Nội soi và Siêu âm nội soi trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa
5/5 - (1 bình chọn)
Nội soi và Siêu âm nội soi là hai phương pháp hiệu quả nhất để Tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Vậy làm thế nào để phân biệt hai phương pháp này và cách thực hiện, ý nghĩa của chúng ra sao? Hãy cùng Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội soi và Siêu âm nội soi đều giúp ích rất lớn trong chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa. Người bệnh có thể thực hiện từng thủ thuật theo tiến trình chẩn đoán và điều trị bệnh hoặc thực hiện cùng lúc theo yêu cầu của bác sĩ.
Để tránh nhầm lẫn cho người bệnh, cần phân biệt được nội soi và siêu âm nội soi trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa:
Nội soi
(Tiếng Anh: Endoscopy)
Siêu âm nội soi
(Tiếng Anh: Endoscopic ultrasound)
Nội soi là kỹ thuật sử dụng ống soi để quan sát trực tiếp bề mặt bên trong đường tiêu hóa.
Mục đích: Giúp phát hiện và đánh giá tổn thương nghi ngờ ung thư trên bề mặt ống tiêu hóa.
Nội soi không phát hiện ra được tổn thương nằm dưới lớp biểu mô phủ.
Siêu âm nội soi là sự kết hợp giữa kỹ thuật nội soi và siêu âm. Sử dụng dây nội soi có gắn đầu dò siêu âm giúp chẩn đoán và can thiệp những tổn thương về đường tiêu hóa.
Mục đích: Xác định được vị trí tổn thương ở ống tiêu hóa. Phát hiện và đánh giá mức độ phát triển xâm lấn phần mềm của các khối u trong đường tiêu hóa.
Siêu âm nội soi có thể phát hiện ra được tổn thương nằm dưới lớp biểu mô phủ.
1. Nội soi trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa là tên gọi chung của phương pháp nội soi dạ dày – tá tràng – đại tràng – trực tràng bằng một ống mềm có gắn camera ở đầu ống. Mục đích giúp chẩn đoán chính xác và dễ dàng các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là Ung thư đường tiêu hóa.
Đây là phương pháp hiện đại, được thực hiện phổ biến rộng rãi. Mặc dù Nội soi là phương pháp đầu tay trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa, nhưng vẫn cần sự hỗ trợ phối hợp của các phương pháp thăm khám khác. Bởi Nội soi không thể phát hiện ra những bất thường nằm dưới lớp biểu mô phủ.
1.1. Vai trò của Nội soi trong Tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa có vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Điều này được thể hiện qua việc:
Nội soi giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư: Có tới 80% ung thư đại tràng phát triển từ polyp đại tràng. Việc phát hiện và xử trí polyp đại tràng qua nội soi tiêu hóa là thủ thuật phổ biến, đem lại lợi ích lớn cho người bệnh.
Là phương pháp hiệu quả để chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa: Phát hiện bệnh sớm giúp điều trị hiệu quả, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Đồng thời rút ngắn thời gian nằm viện và tiết kiệm chi phí.
Giúp tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan tới ung thư: Như tắc ruột, ung thư di căn xâm lấn các tạng, hẹp môn vị. Việc nội soi kiểm tra đường tiêu hóa giúp phát hiện tổn thương sớm, xử trí trước khi xuất hiện biến chứng.
Những trường hợp chỉ định nội soi tiêu hóa là:
Tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản.
Người bị xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Đau thượng vị nghi ngờ: Loét dạ dày, hành tá tràng, ung thư dạ dày, viêm dạ dày, polyp dạ dày, hẹp môn vị.
Rối loạn đại tiện, tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân.
Mắc bệnh về đại trực tràng: Viêm túi thừa, viêm đại tràng có loạn sản nặng, ung thư đại trực tràng, viêm ruột mãn tính (Crohn).
Người có những bất thường được phát hiện khi chụp CT, chụp MRI, chụp X-quang, siêu âm.
Khi thực hiện các thủ thuật can thiệp: Như cắt polyp, lấy dị vật, điều trị xoắn đại tràng hoặc manh tràng hoặc cả hai.
Theo dõi trong quá trình điều trị: Soi kiểm tra định kỳ sau cắt polyp.
