Dấu hiệu ung thư vú là những biểu hiện ra bên ngoài mà người bệnh có thể cảm nhận được. Đây là những yếu tố rất quan trọng giúp người bệnh phát hiện sớm tình trạng bất thường của tuyến vú để có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy chi tiết các dấu hiệu ung thư vú là gì, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Các dấu hiệu của ung thư vú rất đa dạng, không giống nhau ở mọi người bệnh. Một số bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào, chỉ phát hiện qua khám định kỳ. Một số khác lại có triệu chứng rõ rệt, dễ nhận biết hơn. Chị em cần lưu ý 7 dấu hiệu ung thư vú thường gặp sau:
Đau tức ngực là dấu hiệ bệnh ung thư vú khá phổ biến. Tức ngực có thể là bình thường nếu chỉ xuất hiện trong những ngày “đèn đỏ” hay trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu đau ngực xuất hiện cả trong những ngày bình thường thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư vú.
Đặc điểm đau trong ung thư vú khác với các cơn đau thông thường. Trong ung thư, vùng ngực đau không có quy luật, nóng rát liên tục, tăng dần lên, nhất là khi đến kỳ kinh nguyệt. Lúc này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Ngực to bất thường cũng là dấu hiệu hay gặp của ung thư vú. Nguyên nhân ngực to lên là do khối u phát triển, tăng dần về kích thước. Chị em cần lưu ý, bình thường, ngực có thể to lên cả hai bên khi đến kỳ kinh nguyệt. Ngực to trong ung thư thì khác. Chúng chỉ to lên ở bên ngực có khối u làm kích thước ngực to dần lên theo thời gian. Khi so sánh hai bên vú, chị em sẽ thấy rõ sự thay đổi này.
Thông thường, các u cục xuất hiện tại tuyến vú là lành tính. Tuy nhiên, u cục cũng có thể là biểu hiện của ung thư. Trong ung thư vú, khối u trong tuyến vú phát triển nhanh, xâm lấn nhiều ra xung quanh, tồn tại kéo dài, dễ gây biến chứng chảy máu hay nhiễm khuẩn.
Nổi hạch nách là dấu hiệu các tế bào ung thư vú đã lan đến hạch bạch huyết lân cận. Hạch nách thường được phát hiện sau hoặc cùng lúc với khối u ở vú. Nhưng cũng có trường hợp, hạch nách là dấu hiệu đầu tiên của ung thư vú. Lúc đầu, hạch nách có kích thước nhỏ, đơn độc, di động dễ dàng. Về sau, số lượng hạch nhiều hơn, có xu hướng dính vào nhau và dính vào tổ chức xung quanh, di động kém.
Thông thường, da vùng ngực mềm mại, trắng hồng. Khi mắc ung thư vú, do sự xâm lấn của tế bào ung thư, tính chất, màu sắc da vùng ngực sẽ thay đổi. Vùng ngực có thể đỏ hay tím, ngứa dai dẳng hay xuất hiện các nếp nhăn, vết lõm như lúm đồng tiền. Hoặc có dấu hiệu “sần da cam” do da bị phù nề nếu ở giai đoạn muộn.
Với các khối u gần tuyến vú, chúng xâm lấn núm vú làm thay đổi hình dạng, da quanh núm vú. Núm vú thường bị tụt hoặc vẹo về một bên do sự co kéo của khối u. Da quanh đầu vú thì nhăn nheo, xuất hiện các hạt nhỏ. Chảy dịch đầu núm vú cũng thường gặp trong ung thư. Tính chất dịch thường là dịch máu nhưng cũng có thể là dịch không màu hay dịch nhầy.
Một số bệnh nhân ung thư vú có thể bị đau lưng, vai gáy thay vì đau ngực. Đôi khi, dấu hiệu bệnh ung thư vú này có thể bị nhầm với những bệnh lý liên quan đến cột sống, dây chằng. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự xâm lấn của khối u vào các lớp cơ ở thành ngực, xương sườn hay xương sống.
Dấu hiệu ung thư vú ở bà bầu và cách tự kiểm tra ở nhà
Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng theo thống kê, có một số đối tượng sau có tỷ lệ mắc cao hơn:
Có thể bạn quan tâm:
Tự kiểm tra vú là việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú nhất là khi không có biểu hiện triệu chứng. Vì vậy, chị em cần kiểm tra vú thường xuyên, đều đặn hàng tháng để phát hiện những thay đổi tại tuyến vú của mình.
Thời điểm thích hợp nhất cho việc tự khám vú là sau kỳ kinh kết thúc vài ngày vì lúc này hàm lượng hormone sinh dục trong cơ thể khá ổn định, không ảnh hưởng đến tuyến vú. Với phụ nữ đã mãn kinh, nên kiểm tra vào một ngày cố định trong mỗi tháng cho dễ nhớ.
5 bước tự kiểm tra vú như sau:
Bước 1: Quan sát hình dáng ngực ở trạng thái cơ ngực thả lỏng và khi căng cơ ngực:
Bước 2: Kiểm tra vú khi vận động cơ ngực:
Bước 3: Kiểm tra núm vú:
Bước 4: Sờ nắn vú khi đứng:
Bước 5: Sờ nắn vú khi nằm:
Lưu ý khi tự kiểm tra vú tại nhà:
Ung thư vú là bệnh có thể phòng tránh được. Để hạn chế sự phát triển ung thư vú, chị em cần lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau:
Ung thư vú là một trong những bệnh nguy hiểm ở nữ giới. Hàng năm, có một tỷ lệ không nhỏ những người mắc ung thư vú tử vong, nhất là những bệnh nhân được phát hiện muộn. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, thực hiện tầm soát định kỳ là cách để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư vú có tiên lượng khá tốt, nhất là khi được phát hiện sớm. Cụ thể bảng dưới đây là tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh.
Giai đoạn | Tỷ lệ sống sau 5 năm |
0 | 99% |
I | 90% |
II | 70% |
III | 40% |
IV | 20% |
Trên đây là 7 dấu hiệu ung thư vú phổ biến, hay gặp và cách kiểm tra ung thư vú tại nhà khi không có biểu hiện triệu chứng. Nếu thấy một trong các dấu hiệu trên, chị em hãy đến Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt để được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ung thư vú thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời tại:
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.