ăn uống có thể phải thay đổi như sau:
- Người bị nhiễm trùng: ăn thức ăn được nấu chín kỹ, không ăn thực phẩm sống.
- Người bị táo bón: cần tăng cường lượng nước mỗi ngày (6-8 ly/ ngày), ăn nhiều chất xơ như bánh mì nguyên cám, gạo lứt, rau xanh, trái cây… tập thể dục thường xuyên để kích thích hoạt động của đường ruột.
- Người bị tiêu chảy: nên dùng bột yến mạch, khoai lang, bí, không sử dụng thức ăn có dầu mỡ, thực phẩm sống, đồ uống có đường và nước trái cây, cafe, rượu.
- Buồn nôn và nôn: chia nhỏ bữa ăn, ăn ít và thường xuyên, sử dụng thực phẩm mát thay vì thức ăn ấm, uống trà gừng, trà thảo mộc. Tránh thực phẩm có dầu mỡ, mùi mạnh.
- Đau miệng: sử dụng bàn chải mềm, dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng, ăn thức ăn mềm, tránh thức ăn giòn, mặn, cay, chua, nóng.
Câu 3: Xạ trị có ảnh hưởng đến chế độ ăn uống không?
Cũng giống như hóa trị, những tác dụng phụ của xạ trị cũng ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của người bệnh. Chế độ ăn cần giàu năng lượng, chứa nhiều đạm, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung nhiều nước, ăn ít muối, dầu mỡ, đồ ngọt.
- Người bệnh chán ăn: chia nhỏ bữa ăn, ăn những thực phẩm có hương vị thơm ngon, đa dạng hóa thức ăn, tập thể dục và vận động thường xuyên.
- Người bệnh buồn nôn: chia nhỏ bữa ăn, uống trà gừng, trà thảo mộc, hạn chế thực phẩm có nhiều dầu mỡ.
- Người bị đầy hơi: ăn thức ăn mềm, sử dụng nhiều rau xanh, hoa quả, sữa chua…
Trên đây là những lưu ý về chế độ ăn sau điều trị ung thư vú. Hy vọng những thông tin trên giúp người bệnh trả lời được câu hỏi ung thư vú sau điều trị kiêng ăn gì và nên ăn gì. Nếu còn có thêm thắc mắc, vui lòng hãy liên hệ theo số điện thoại Hotline của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt: 0942 300 707 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Exercise and Nutrition After Breast Cancer SurgeryXem chi tiết
2. Maintaining a Healthy Diet with Breast CancerXem chi tiết
3. Healthy Lifestyle for People Who’ve Had Breast CancerXem chi tiết
4. Diet during breast cancer treatmentXem chi tiết
BS CKI Nội Ung bướu Đàm Thu Nga
Bác sĩ CKI
Với gần 30 năm bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng, BSCKI Nội Ung Bướu Đàm Thu Nga – Giám đốc chuyên môn Phòng khám Đa khoa Hưng Việt luôn là “chỗ dựa” đáng tin cậy cho nhiều người bệnh và khách hàng khi đến thăm khám tại Hệ thống Y tế Hưng Việt. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn giỏi, Bác sĩ Thu Nga còn là một người thầy thuốc rất tận tâm với nghề, hết lòng vì người bệnh. Rất nhiều người bệnh và gia đình người bệnh khi được bác sĩ Nga…