Chảy máu hậu môn : Dấu hiệu bệnh Trĩ hay ung thư đại trực tràng?

4/5 - (3 bình chọn)

Máu lẫn trong phân hay còn gọi là chảy máu hậu môn có thể là hiện tượng đáng báo động và là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn như ung thư đại trực tràng, loại ung thư phổ biến nhất hiện nay về đường tiêu hóa. Trĩ và ung thư đại trực tràng là các bệnh lý rất khác nhau, tuy nhiên, cả hai bệnh này đều có thể gây ra hiện tượng máu lẫn trong phân.

Trĩ là gì?

Trên thực tế, trĩ là một phần bình thường của cơ thể. Trĩ là các cấu trúc bình thường ở hậu môn, chủ yếu bao gồm các mạch máu giúp duy trì khả năng kiểm soát việc đại tiện và ngăn phân rò rỉ ra ngoài. Khi sưng lên, trĩ bắt đầu gây khó chịu và có thể dẫn đến chảy máu, đau và ngứa. Tình trạng này được gọi là bệnh trĩ.

Hầu hết mọi người sẽ gặp phải vấn đề này tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống sinh hoạt vì phải rặn khi đi vệ sinh do bị táo bón, tiêu chảy, trong thời gian mang thai hoặc do thói quen đi vệ sinh xấu như ngồi trên bồn cầu quá lâu.

Chảy máu hậu môn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
Chảy máu hậu môn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Khi nào cần quan ngại về ung thư đại trực tràng?

Có một số triệu chứng “cảnh báo” có thể gợi ý rằng hiện tượng chảy máu hậu môn có thể là do một tình trạng nghiêm trọng hơn như ung thư. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Dấu hiệu chảy máu hậu môn , mất máu tiếp diễn liên tục, khiến bệnh nhân trở nên tái nhợt, mệt mỏi và khó thở khi thực hiện các hoạt động gắng sức tối thiểu như đi bộ bình thường trên mặt đất bằng phẳng
  • Chán ăn và sụt cân đáng kể
  • Đại tiện ra chất nhầy kèm theo đau
  • Đại tiện ra phân nhỏ hoặc mảnh như bút chì
  • Thay đổi thói quen đại tiện như táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau

Bệnh nhân nên tìm kiếm chăm sóc y tế sớm nếu gặp phải hiện tượng chảy máu hậu môn, đặc biệt là khi hiện tượng này đi kèm với các triệu chứng nêu trên vì phương pháp điều trị và kết cục của bệnh trĩ và ung thư là rất khác nhau.

Nội soi đại tràng là tiêu chuẩn vàng để kiểm tra đại tràng và trực tràng nhằm xác nhận nguyên nhân gây chảy máu hậu môn vì thủ thuật này đảm bảo chính xác và đồng thời cho phép thực hiện sinh thiết để xác nhận xem các bất thường được quan sát thấy, nếu có, có phải là do ung thư đại trực tràng hay không.

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư đại tràng

Tìm hiểu thêm về nội soi đại tràng và đặt lịch khám với bác sĩ để biết thêm thông tin: 094 230 0707

Trĩ được điều trị bằng cách nào?

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bao gồm 3 khía cạnh: điều chỉnh lối sinh hoạt, dùng thuốc và phẫu thuật. Phương pháp điều trị nên được thiết kế riêng cho từng đối tượng và, tùy thuộc vào độ nặng của các triệu chứng, không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật. Việc điều trị nhằm mục đích giảm sưng và đưa búi trĩ về kích thước và vị trí bình thường trong hậu môn thay vì loại bỏ hoàn toàn, bởi nếu làm vậy sẽ khiến bệnh nhân bị mất khả năng kiểm soát việc đại tiện.

Chảy máu hậu môn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
Chảy máu hậu môn có thể báo hiệu biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
  • Một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của bất kỳ phương pháp điều trị nào nằm ở việc xác định nguyên nhân nền gây bệnh và các yếu tố kích thích gây chảy máu, đồng thời đảm bảo tình trạng này được khắc phục.
  • Người bệnh có thể lựa chọn hoặc được chỉ định điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp phẫu thuật như Longo, doppler; các thủ thuật như thắt dây chun, tiêm xơ, đốt laser, quang đông hồng ngoại (HCPT), dùng thuốc thoa tại chỗ, uống thuốc hoặc điều trị bằng các bài thuốc cổ truyền tại nhà. Các loại thuốc thường bao gồm Daflon giúp giảm sưng cũng như thuốc làm mềm phân khi bị táo bón.
  • Nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung 7-20g chất xơ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ xuất huyết và các triệu chứng dai dẳng của bệnh trĩ đến 50%. Điều chỉnh lối sinh hoạt bao gồm làm giảm tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, đảm bảo không rặn quá mạnh hay ngồi quá lâu trên bồn cầu (thường không quá 10 phút). Theo đó, người bệnh nên:● Bổ sung thực phẩm giàu Collagen như cá hồi, cá ngừ
    ● Tránh đồ ăn cay, nóng
    ● Tránh căng thẳng
    ● Tập các bài tập đại tiện
    ● Ngồi gối nệm khoét lỗ nếu làm các nghề phải ngồi lâu như tài xế xe đường dài, IT, thư ký văn phòng

