Kiến thức bệnh ung thư

Ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa khỏi hay không?

5/5 - (1 bình chọn)

Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là một trong những ung thư phổ biến ở nam giới. Bệnh thường xuất phát từ lớp biểu mô ống tuyến. Nhìn chung bệnh xuất hiện ở nhóm nam giới lớn tuổi, và có tiến triển rất chậm (nhiều tháng đến nhiều năm) so với các loại ung thư phổ biến khác. Chính vì thế tiên lượng ung thư ở tuyến tiền liệt khá tốt, đặc biệt sau các điều trị hiệu quả.

Ung thư tuyến tiền liệt tuy là căn bệnh phổ biến nhưng có thể ngăn chặn được thông qua việc khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp. 

1. Dấu hiệu bệnh UTTTL

Giai đoạn đầu của bệnh, triệu chứng thường không rõ ràng hoặc có biểu hiện tương tự u phì đại lành tính nên rất khó phát hiện.

[Có thể bạn chưa biết] Ung thư tuyến tiền liệt: Có nguy hiểm không?

Các triệu chứng thường chỉ rõ ràng ở giai đoạn tiến triển, với các biểu hiện cảnh báo dưới đây:

  • Đau lưng, hông
  • Giảm cân
  • Đau vùng khung chậu
  • Tiểu đau buốt hoặc rát, không thể đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Tiểu đêm
  • Khó khăn trong việc duy trì cương cứng
  • Táo bón mãn tính và các vấn đề đường ruột khác

2. Nguyên nhân gây bệnh UTTTL ?

Nguyên nhân gây bệnh là do sự tăng trưởng đột biến của các tế bào ở tuyến tiền liệt, lâu ngày hình thành nên các khối u ác tính và gây bệnh cho các tổ chức khác trong cơ thể. Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ khác như:

  • Do tuổi tác: đàn ông tuổi càng cao thì khả năng bị UTTTL càng lớn. Các số liệu thống kê cho thấy chỉ có khoảng 10% số nam giới dưới 54 tuổi bị ung thư tiền liệt tuyến nhưng con số này đã tăng lên thành 65% khi họ bước sang khoảng 55 – 74 tuổi;
  • Yếu tố di truyền: những nam giới có người thân trong gia đình bị ung thư ở tiền liệt tuyến (bố hoặc anh em trai) thì nguy cơ bị bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường;
  • Chủng tộc: trong 3 chủng tộc người da trắng, da đen, da màu và da vàng thì người da màu có nguy cơ bị bệnh này cao nhất và người châu Á chiếm tỷ lệ mắc thấp nhất;
  • Các tác động khác: do các vấn đề về gen liên quan tới sự hình thành và sinh trưởng của tế bào ung thư, các yếu tố về môi trường, chế độ dinh dưỡng, tiếp xúc với hóa chất, hút thuốc, béo phì, viêm tuyến tiền liệt, lây bệnh qua đường tình dục, thắt ống dẫn tinh,…
  • Theo báo cáo của Viện Ung thư Quốc gia (NCI) của Hoa Kỳ, 5 – 10% số ca bệnh này là do di truyền.

[Có thể bạn chưa biết] Ăn gì để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

3. Làm thế nào để phát hiện bệnh UTTTL

  • Xét nghiệm PSA: giờ đây được áp dụng rộng rãi để dự đoán khả năng mắc bệnh. Lượng PSA càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Lượng PSA trong máu vượt quá 10 ng/mL sẽ gây ra 50% nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, xét nghiệm này không thể xác định được bạn có bị bệnh này hay không. Nếu phát hiện lượng PSA cao trong máu, bạn có thể cần phải thực hiện thêm các phương pháp kiểm tra khác như
  • Sinh thiết: Khi khám tuyến tiền liệt có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân sẽ được sinh thiết tuyến tiền liệt để tìm tế bào ung thư và đánh giá mức độ ác tính của khối u. Sinh thiết có thể thực hiện với gây tê tại chỗ.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Khi đã có chẩn đoán về khối u ác tính ở tuyến tiền liệt, bệnh nhân cần làm thêm xạ hình xương và chụp cộng hưởng từ MRI vùng chậu để đánh giá giai đoạn của ung thư.

4. Phương pháp điều trị: từ theo dõi cho tới phẫu thuật

Những bệnh nhân ở giai đoạn đầu thường không cần điều trị nhưng cần phải được giám sát tích cực. Ở những bệnh nhân này, nguy cơ ung thư lan ra ngoài tuyến tiền liệt là rất thấp. Bệnh nhân chỉ cần xét nghiệm PSA vài tháng một lần và làm sinh thiết mỗi năm một lần để đảm bảo rằng khối ung thư không trở nên ác tính hơn. Phát hiện ra bệnh càng sớm (di căn), ta sẽ càng bảo vệ được nhiều dây thần kinh.”

Với việc theo dõi tích cực, nhiều bệnh nhân mắc ung thư ít rủi ro có thể sống một cuộc sống bình thường trong nhiều năm trước khi tiến hành điều trị bệnh.

Khi bệnh đã tới giai đoạn cần điều trị, phẫu thuật thường là phương pháp giải quyết hiệu quả nhất. Phẫu thuật hoặc phẫu thuật kết hợp với xạ trị hoặc liệu pháp hormone là phương pháp điều trị UTTTL cơ bản nhất vì phương pháp này mang lại tỷ lệ sống sót về lâu dài cao nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Bùi H Điệp

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.