Máu lẫn trong phân hay còn gọi là chảy máu hậu môn có thể là hiện tượng đáng báo động và là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn như ung thư đại trực tràng, loại ung thư phổ biến nhất hiện nay về đường tiêu hóa. Trĩ và ung thư đại trực tràng là các bệnh lý rất khác nhau, tuy nhiên, cả hai bệnh này đều có thể gây ra hiện tượng máu lẫn trong phân.
Trên thực tế, trĩ là một phần bình thường của cơ thể. Trĩ là các cấu trúc bình thường ở hậu môn, chủ yếu bao gồm các mạch máu giúp duy trì khả năng kiểm soát việc đại tiện và ngăn phân rò rỉ ra ngoài. Khi sưng lên, trĩ bắt đầu gây khó chịu và có thể dẫn đến chảy máu, đau và ngứa. Tình trạng này được gọi là bệnh trĩ.
Hầu hết mọi người sẽ gặp phải vấn đề này tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống sinh hoạt vì phải rặn khi đi vệ sinh do bị táo bón, tiêu chảy, trong thời gian mang thai hoặc do thói quen đi vệ sinh xấu như ngồi trên bồn cầu quá lâu.
Có một số triệu chứng “cảnh báo” có thể gợi ý rằng hiện tượng chảy máu hậu môn có thể là do một tình trạng nghiêm trọng hơn như ung thư. Các triệu chứng này bao gồm:
Bệnh nhân nên tìm kiếm chăm sóc y tế sớm nếu gặp phải hiện tượng chảy máu hậu môn, đặc biệt là khi hiện tượng này đi kèm với các triệu chứng nêu trên vì phương pháp điều trị và kết cục của bệnh trĩ và ung thư là rất khác nhau.
Nội soi đại tràng là tiêu chuẩn vàng để kiểm tra đại tràng và trực tràng nhằm xác nhận nguyên nhân gây chảy máu hậu môn vì thủ thuật này đảm bảo chính xác và đồng thời cho phép thực hiện sinh thiết để xác nhận xem các bất thường được quan sát thấy, nếu có, có phải là do ung thư đại trực tràng hay không.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư đại tràng
Tìm hiểu thêm về nội soi đại tràng và đặt lịch khám với bác sĩ để biết thêm thông tin: 094 230 0707
Phương pháp điều trị bệnh trĩ bao gồm 3 khía cạnh: điều chỉnh lối sinh hoạt, dùng thuốc và phẫu thuật. Phương pháp điều trị nên được thiết kế riêng cho từng đối tượng và, tùy thuộc vào độ nặng của các triệu chứng, không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật. Việc điều trị nhằm mục đích giảm sưng và đưa búi trĩ về kích thước và vị trí bình thường trong hậu môn thay vì loại bỏ hoàn toàn, bởi nếu làm vậy sẽ khiến bệnh nhân bị mất khả năng kiểm soát việc đại tiện.
Chỉ khi đã áp dụng các phương pháp trên mà không thể khắc phục tình trạng bệnh hoặc khi các triệu chứng khởi phát ở mức nặng (ví dụ như đau, sưng hoặc chảy máu nặng) thì mới cần tiến hành phẫu thuật. Loại phẫu thuật cũng nên được thiết kế riêng cho từng đối tượng dựa trên các triệu chứng của bệnh trĩ, có thể bao gồm cắt bỏ, thắt hoặc cố định các mô trĩ bị sưng.
Trong phần lớn các trường hợp chảy máu hậu môn do ung thư đại trực tràng, phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị. Nếu được phát hiện sớm, ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm có tỷ lệ chữa khỏi rất khả quan.
Ung thư đại tràng giai đoạn 0 là khi ung thư chưa tăng trưởng qua lớp niêm mạc bên trong đại tràng hoặc trực tràng. Đối với các loại ung thư này thì phương pháp điều trị thông thường là cắt bỏ pô-lýp trong quá trình nội soi đại tràng. Bệnh nhân không cần thực hiện thêm phẫu thuật trừ khi không thể cắt bỏ pô-lýp hoàn toàn.
[Những điều nên lưu ý] Kiến thức ung thư đại trực tràng
Phẫu thuật nội soi: một số bệnh nhân có thể được thực hiện phẫu thuật nội soi cắt ung thư đại tràng. Với kỹ thuật này, một số dụng cụ nội soi được đưa qua thành bụng sau khi đã gây mê cho bệnh nhân. Vết rạch da sẽ nhỏ hơn và thời gian hồi phục thường nhanh hơn so với phẫu thuật mở kinh điển. Khi cắt bỏ ung thư thì phương pháp này cũng mang lại hiệu quả như phẫu thuật mở kinh điển.
Thủ thuật mở thông đại tràng điều trị ung thư đại trực tràng: bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thể cần thực hiện thủ thuật mở thông đại tràng tuy trường hợp này ít gặp. Đây là một phẫu thuật mở thông đại tràng ra ngoài ổ bụng (hậu môn nhân tạo) để đưa chất thải ra khỏi cơ thể; chất thải này sẽ đi vào một túi nhỏ mang trên người bệnh nhân.
Đôi khi phẫu thuật này chỉ là phương pháp tạm thời để giúp trực tràng hồi phục, nhưng cũng có thể là vĩnh viễn. Với kỹ thuật phẫu thuật hiện đại và việc áp dụng phương pháp xạ trị cũng như hóa trị trước khi phẫu thuật khi cần thiết, phần lớn bệnh nhân điều trị ung thư đại trực tràng không cần thực hiện thủ thuật mở thông đại tràng vĩnh viễn.
Phác đồ hoặc lịch hóa trị thường bao gồm số lần hóa trị cụ thể trong một khoảng thời gian. Bệnh nhân có thể dùng một loại thuốc trong một lần hoặc kết hợp nhiều loại thuốc cùng một lúc.
Hóa trị có thể được thực hiện sau phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Đối với một số bệnh nhân ung thư đại trực tràng, bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị và hóa trị trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước của khối u ở trực tràng và giảm nguy cơ tái phát ung thư.
[Có thể bạn chưa biết] Dịch vụ Hóa trị liệu tại Trung tâm Hóa trị Hưng Việt
Đối với ung thư đại trực tràng, phương pháp xạ trị thực hiện trước phẫu thuật gọi là điều trị tân hỗ trợ, nhằm thu nhỏ khối u để phẫu thuật cắt bỏ dễ dàng hơn. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu hủy các tế bào ung thư còn sót lại.
Để tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị hãy tham khảo ý kiến bác sĩ theo số điện thoại 094 230 0707.
Có thể bạn quan tâm:
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.