1.2.2. Trường hợp chống chỉ định
Các trường hợp chống chỉ định nội soi tiêu hóa bao gồm:
Người mắc các bệnh lý ở thực quản, có nguy cơ thủng thực quản khi nội soi như bỏng thực quản do hóa chất, xơ hẹp thực quản.
Người mắc bệnh lý mạn tính: Phình giãn động mạch chủ, suy tim, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, xơ gan cổ trướng nhiều, tụt huyết áp < 90/60 mmHg, người quá già yếu và suy nhược, bệnh nhân tâm thần không thể phối hợp.
Người mắc bệnh lý cấp tính: Viêm phúc mạc; thủng đại tràng, bệnh túi thừa cấp tính, tắc mạch phổi; đang trong tình trạng sốc; thai kỳ (3 tháng đầu và 3 tháng giữa).
1.3. 2 phương pháp nội soi tầm soát ung thư đường tiêu hóa
1.3.1. Nội soi tiêu hóa thường (Nội soi không gây mê)
Nội soi tiêu hóa thường là phương pháp nội soi tiêu hóa không gây mê hoặc chỉ gây mê tại chỗ. Bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn và phối hợp với bác sỹ thực hiện thủ thuật. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nên rất phổ biến.
Trước khi nội soi, bệnh nhân bắt buộc phải làm một số xét nghiệm cơ bản như: xét nghiệm viêm gan B, xét nghiệm đông máu, xét nghiệm HIV… để tránh các nguy cơ lây nhiễm khi tiến hành nội soi.
Cách thực hiện: Bệnh nhân nằm trên bàn phẫu thuật. Ống nội soi được đưa nhẹ nhàng vào dạ dày qua miệng (hoặc mũi). Bác sĩ nội soi sẽ khéo léo điều khiển đầu ống soi để quan sát hết bề mặt ống tiêu hóa trên từ thực quản tới tá tràng. Thời gian nội soi từ 5 – 7 phút.
Ưu điểm:
Cho hình ảnh trực quan sinh động tổn thương ống tiêu hóa.
Dễ dàng lấy bệnh phẩm sinh thiết, test HP, cắt polyp.
Nhược điểm:
Là xét nghiệm có xâm lấn, nếu thực hiện không gây mê thì người bệnh có thể bị đau.
Chỉ đánh giá được bề mặt tổn thương.
Chi phí: 600.000 – 800.000 VNĐ.
Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn.
1.3.2. Nội soi tiêu hóa không đau (Nội soi gây mê)
Nội soi tiêu hóa không đau là phương pháp nội soi tiêu hóa gây mê. Bệnh nhân ngủ một giấc ngắn trong lúc thực hiện thủ thuật, không nhớ hay có cảm giác gì về quá trình nội soi.
Phương pháp nội soi tiêu hóa không đau đòi hỏi ekip có bác sĩ gây mê và các phương tiện cấp cứu. Do đó, chỉ ở các cơ sở y tế lớn mới đáp ứng dịch vụ này.
Trước khi nội soi, bệnh nhân vẫn bắt buộc phải làm các xét nghiệm như: viêm gan B, đông máu, HIV… để tránh các nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời, thực hiện thêm xét nghiệm loại trừ các bệnh chống chỉ định gây mê như: rối loạn nhịp tim, dị ứng thuốc gây mê.
Cách thực hiện: Bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm, kích thước nhỏ có gắn camera đưa nhẹ nhàng vào dạ dày qua miệng (hoặc mũi) để quan sát khi bệnh nhân ở trạng thái được gây mê. Thời gian nội soi gây mê từ 10 – 15 phút, bệnh nhân tỉnh ngay sau 3 – 5 phút.
Ưu điểm:
Không gây đau cho bệnh nhân. Hoàn toàn loại bỏ cảm giác sợ sệt, khó chịu, buồn nôn, nghẹn khi ống soi đi qua họng miệng.
Bệnh nhân nằm yên nên việc quan sát hình ảnh nội soi thuận lợi, kỹ lưỡng, phát hiện được tổn thương ở khu vực khó, khuất. Đồng thời tránh các ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày.