Chỉ khi đã áp dụng các phương pháp trên mà không thể khắc phục tình trạng bệnh hoặc khi các triệu chứng khởi phát ở mức nặng (ví dụ như đau, sưng hoặc chảy máu nặng) thì mới cần tiến hành phẫu thuật. Loại phẫu thuật cũng nên được thiết kế riêng cho từng đối tượng dựa trên các triệu chứng của bệnh trĩ, có thể bao gồm cắt bỏ, thắt hoặc cố định các mô trĩ bị sưng.

Ung thư đại trực tràng được điều trị bằng cách nào?

Trong phần lớn các trường hợp chảy máu hậu môn do ung thư đại trực tràng, phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị. Nếu được phát hiện sớm, ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm có tỷ lệ chữa khỏi rất khả quan.

Thủ thuật cắt bỏ pô-lýp

Ung thư đại tràng giai đoạn 0 là khi ung thư chưa tăng trưởng qua lớp niêm mạc bên trong đại tràng hoặc trực tràng. Đối với các loại ung thư này thì phương pháp điều trị thông thường là cắt bỏ pô-lýp trong quá trình nội soi đại tràng. Bệnh nhân không cần thực hiện thêm phẫu thuật trừ khi không thể cắt bỏ pô-lýp hoàn toàn.

điều trị chảy máu hậu môn do ung thư đại tràng

[Những điều nên lưu ý] Kiến thức ung thư đại trực tràng

Phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi: một số bệnh nhân có thể được thực hiện phẫu thuật nội soi cắt ung thư đại tràng. Với kỹ thuật này, một số dụng cụ nội soi được đưa qua thành bụng sau khi đã gây mê cho bệnh nhân. Vết rạch da sẽ nhỏ hơn và thời gian hồi phục thường nhanh hơn so với phẫu thuật mở kinh điển. Khi cắt bỏ ung thư thì phương pháp này cũng mang lại hiệu quả như phẫu thuật mở kinh điển.

Thủ thuật mở thông đại tràng điều trị ung thư đại trực tràng: bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thể cần thực hiện thủ thuật mở thông đại tràng tuy trường hợp này ít gặp. Đây là một phẫu thuật mở thông đại tràng ra ngoài ổ bụng (hậu môn nhân tạo) để đưa chất thải ra khỏi cơ thể; chất thải này sẽ đi vào một túi nhỏ mang trên người bệnh nhân.

Đôi khi phẫu thuật này chỉ là phương pháp tạm thời để giúp trực tràng hồi phục, nhưng cũng có thể là vĩnh viễn. Với kỹ thuật phẫu thuật hiện đại và việc áp dụng phương pháp xạ trị cũng như hóa trị trước khi phẫu thuật khi cần thiết, phần lớn bệnh nhân điều trị ung thư đại trực tràng không cần thực hiện thủ thuật mở thông đại tràng vĩnh viễn.

Hóa trị

Phác đồ hoặc lịch hóa trị thường bao gồm số lần hóa trị cụ thể trong một khoảng thời gian. Bệnh nhân có thể dùng một loại thuốc trong một lần hoặc kết hợp nhiều loại thuốc cùng một lúc.

Hóa trị có thể được thực hiện sau phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Đối với một số bệnh nhân ung thư đại trực tràng, bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị và hóa trị trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước của khối u ở trực tràng và giảm nguy cơ tái phát ung thư.

[Có thể bạn chưa biết] Dịch vụ Hóa trị liệu tại Trung tâm Hóa trị Hưng Việt

Xạ trị

Đối với ung thư đại trực tràng, phương pháp xạ trị thực hiện trước phẫu thuật gọi là điều trị tân hỗ trợ, nhằm thu nhỏ khối u để phẫu thuật cắt bỏ dễ dàng hơn. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu hủy các tế bào ung thư còn sót lại.

Để tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị hãy tham khảo ý kiến bác sĩ theo số điện thoại 094 230 0707.

Có thể bạn quan tâm:

4/5 - (3 bình chọn)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt