Bệnh nhân ung thư thực quản không nên ăn gì? Sau khi phẫu thuật ung thư thực quản, bạn có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống. Bạn có thể bắt đầu ăn ngay sau khi bác sĩ kết thúc điều trị hoặc cũng có thể lên đén một vài tuần tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn.
Một chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bệnh nhân ung thư thực quản bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất, tuy nhiên cũng có một số loại thực phẩm mà bệnh nhân UT thực quản đặc biệt không nên ăn.
Sau khi tiến hành điều trị bệnh, người bệnh nên tránh những loại thực phẩm quá nhiều chất béo đặc biệt là những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Những thực phẩm chế biến sẵn và đã qua bảo quản trong thời gian dài như thịt xông khói, xúc xích, những loại thịt đóng hộp, đông lạnh…
Không nên ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, những thực phẩm được chế biến trực tiếp dưới nhiệt độ cao.
Không nên uống những loại đồ uống có ga hoặc sử dụng những chất lỏng súc miệng có chứa cồn.
Người bệnh nên bắt đầu ăn với một chế độ ăn với những thực phẩm mềm và tăng dần mức độ lượng thức ăn lên theo tình trạng bệnh.
Dần dần có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc lại, nhưng không nên ăn những thức ăn rắn, gây khó khăn trong việc nhai và nuốt. Đối với những thực phẩm từ thịt có thể nghiền ra cho dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn.
Một số người có thể dị ứng với đường trong sữa và có thể gây ra buồn nôn hoặc tiêu chảy. Hạn chế các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm sữa hoặc sữa đậu nành trong thời gian đầu. Các triệu chứng này có thể mất đi trong một vài tuần.
Nếu bạn phẫu thuật cắt bỏ một phần của dạ dày, bạn sẽ có cảm giác rất nhanh no vì dạ dày nhỏ hơn. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn và ăn thường xuyên trong ngày để có thể đảm bảo năng lượng được cung cấp cho cơ thể.
Nên ăn chậm và có thể uống nước trong khi ăn tránh tình trạng nghẹn và buồn nôn. Những bệnh nhân sau khi điều trị ung thư thực quản có thể thường xuyên gặp phải tiêu chảy, nên ăn một số thực phẩm như rau xanh và trái cây tươi để giảm các triệu chứng này. Nên hạn chế những thực phẩm từ sữa.
Nếu bạn điều trị với xạ trị, có thể bạn sẽ cần một chế độ ăn uống nhẹ nhàng hơn. Tránh các loại thực phẩm có thể gây nghẹn hoặc cảm thấy khó nuốt, như trái cây tươi và rau quả, thịt dai hay bánh mì giòn. Nếu gặp khó khăn trong việc nuốt cần trao đổi với bác sĩ ngay để có biện pháp giải quyết sớm nhất.
Điều quan trọng là duy trì chế độ dinh dưỡng tốt và trọng lượng. Những bệnh nhân duy trì trọng lượng có thể chịu đựng được điều trị tốt hơn và tránh bị gián đoạn điều trị.
Một chế độ ăn an toàn được các bác sĩ khuyến cáo là nên ăn những thực phẩm mềm, xay nhuyễn. Bao gồm trái cây và nước rau ép, và các nguồn protein tốt như sữa, sữa bột, đậu phụ, hoặc kem để giữ chất lượng dinh dưỡng cao. Uống bổ sung chất dinh dưỡng cũng có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.