Việc kiểm tra phản ứng thuốc gây mê trước khi nội soi kỹ lưỡng nên rất an toàn, các biến chứng giảm thiểu tối đa, cho kết quả chẩn đoán cao. Bệnh nhân nhanh chóng tỉnh táo sau nội soi.
Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn.
1.4. Chi phí nội soi tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Mức giá thay đổi tùy thuộc vào phương pháp thực hiện (nội soi gây mê hay không gây mê) và địa chỉ thăm khám.
Tầm soát ung thư đường tiêu hóa có nội soi gây mê thì giá sẽ cao hơn với nội soi không gây mê. Tuy nhiên, bệnh nhân nên chọn cơ sở y tế uy tín kết hợp cùng phương pháp tốt như nội soi gây mê để thực hiện, không nên ham giá rẻ gây mất an toàn cho bản thân.
1.5. Lưu ý khi nội soi tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Một số lưu ý khi nội soi đường tiêu hóa mà bệnh nhân cần tuân thủ:
Trước khi nội soi:
Bệnh nhân nhịn ăn trong thời gian khoảng 8 giờ trước khi soi dạ dày hoặc đại tràng.
Không uống rượu bia, đồ có gas, dùng chất kích thích trước khi nội soi.
Thông báo tình trạng bản thân, các bệnh lý đang gặp và các thuốc đang uống với bác sĩ trước khi thực hiện thủ thuật.
Trong khi thực hiện nội soi tiêu hóa
Tuyệt đối phối hợp với bác sĩ.
Nếu cảm thấy khó chịu, nôn buồn nôn, ra dấu với bác sỹ thực hiện, tuyệt đối không gồng giật người, nôn khạc.
Sau khi nội soi:
Cần ăn uống đồ lỏng như cháo, sữa.
Với nội soi gây mê, cần đặc biệt lưu ý:
Cần nghỉ ngơi khoảng 2 – 4 tiếng tại bệnh viện trước khi về để phòng ngừa các tai biến sau gây mê.
Không lái xe, điều khiển máy móc.
Người già cần có người thân ở bên chăm sóc, theo dõi sau nội soi gây mê ít nhất 3 giờ.
2. Siêu âm nội soi trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Siêu âm nội soi là sự kết hợp giữa nội soi và siêu âm. Qua việc sử dụng dây nội soi có gắn đầu dò siêu âm, có thể chẩn đoán và can thiệp những tổn thương về đường tiêu hóa. Với phương pháp này, bác sĩ có thể quan sát được bề mặt ống tiêu hóa và cả bên dưới lớp biểu mô, điều mà nội soi không làm được.
Sự kết hợp giữa nội soi và siêu âm được đánh giá rất cao. Kỹ thuật này có vai trò lớn trong việc chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm.
Ưu nhược điểm của phương pháp siêu âm nội soi trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa:
Ưu điểm:
Phát hiện, đánh giá mức độ xâm lấn của tổn thương ung thư tới tận các lớp phía dưới của ống tiêu hóa.
Đem lại kết quả chính xác và chi tiết hơn chụp CT và chụp MRI.
Nhược điểm:
Chỉ đánh giá được mức độ di căn tại chỗ. Đánh giá di căn xa cần phối hợp các phương pháp khác.
Chi phí của siêu âm nội soi gây mê đắt hơn siêu âm nội soi thường, và có thể xảy ra phản ứng phụ với thuốc gây mê.
2.2. Vai trò của Siêu âm nội soi trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Siêu âm nội soi có vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa, cụ thể biểu hiện ở:
Siêu âm nội soi giúp chẩn đoán các tổn thương tiền ung thư và giai đoạn ung thư: Qua đánh giá chi tiết phần mềm phía dưới niêm mạc ống tiêu hóa, Siêu âm nội soi xác định mức độ xâm lấn, số lượng hạch vùng, mức độ tăng sinh mạch, xâm lấn các tạng lân cận rất chi tiết mà MRI hay CT không có được hiệu quả tương tự.
Kết quả Siêu âm nội soi là bằng chứng quan trọng đưa tới quyết định can thiệp ngoại khoa hay không: Với một số trường hợp khó chẩn đoán như nghi ngờ ung thư đầu tụy hay ung thư tá tràng.
Các trường hợp chỉ định Siêu âm nội soi là:
Phát hiện bệnh lý viêm nhiễm đường ruột, nhu động thực quản khi nghi ngờ ung thư đường ruột.
Phát hiện và đánh giá tình trạng viêm loét dạ dày, các tổn thương tiền ung thư dạ dày.
Phát hiện ung thư đường tiêu hóa.
Chẩn đoán và phân loại ung thư.
Thực hiện các thủ thuật điều trị: Phá hủy đám rối thần kinh tạng để giảm đau. Điều trị co thắt thực quản.
2.3.2. Trường hợp chống chỉ định
Chống chỉ định thực hiện Siêu âm nội soi trong trường hợp:
Các bệnh lý ở thực quản có nguy cơ làm thủng thực quản: Sẹo hẹp thực quản do hóa chất, tiền sử thủng thực quản, rò thực quản…
Bệnh nhân bị suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, suy hô hấp cấp.
Chống chỉ định tương đối với các đối tượng:
Người già yếu, sức khỏe kém, cơ thể suy nhược.
Bệnh nhân mắc bệnh tâm thần khó phối hợp trong thực hiện thủ thuật.
Bệnh nhân bị vẹo cột sống, viêm phổi với biểu hiện ho nhiều.
2.4. Siêu âm nội soi bằng cách nào?
Sau khi kiểm tra hệ thống siêu âm nội soi và hệ thống gây mê hoạt động bình thường, bệnh nhân được bác sĩ bố trí nằm nghiêng trên bàn thủ thuật. Bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch bằng liều lượng thích hợp để chìm vào giấc ngủ, không có cảm giác đau và nằm yên phối hợp với bác sĩ.
Ống soi được đưa vào ống tiêu hóa, tới đoạn xuống tá tràng. Tùy mục đích nội soi mà đầu dò siêu âm được áp vào niêm mạc đường tiêu hóa và thực hiện thao tác siêu âm. Sau khi thực hiện hoàn tất thao tác, ống soi được rút từ từ.
Có thể quan sát hình ảnh siêu âm lẫn nội soi phát hiện các tổn thương còn lại. Thủ thuật siêu âm nội soi mất từ 1 – 2 tiếng, tùy độ phức tạp của thao tác siêu âm.
2.5. Chi phí Siêu âm nội soi trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Chi phí Siêu âm nội soi trung bình dao động từ 1.300.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, chi phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào phương pháp thực hiện và địa chỉ thăm khám. Bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện.
Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn.
2.6. Lưu ý khi Siêu âm nội soi tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Trước khi Siêu âm nội soi
Bệnh nhân cần nhịn ăn trong 6 giờ và sử dụng thuốc chống tạo bọt đường tiêu hóa trước 30 phút.
Trong khi Siêu âm nội soi
Bệnh nhân sẽ ngủ một giấc ngủ ngắn trong quá trình bác sĩ thực hiện thủ thuật.
Không nên quá lo lắng hay bồn chồn trước khi tiêm thuốc. Nếu có bất kỳ triệu chứng hay cảm giác khó chịu gì khi tiêm, cần thông báo ngay với bác sĩ để xử trí kịp thời.
Sau khi Siêu âm nội soi
Bệnh nhân có thể sẽ thấy khó chịu ở cổ họng. Tuy nhiên, cảm giác này là thoáng qua và không cần phải xử lý.
Không được điều khiển phương tiện, máy móc trong vòng 24 giờ sau gây mê.
Với người già, cần có người thân chăm sóc sau khi thực hiện thủ thuật tối thiểu là 3 giờ.
3. Địa chỉ Nội soi và Siêu âm nội soi tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Để thực hiện Nội soi và Siêu âm nội soi cho kết quả nhanh và chính xác, cần được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Một trong các bệnh viện hàng đầu về tầm soát ung thư đường tiêu hóa hiện nay có thể kể đến là Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.
Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt có đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại giúp tầm soát ung thư đường tiêu hóa hiệu quả. Đặc biệt, bệnh viện còn có dàn nội soi tiêu hóa bước sóng ngắn cùng hệ thống nội soi siêu âm hiện đại hàng đầu miền Bắc, nên bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả.
Để được tư vấn kỹ hơn về nội soi và siêu âm nội soi trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa, người bệnh có thể liên hệ với Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt theo hotline 094 230 0707
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt